Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán nợ phải thu tại công ty cổ phần tập đoàn muối miền nam​ (Trang 45 - 49)

Nguồn: Công ty, 2016

3.6.Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển:

- Thuận lợi: vì đất nước ta trải dài là biển nên việc sản xuất muối là hết sức thuận lợi, nguồn cung dồi dào cho việc sản xuất. Đồng thời, những khách hàng là những đối tác làm ăn lâu năm với Tập đoàn nên đảm bảo được đầu ra ổn định. KẾ TOÁN XNK - LƯƠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP – THUẾ THỦ QUỸ

Đơn vị kế toán cấp dưới Cửa hàng TM và DV tổng hợp Chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư Phương Bắc …

Các nhân viên ở các đơn vị phụ thuộc Đơn vị kế toán trung tâm

- Khó khăn: tình hình thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mua, sản xuất muối. Đặc biệt là đối với mùa mưa, do đó công ty phải dự trữ một lượng muối lớn trong những mùa khô để đảm bảo có thể cung ứng muối đầy đủ trong những mùa mưa cho khách hàng. Vì vậy, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kho bãi dự trữ muối. Việc sản xuất muối còn thực hiện bằng thủ công khá nhiều nên phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình cung ứng muối cho khách hàng.

- Phương hướng phát triển: đầu tư các máy móc thiết bị nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất muối thay cho việc sản xuất bằng thủ công; đầu tư thêm kho bãi để tăng lương dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong những mùa sản xuất muối khó khăn; mở rộng thêm thị trường, ký kết các hợp đồng mới,…

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MUỐI MIỀN NAM 4.1.Chính sách nợ phải thu tại Công ty cổ phần Tập đoan muối miền Nam:

a) Xây dựng chính sách tín dụng:

Chính sách chiết khấu

Tại đây, Tập đoàn xác định chi phí tín dụng thương mại trong hàng trả chậm. Thông thường, công ty thường áp dụng thời hạn thanh toán là 2/10 net 30 hoặc 2/10 net 60 tùy vào từng khách hàng mà công ty áp dụng thời hạn chiết khấu khác nhau.

Chính sách thi hành

Tập đoàn quyết định những hình thức xử lý khi khách hàng nợ quá hạn thanh toán. Vì hầu hết những khách hàng của Tập đoàn là khách hàng thường xuyên nên khi có nợ quá hạn Công ty thường ráo riết đòi nợ mà không có chính sách cụ thể cho những khoản nợ quá hạn đó.

Chính sách tạm ứng

Tập đoàn có chính sách tạm ứng cụ thể trong doanh nghiệp. Người nhận tạm ứng trước hết phải là nhân viên của Tập đoàn, nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ mua nguyên vật liệu, vật dụng, sửa chữa… cho Tập đoàn. Khoản tạm ứng tối đa cho các nhân viên thông thường là 50.000.000/người/lần. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc phòng kinh doanh, cung ứng vật tư) phải được ban giám đốc chỉ định bằng văn bản và mức tạm ứng tối đa là 200.000.000/người/lần. Tuy nhiên viêc tạm ứng phải đảm bảo người nhận tạm ứng đã trả hết khoản tạm ứng trước đó thì mới được nhận khoản tạm ứng mới. Khoản tạm ứng sử dụng không hết phải hoàn lại cho công ty, nếu không thì sẽ xem xét trừ vào lương nhân viên hoặc xử lý theo quy định của công ty.

b) Tổ chức quản lý thu nợ:

Tổ chức công tác quản lý thu nợ theo chính sách thu nợ đã đề ra ở trong chính sách tín dụng của Tập đoàn. Việc thu hồi nợ này nên được giao cho kế toán thanh toán thực hiện.

Như vậy công tác quản lý các khoản phải thu rất khó khăn phức tạp bởi nó liên quan tới rất nhiều yếu tố, nhiều biến số kinh tế. Tuy nhiên việc quản lý tốt các khoản phải thu sẽ tránh cho các Tập đoàn tình trạng phải giải quyết các khoản phải thu khó đòi. Khi xuất hiện các khoản phải thu khó đòi Tập đoàn phải nhanh chóng xử lý.

4.2.Nội dung chi tiết các khoản phải thu tại Tập đoàn:

Sản phẩm chính tại Tập đoàn chủ yếu là muối chưa qua chế biến, hay nói cách khác là sản phẩm tạo ra trực tiếp từ biển nên Tập đoàn sẽ không phải nộp thuế đầu ra đối với sản phẩm muối.

4.2.1. Phải thu khách hàng:

4.2.1.1. Nội dung:

Kế toán nợ phải thu khách hàng là phản ánh các khoản nợ phải thu về tiền bán sản phẩm và tình hình thanh toán các khoản nợ đó của khách hàng trong khoản một thời gian đã được quy định trong hợp đồng.

4.2.1.2. Nguyên tắc hạch toán:

- Kế toán hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng theo tên khách hàng và được ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu của Tập đoàn là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua bán sản phẩm.

- Cuối kỳ kế toán tổng hợp công nợ theo từng khách hàng để biết được tình hình công nợ phải thu nhằm đưa ra các biện pháp thu hồi nợ để đảm bảo hoạt động của công ty.

4.2.1.3. Chứng từ sử dụng:

- Phiếu thu.

- Giấy báo có của ngân hàng. - Hóa đơn VAT.

- Bảng tổng hợp công nợ. - Hợp đồng,…

4.2.1.4. Kế toán chi tiết:

- Sổ chi tiết tài khoản 131. - Sổ tổng hợp 131.

- Sổ cái tài khoản 131. - Sổ nhật ký bán hàng.

4.2.1.5. Kế toán tổng hợp:

- Tài khoản sử dụng: TK 131_0X_YZ

YZ: mã khách hàng - Trình tự hạch toán:

Dựa vào các điều khoản thanh toán và giá trị trên hợp đồng, dựa vào bảng tổng hợp công nợ kế toán thanh toán lập phiếu thu và hóa đơn VAT, nếu khách hàng chưa trả tiền thì kế toán ghi tăng các khoản nợ phải thu (chi tiết theo từng khách hàng) vào phần mềm kế toán. Khi khách hàng thanh toán thì ghi giảm các khoản nợ phải thu và lên sổ chi tiết công nợ phải thu theo từng khách hàng, còn sổ tổng hợp và nhật ký bán hàng phần mềm sẽ tự động cập nhật.

4.2.1.6. Sơ đồ luân chuyển chứng từ:

Phòng kinh doanh Phòng kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán nợ phải thu tại công ty cổ phần tập đoàn muối miền nam​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)