Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành và quản lý của Hapro

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) (Trang 69 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào

4.3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành và quản lý của Hapro

Xây dựng chiến lược phát triển ngành

Triển khai xây dựng 5 trung tâm dự trữ phân phối tại: Pháp Vân (Yên sở - Thanh Trì); Chợ đầu mối Đền Lừ (quận Hoàng Mai); kho hàng Xuân Nội (Đông Anh); trung tâm dự trữ phân phối Sóc Sơn; kho Dị Sử (Hƣng Yên). Đồng thời, Hapro nên xem xét đầu tƣ xây dựng, các trung tâm dự trữ phân phối nhằm đảm bảo nguồn hàng ổn định về chất lƣợng, số lƣợng cho toàn bộ mạng lƣới phân phối của Hapro.

Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới 44 địa điểm hiện có của Hapro và các công ty thành viên thành các siêu thị và trung tâm thƣơng mại. Hapro nên cải tạo, nâng cấp các điểm mạng lƣới hiện có kết hợp xây dựng mới để hình

tuyến phố. Ngoài ra, Hapro cần lên kế hoạch xây dựng phần mềm quản lý và phân phối các sản phẩm từ các kho đến các cửa hàng.

Xem xét đầu tƣ hoặc liên doanh, liên kết đầu tƣ xây dựng hạ tầng thƣơng mại mới ở các tỉnh, thành phố và khu vực khác nhƣ: Hà Tây, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dƣơng, ...

Phát triển nguồn nhân lực

Tái cơ cấu quản lý điều hành tại văn phòng Hapro để nâng cao khả năng và làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triển của Hapro. Đồng thời, Hapro nên sắp xếp lại và nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý, điều hành của các công ty thành viên.

Tiến hành tái quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân viên hiện có và tuyển dụng bổ sung những ngƣời có năng lực, có tiềm năng phát triển, có tƣ cách đạo đức tốt, phù hợp với yêu cầu phát triển của Hapro để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành giỏi đáp ứng nhu cầu cán bộ cho quá trình phát triển của Hapro.

Tiến hành các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ tiếp nhận chuyển giao kiến thức, kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị sản phẩm, kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế cho đội ngũ cán bộ nhân viên, trong đó nên ƣu tiên các đối tƣợng là cán bộ quản lý cấp chiến lƣợc (Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Đại diện quản lý nguồn vốn tại công ty thành viên), cán bộ trực tiếp điều hành quản lý kinh doanh, cán bộ xây dựng thị trƣờng, và đội ngũ nhân viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng; mở chƣơng trình đào tạo giám đốc doanh nghiệp, lựa chọn và cử các cán bộ có trình độ quản lý và năng lực kinh doanh có tƣ cách đạo đức tốt làm đại diện quản lý nguồn vốn của Hapro của các công ty thành viên.

Cần xây dựng và áp dụng các quy định, quy chế khen thƣởng đề bạt xứng đáng đi kèm với các hình thức kỷ luật nghiêm minh để khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ lực làm việc, phát huy sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự

Thành lập Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực Hapro để chủ động đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân viên thuộc Hapro cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp khác khi có điều kiện; cần có kế hoạch đào tạo chuyên sâu và định kì tổ chức giao lƣu cho các nhóm cán bộ theo chuyên ngành để nâng cao chất lƣợng nguồn lực đáp ứng nhu cầu công tác quản lí của hệ thống tổ chức công ty.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phƣơng thức quản lý nhân lực mới theo phƣơng pháp KPI (Key Performance Indicator - Chỉ số đánh giá công việc). KPI đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực hay chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực hay nhóm KPI nguồn nhân lực là những chỉ số đƣợc xây dựng nhằm đánh giá đƣợc hiệu quả, sự phát triển của các hoạt động thuộc chức năng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra. Đã đến lúc Hapro nên có một công cụ đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể hơn về chủ thể quan trọng, đó là ngƣời lao động, là đội ngũ công nhân viên và những vấn đề liên quan chặt chẽ tới nguồn nhân lực nhằm đồng thời vừa giúp doanh nghiêpk chọn đúng ngƣời cho đúng việc và đạt đƣợc mục tiêu của mình khi sử dụng lao động, vừa giúp ngƣời lao động có thể an tâm làm việc, cống hiến trong công việc. Phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng rất thành công ở Mỹ và các nƣớc Châu Âu.

Tăng cường hợp tác tổ chức hiệp hội ngành hàng và xây dựng thương hiệu

Để phát triển vững chắc và hƣớng tới mô hình tập đoàn kinh tế vào năm 2020, Hapro nên coi trọng và ƣu tiên thực hiện chƣơng trình xây dựng thƣơng hiệu mạnh một cách lâu dài và nhất quán.

Chƣơng trình xây dựng thƣơng hiệu của Hapro nên lựa chọn cách tiếp cận xây dựng thƣơng hiệu nhƣ sau: "Xây dựng thƣơng hiệu đồng bộ, toàn diện và bài bản từ trong cốt lõi của Hapro để tạo ra những giá trị thƣơng hiệu đã đƣợc hoạch định trƣớc, song song với đó sẽ phối hợp sử dụng tối ƣu các công cụ khác nhau để truyền tải những giá trị thƣơng hiệu của Hapro ra bên ngoài và đến với

khách hàng qua các kênh nghe, nhìn, giao tiếp và trải nghiệm đặc trƣng của sản phẩm, dịch vụ".

Phát triển quan hệ đối ngoại với khu vực EU

Lãnh đạo của Hapro cần lên kế hoạch xây dựng chiến lƣợc phát triển quan hệ đối ngoại phục vụ chiến lƣợc phát triển Hapro và nâng cao vị thế của Hapro trên thị trƣờng EU. Bên cạnh đó, Hapro cần thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, trung ƣơng và địa phƣơng, các tổ chức hợp pháp của Việt Nam ở nƣớc ngoài, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp trên phạm vi cả nƣớc nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Hapro.

Hapro cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc tham gia các hiệp định song phƣơng, thƣơng mại và đa phƣơng nhằm mở rộng tiếp cận thị trƣờng cho sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, những tác động ở tầm vĩ mô là vô cùng quan trọng trong việc phát triển thị trƣờng xuất khẩu và đảm bảo sự an toàn và bền vững cho hoạt động xuất khẩu. Việc tăng cƣờng phát triển quan hệ hợp tác lâu dài ở cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh giữa Việt Nam và các nƣớc EU, thực hiện ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng (đặc biệt với những nƣớc có nhu cầu nhập khẩu nông sản), duy trì quan hệ thƣơng mại bền vững ổn định sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, hạn chế tình trạng bị động. Đặc biệt, việc cải thiện quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các quốc gia EU còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tăng cƣờng mua bán trực tiếp với đối tác, từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của xuất khẩu. Những cuộc đàm phán nhằm nới lỏng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thống nhất hóa các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ... có ý nghĩa thiết thực mở đƣờng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi.

Thông qua các thƣơng vụ, các trung tâm thƣơng mại của Việt nam ở nƣớc ngoài để quảng bá và giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam tới thị trƣờng quốc tế, Hapro cần thiết lập các văn phòng đại diện thƣơng mại ở nƣớc ngoài, đặc biệt là tại những thị trƣờng nhập khẩu nông sản lớn và quan trọng.

Những văn phòng này ngoài chức năng giới thiệu thƣơng hiệu sản phẩm nông sản của Việt Nam, còn đóng một số vai trò khác nhƣ: Là cấu nối giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nhập khẩu, việc tìm hiểu nhu cầu về thị trƣờng nƣớc ngoài giúp Hapro định hình và phát triển sản phẩm theo những tiêu chí ngƣời nhập khẩu hƣớng tới, thu thập thông tin thị trƣờng, nắm bắt sự thay đổi, thị hiếu tiêu dùng tại nƣớc nhập khẩu, xu hƣớng giao dịch hàng nông sản tại các quốc gia nhập khẩu và cung cấp những thông tin này cho các doanh nghiệp trong nƣớc để định hƣớng sản xuất. Bên cạnh đó, những thông tin nhƣ biến động giá trên thị trƣờng thế giới, thị hiếu, khẩu vị của ngƣời tiêu dùng, chính sách liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần đƣợc cập nhật liên tục.

Hapro cần có chính sách hoàn thiện phƣơng thức tổ chức quản lý ngành hàng nông sản và kiểm soát chất lƣợng hàng nông sản. Để tạo ra một sản phẩm nông sản thành phẩm, rất nhiều khâu đƣợc thực hiện nhƣ trồng, chế biến, đấu trộn, đóng gói và bảo quản. Thị trƣờng EU là một thị trƣờng rộng lớn, tiềm năng nhƣng lại khắt khe và đặt ra những tiêu chuẩn rất cao về chất lƣợng sản phẩm. Trong khi dó, do sự thiếu liên kết giữa những ngƣời sản xuất nông sản cũng nhƣ đơn vị chế biến, xuất khẩu và hệ thống quản lý chƣa thực sự hiệu quả đã dẫn đến tình trạng đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm kém chất lƣợng. Do đó, để xây dựng đƣợc uy tín về thƣơng hiệu, uy tín về chất lƣợng của hàng nông sản Việt nam trên thị trƣờng EU, Hapro cần điều chỉnh cách tổ chức quản lý để tạo sự kết nối chặt chẽ, khoa học giữa các khâu canh tác, công nghệ chế biến, kho tàng và hệ thống phân phối sản phẩm. Cụ thể, Hapro không chỉ xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng đối với hàng nông sản thành phẩm mà còn phải xây dựng các tiêu chuẩn đối với việc trồng hàng nông sản, thu hoạch, chế biến và đóng gói; thiết lập và thực thi hệ thống kiểm soát chất lƣợng ở tất cả các khâu của hệ thống từ canh tấc đến nhà máy chế biến và đóng gói, đầu tƣ xây dựng hệ thống kiểm định chất lƣợng, đặc biệt là dự lƣợng hóa lý trong sản phẩm.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã giúp cho các quốc gia đƣa hàng hoá của mình vƣợt ra khỏi biên giới địa lý của một nƣớc để đi tới tận cùng ngõ ngách của thế giới. Theo đó, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên tất cả các lĩnh vực và hàng nông xuất khẩu cũng không phải là một ngoại lệ. Nhận thức đƣợc vấn đề này, đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

(Hapro)” là một nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp giúp doanh nghiệp nhanh

chóng cải thiện vị thế của mình trên thị trƣờng.

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng nông sản, đề tài cho thấy một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành nông sản xuất khẩu vào thị trƣờng EU. Có ý nghĩa rất thực tiễn , đặc biệt trong bối cảnh việt Nam mới ra nhập WTO, cho thấy đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu sang EU, hƣớng tới chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội. Hapro sẽ tiếp tục phát huy vai trò là một doanh nghiệp kinh tế thƣơng mại lớn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng Hapro là một đơn vị có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Trong điều kiện năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, các doanh nghiệp nƣớc ta nói chung và Hapro nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn nhƣ hạn chế về vốn và tiếp cận nguồn thông tin về thị trƣờng EU, trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế…, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ nhất định cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu. Hơn nữa, Hapro cần có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, tính đến những tác động của rào cản môi trƣờng của EU để có những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng EU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Lê Thị Bình, 2010. Năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản xuất khẩu

chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn

thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2011. Thị trường EU: Triển vọng hợp tác. Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Chiến lược phát triển nông

nghiệp-nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010.

Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam: Một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội

nhập ASEAN và AFTA. Hà Nội.

6. Chu Văn Cấp, 2003. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội.

7. Vũ Thu Chinh, 2010. Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất - Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) - Thực

trạng và giải pháp. Đại học kinh tế quốc dân.

8. Bùi Cƣ, 2014. “Hapro và dấu ấn 10 năm”. Tiếng nói Việt Nam, số 1.

9. Đào Lê Cƣờng, 2006. "Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập chiến lược

kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội từ nay đến 2010".

HAPRO 2006.

10.Nguyễn Bích Đạt, 2007. Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước

công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Hà Nội: Nxb.Chính trị quốc

gia.

13.Nguyễn Đình Long, 2001. Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu

nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều. Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn.

14.Phòng xuất nhập khẩu 5, Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội, 2010. Báo cáo

tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh. Hà Nội.

15.Phòng xuất nhập khẩu 5, Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội, 2012. Báo cáo

tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh. Hà Nội.

16.Phòng xuất nhập khẩu 5, Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội, 2013. Báo cáo

tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh. Hà Nội.

17.Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA, 2005. Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA.

18.Nguyễn Hoàng Sa, 2012. Kinh nghiệm xây dựng phát triển nông thôn ở Thái

Lan và Trung Quốc - Bài học đối với Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. Lao

động.

19.Sở Công thƣơng, 2014. Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với

thương mại Việt Nam. Hà Nội.

20.Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Đảng Cộng Sản Việt Nam với công tác cải cách

bộ máy hành chính và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hà Nội: Nxb.

Lao động.

21.Trần Thị Thƣờng, 2008. Xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam

trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đại học Ngoại Thƣơng.

22.Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) và Ban thƣ ký Tổ chức FAO, 2014. Tỷ lệ % thay đổi mức tiêu thụ một số mặt hàng nông sản giữa năm 2022 so với mức trung bình giai đoạn 2010-12.

23.Viện Nghiên cứu Khoa học thị trƣờng giá cả, 2000. Những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

24.Brian Wright, 1987. Trade barriers and other factors affecting exports of

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)