CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Dự báo nhu cầu hàng nông sản xuất khẩu vào EU trong thời gian tới
EU là một thị trƣờng rộng lớn có nhu cầu rất phong phú và đa dạng về hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng. Dự kiến tác động của khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro năm 2013 sẽ chỉ ảnh hƣởng ở mức thấp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam do các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào châu Âu chủ yếu vẫn là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đây đang là nhóm mặt hàng xuất khẩu có mức tiêu thụ khá ổn định. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ban thƣ ký Tổ chức FAO (2014), mức tiêu thụ mặt hàng nông sản của EU khá ổn định là bằng chứng cho thấy tính thiết yếu của mặt hàng này cho dù ngành nông sản thế giới phải đối mặt với những cú sốc kinh tế, triển vọng tăng trƣởng sụt giảm trong thời gian dài và tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nƣớc EU. Ngoài ra, trong trung hạn, nhu cầu tiêu thụ chính là “động lực” và “guồng máy” kéo thị trƣờng nông sản vƣợt qua khó khăn. Tốc độ tiêu thụ tăng khá nhanh trong kỳ dự báo (2013-2022) sẽ tác động tích cực đến tình hình khó khăn hiện tại của thị trƣờng nông sản.
Trong giai đoạn 2013-2022, mức tiêu thụ hàng nông sản trên toàn thế giới đƣợc dự đoán tăng khá nhanh. Tại thị trƣờng các nƣớc phát triển nhƣ EU, nơi chi tiêu cho thực phẩm chỉ chiếm phần nhỏ trong chi phí sinh hoạt gia đình, tiêu dùng thực phẩm tăng hay giảm không phụ thuộc vào mức thu nhập và giá cả trên thị trƣờng do thị trƣờng đã bão hòa đối với tất cả các mặt hàng đƣợc đề cập trong Báo cáo đánh giá triển vọng nông sản thế giới 2013-2022 của tổ chức FAO. Dự kiến nhu cầu hàng nông sản của khối OECD, bao gồm các nƣớc EU, vẫn tăng song không tăng mạnh bằng các nƣớc đang phát triển.
Hình 4.1. Tỷ lệ % thay đổi mức tiêu thụ một số mặt hàng nông sản giữa năm 2022 so với mức trung bình giai đoạn 2010-12
Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ban thư ký Tổ chức FAO (2014)
Theo Hình 4,1, thị trƣờng EU sẽ có sự thay đổi mức tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, đặc biệt ở mặt hàng hạt có dầu, dầu thực vật và bông. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội cần xác định chiến lƣợc kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng này.
Theo Sở công thƣơng (2014), cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến đƣợc thành lập vào cuối năm 2015. Dự báo trƣớc thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN và các nƣớc khác sẽ tiếp tục tăng trƣởng ổn định. Cộng đồng Kinh tế ASEAN cùng các hiệp định FTA đã và sẽ góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam với đối tác EU.Hiệp định FTA Việt Nam - EU đang đƣợc Bộ Công Thƣơng tích cực đàm phán, ký kết sẽ góp phần mở rộng thị trƣờng hơn nữa và đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sang EU. Dự kiến xuất khẩu hàng nông sản của Hapro sẽ vẫn trên đà phát triển, quy mô buôn bán không ngừng gia tăng. Hapro (2014) xác định tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt trên 20% (Bùi Cƣ, 2014). Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại thƣơng Mỹ gần đây cũng chỉ ra rằng Thái Lan sẽ là nƣớc xuất khẩu gạo số một thế giới trong năm 2014. Tuy nhiên, sản lƣợng gạo năm 2015 kém khả quan hơn rất nhiều
sản đang có xu hƣớng giảm do diện tích trồng bị thu hẹp và điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi. Việt Nam là nƣớc có sản lƣợng chỉ sau Thái Lan, Ấn Độ, nếu tận dụng đƣợc ƣu thế thị phần thì rất có thể sẽ điều tiết đƣợc thị trƣờng thế giới, điều này sẽ thuận lợi cho Hapro. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là nông sản Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào giá cả thế giới, chất lƣợng các mặt hàng chƣa cao nên chỉ có thể xuất khẩu đƣợc với giá cả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Vấn đề ở chỗ Hapro cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu và tình hình giá cả thị trƣờng, tạo đƣợc nguồn hàng cung cấp ổn định với số lƣợng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu, các tiêu chuẩn của thị trƣờng khó tính nhƣ EU và đảm bảo bảo có thể cạnh tranh về chất lƣợng đối với hàng nông sản của các nƣớc khác.
4.2. Mục tiêu và định hƣớng xuất khẩu nông sản vào EU trong thời gian tới
Giai đoạn tới vẫn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với hàng xuất khẩu nông sản của Hapro trên thị trƣờng này vì EU đang giảm dần ƣu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển. Hơn nữa, thời kỳ này chúng ta đang ở thế bất lợi trong cuộc giành giật thị trƣờng với hàng xuất khẩu nông sản của Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Việc Trung Quốc ký hiệp định EU và sự dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 của các nƣớc ASEAN sẽ là yếu tố không thuận lợi trong các cố gắng cạnh tranh thị phần của Hapro. Do vậy, phƣơng án tối ƣu nhất để xâm nhập và có chỗ đứng vững chắc tới năm 2020 thì ngay lúc này Hapro cần phải xác định phƣơng hƣớng phát triển mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trƣờng EU đến năm 2020.
Theo Hapro (2014), Hapro xác định mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, trong đó ƣu tiên tập trung vào các mặt hàng có thế mạnh.Trong thời gian tới, Hapro tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản vào EU cả ở bề rộng và chiều sâu. Hapro xây dựng chuỗi sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản vào thị trƣờng EU.
nhóm hàng này sang EU, Hapro cần phải phát triển những vùng trồng chuyên canh để đảm bảo nguồn nguyên liệu lớn, ổn định và chú trọng đầu tƣ công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đối với cà phê, một số biện pháp sau nên đƣợc thực hiện: (1) Phát triển cà phê phải đƣợc tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo cân đối nƣớc - vƣờn và cân đối giữa hai chủng loại robusta-arabica; (2) Đầu tƣ đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê cấp độ cao vì cà phê cấp độ cao đƣợc thị trƣờng EU ƣa chuộng hơn và có khuynh hƣớng tiêu dùng tăng, hơn nữa xuất khẩu loại cà phê này thu đƣợc lợi nhuận cao hơn cà phê chế biến sâu; (3) Đổi mới tiêu chuẩn chất lƣợng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lƣợng để vừa nâng cao uy tín cà phê của Hapro trên thị trƣờng EU, vừa góp phần tăng thêm kim ngạch xuất khẩu; (4) Nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê Việt Nam; (5) Có chính sách đúng đắn trong thu hút nƣớc ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê. Đối với cây chè, các biện pháp sau cần đƣợc triển khai: (1) Chú trọng tới kỹ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái vì hiện nay những kỹ thuật này rất yếu kém. Nhiều hộ nông dân tham lợi nhuận trƣớc mặt nên thu hái chè không đúng quy định, không theo thời vụ, không đầu tƣ chăm sóc đầy đủ khiến vƣờn chè bị khai thác cạn kiệt, cây chóng suy thoái. Do đó, chất lƣợng nguyên liệu kém.
Trƣớc xu thế xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng EU nhƣ hiện nay, Hapro đầu tƣ mạnh mẽ hơn cho xuất khẩu vào các mặt hàng nông sản chất lƣợng cao, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, dây chuyền chế biến và bảo quản, bảo quản hàng nông sản xuất khẩu. Hapro sẽ xây dựng thêm kho chứa ở các tỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn bảo quản và chế biến nông sản.
Hapro tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ giữa các bạn hàng trong và ngoài nƣớc, không ngừng mở rộng quan hệ với những đối tác mới. Tuy nhiên, Hapro đặc biệt chú trọng thị trƣờng truyền thống EU, phải tranh thủ những ƣu đãi về thuế nhập khẩu của thị trƣờng này.