3.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam: Nam:
3.1.1. Giới thiệu chung:
Là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với trên 14 Công ty thành viên và các Công ty liên kết, địa bàn hoạt động trải dài theo vùng biển duyên hải miền Trung từ Khánh Hòa đến Tiền Giang, Bến Tre, Tập đoàn muối miền Nam là một đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối ở Việt Nam.
Tên doanh nghiệp:Công ty cổ phần Tập đoàn muối miền Nam. (Viết tắt: Tập đoàn muối miền Nam).
Tên giao dịch: SOUTHERN SALT GROUP JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: SOSAL GROUP.
Hình thức doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Địa chỉ:173 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điện Thoại: (84).8.38298366 – (84).8.38238523 – (84).8.38244507 Fax: (84).8.38296329
Email: kd@sosalgroup.vn- nghiepvu@sosalgroup.vn Website: www.sosalgroup.vn
Các đơn vị thành viên:
- Công ty cổ phần muối Vĩnh Hảo. - Công ty TNHH Tín Hưng và Cộng Sự.
- Công ty cổ phần muối và thương mại Khánh Hòa. - Công ty cổ phần muối và thương mại Ninh Thuận. - Công ty cổ phần muối và thương mại Bình Thuận. - Công ty cổ phần muối và thương mại Bà Rịa Vũng Tàu. - Công ty cổ phần muối và thương mại Tiền Giang. - Công ty cổ phần muối và thương mại Bến Tre. - Công ty cổ phần muối và thương mại Hải Phòng. - Công ty cổ phần muối và thương mại Cần Giờ. - Công ty cổ phần đầu tư Sao Mai.
- Công ty cổ phần đầu tư đĩa ốc Phương Đông. - Công ty cổ phần đầu tư Phương Bắc.
- Cửa hàng Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp. - Chi nhánh Hà Nội.
Vốn điều lệ được xác định vào năm 2011 là: 500.000.000.000 VND (Năm trăm tỷ đồng).
Cơ cấu phân theo sở hữu:
STT Nội dung Tỷ lệ (%) Số cổ
phần
Giá trị cổ phần (đồng)
1 Cổ phần Nhà nước tại doanh
nghiệp
0,36 177.845 1.778.450.000
2 Cổ phần nhà đầu tư chiến lược (Công ty cổ phần Muối Vĩnh Hảo)
1,37 682.500 6.825.000.000 3 Trần Quang Phụng 67,47 33.734.455 337.344.550.000 4 Trần Nam Trung 29,80 14.900.000 149.000.000.000 5 Cổ đông khác (90 cổ đông) 1,00 457.700 4.577.000.000 Tổng cộng 100% 50.000.000 500.000.000.000 3.1.2. Lịch sử hình thành:
Tập đoàn Muối Miền Nam là doanh nghiệp được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà Nước công ty Muối Miền Nam, trực thuộc Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dự trữ và lưu thông mặt hàng muối trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tháng 7 năm 1977 Bộ Nội Thương (nay là Bộ Thương Mại) quyết định thành lập Công Ty Buôn Bán Muối Miền Nam trực thuộc Công Ty Muối TW.
Năm 1985, để thống nhất quản lý. Nhà Nước quyết định sát nhập Cục muối thuộc Bộ Công nghiệp thực phẩm với Công ty Muối Trung ương thành Tổng Công ty muối Việt Nam - Bộ nội thương.
Năm 1986 Bộ thương mại quyết định thành lập Công ty muối 3 trên cơ sở hợp nhất giữa Chi nhánh bao bì muối với Công ty muối Miền Nam.
Tháng 5/1993 Công ty Muối 3 được công nhận là một Doanh nghiệp Nhà Nước theo quyết định số 338/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và quyết định số 626/TM-TCCB của Bộ Thương Mại.
Tháng 12 năm 1997 Thủ Tướng Chính phủ ra quyết định chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà Nước về sản suất kinh doanh muối từ Bộ Thương Mại về Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
Tháng 3 năm 2002 Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn ra Quyết định 780/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/03/2002 đổi tên Công Ty Muối 3 thành: Công Ty Muối Miền Nam (Trực Thuộc Tổng Công Ty Muối)
Ngày 16/10/2006 Bộ NN PTNT ra QĐ số 2996/QĐ-BNN-ĐMDN phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty Muối Miền Nam thành công ty Cổ Phần Muối Và Thương Mại Miền Nam.
Ngày 08/08/2008 Đại hội đồng Cổ đông Công ty quyết định chuyển Công ty thànhTập đoàn Muối Miền Nam.
3.2.Cơ cấu tổ chức quản lý tại Tập đoàn Muối miền Nam:
3.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
TẬP ĐOÀN MUỐI MIỀN NAM
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy công ty
Nguồn: Công ty, 2016
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ
TỔNG GIÁM ĐỐC 1
PHÓ
TỔNG GIÁM ĐỐC 2
PHÓ
TỔNG GIÁM ĐỐC 3 KẾ TOÁN TRƯỞNG
VĂN PHÒNG TẬP ĐOÀN PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG PHÁP CHẾ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Chủ tịch tập đoàn: được bầu bởi thành viên HĐQT. Chủ tịch tập đoàn có thể kiêm Tổng giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chủ tọa cuộc họp HĐQT, Đại hội đồng cổ đông; tổ chức thông qua quyết định của HĐQT; giám sát quá trình thực hiện quyết định.
Tổng giám đốc: điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Tập đoàn; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc: có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc quản lý công việc hằng ngày tại Tập đoàn, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
Ban kiểm soát: thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Tập đoàn, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trong các hoạt động của Tập đoàn; thẩm định các báo cáo và đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên Đại hội đồng cổ đông;…
Kế toán trưởng: phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho HĐQT về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho Tập đoàn; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc của kế toán viên.
Các phòng ban khác: thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao góp phần vào việc phát triển của Tập đoàn.
3.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tập đoàn:
3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Công ty, năm 2016.
Kế toán trưởng: phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho HĐQT về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho Tập đoàn; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc của kế toán viên.
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP – THUẾ KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN XNK - LƯƠNG THỦ QUỸ
Kế toán tổng hợp - thuế: kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp; kiểm tra định khoản nghiệp vụ phát sinh; kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp,…
Kế toán thanh toán: quản lý các khoản phải thu – phải chi; kiểm soát hoạt động thu ngân; theo dõi quản lý quỹ tiền mặt; tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền; phối hợp với các bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước,…
Kế toán XNK – lương: làm hồ sơ kê khai thuế hải quan; chứng từ XNK; cập nhật thông tin về tỷ giá ngoại tệ trong ngày; lập bảng lương hàng tháng cho CNV;…
Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, hàng tuần đối chiếu với kế toán tổng hợp.
3.3.2. Hệ thống sổ sách áp dụng tại Tập đoàn:
Áp dụng hình thức Nhật ký chung kết hợp xử lý số liệu bằng máy tính.
Trình tự luân chuyển chứng từ:
- Hàng ngày căn cứ chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu nhập vào máy tính, sau đó ghi trực vào Nhật ký chung.
- Căn cứ số liệu ghi trên Nhật ký chung để ghi vào tài khoản phù hợp với Sổ Cái.
- Số liệu liên quan đến số thẻ cũng được ghi vào sổ, thẻ chi tiết tương ứng.
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày: dựa vào các chứng từ đã kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt. Sau đó căn cứ số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán đã phát sinh.
- Cuối quý, hàng năm:
Cộng tổng số phát sinh Nợ/Có, tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản để làm căn cứ để lập Bảng cân đối số phát sinh.
Tổng hợp số liệu trên Sổ, thẻ chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết. Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết với số phát sinh
Nợ/Có và số dư cuối từng tài khoản trên Sổ Cái.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu có sự trùng khớp giữa số liệu trên Sổ Cái và Bảng Tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI BẢNG TỔNG
HỢP CHI TIẾT
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự chứng từ
Nguồn: Công ty, 2016
Chú thích: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra
3.3.3. Hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm 5 loại chứng từ kế toán:
- Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,…
- Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bản kê mua hàng,… - Bán hàng: bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; thẻ; hóa đơn thuế GTGT.
- Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, bảng kiểm kê quỹ,…
- Tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ,…
3.3.4. Hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản được áp dụng theo phụ lục 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm 8 loại tài khoản chứa 76 tài khoản cấp 1
3.3.5. Hệ thống báo cáo kế toán:
Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng theo biểu mẫu BCTC của Thông tư 200/2014/TT-BTC.
3.3.6. Chính sách kế toán áp dụng tại Tập đoàn:
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/20XX và kết thúc ngày 31/12/20XX.
Đơn vị tiền tệ: tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ quy đổi ra tiền đồng theo tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân hàng.
Phương pháp kế toán TSCĐ:
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: nguyên giá – GTHM lũy kế. Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Phương pháp đánh giá HTK: Bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp hạch toán ngoại tệ:
Quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và cuối kỳ hạch toán vào chi phí và doanh thu tài chính.
3.3.7. Hệ thống thông tin kế toán tại Tập đoàn:
Tập đoàn sử dụng hệ thống thông tin bán thủ công: sử dụng phần mềm kế toán TAFi đồng thời ghi sổ nhật ký trực tiếp.
Ưu điểm: cập nhật thông tin nhanh chóng, dễ xử lý khi sai sót trên máy,…
Khuyết điểm: chi phí cao khi sử dụng phần mềm kế toán, mất nhiều thời gian khi tìm kiếm lỗi sai trên sổ sách,…
3.4.Tình hình công ty trong những năm gần đây:
Tình hình hoạt động của Tập đoàn có sự gia tăng đáng kể trong 3 năm gần đây từ năm 2013 đến năm 2015. Doanh thu tăng đều qua các năm: đạt 198.598.133.236 đồng năm 2013; 211.349.133.968 đồng năm 2014 tăng 6,42% so với năm 2013 và đạt 226.387.675.600 năm 2015 tăng 7,12% so với năm 2014. Tuy nhiên cũng có sự gia tăng chi phí đáng kể qua các năm: đạt 195.156.517.203 đồng năm 2013; 207.530.235.965 đồng, tăng 6,34% so với năm 2014 và 222.020.586.700 năm 2015, tăng 6,98% so với năm 2014. Từ đó ta có thể so sánh được lợi nhuận trước thuế: đạt 3.441.616.033 đồng năm 2013; 3.818.898.003 đồng năm 2014, tăng 10,96% so với năm 2013 và đạt 4.367.088.900 đồng tăng 14,35%. Qua đây cho thấy hoạt động của công ty khá ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng làm ăn với nhiều đối tác, đồng thời tỷ giá hối đoái có sự gia tăng cũng làm gia tăng doanh thu xuất khẩu, từ đó tác động không nhỏ đến sự phát triển của Tập đoàn.
Đồ thị 3.1: Tình hình công ty trong những năm gần đây
Nguồn: Công ty (2016) 175 180 185 190 195 200 205 210 215 220 225 230
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu Chi phí
3.5.Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức công tác kế toán tại Tập đoàn theo hình thức phân tán. Ngoài bộ phận kế toán ở trụ sở chính, Tập đoàn còn có các bộ phận kế toán được thiết lập tại các đơn vị thành viên. Nguyên nhân chủ yếu là do Tập đoàn muối miền Nam là một công ty lớn trải dài khắp cả nước do đó việc quản lý sẽ khó khăn nếu thực hiện hình thức kế toán tập trung, từ đó có thể kiểm soát hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Sơ đồ 3.4: Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Tập đoàn
Nguồn: Công ty, 2016
3.6.Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển:
- Thuận lợi: vì đất nước ta trải dài là biển nên việc sản xuất muối là hết sức thuận lợi, nguồn cung dồi dào cho việc sản xuất. Đồng thời, những khách hàng là những đối tác làm ăn lâu năm với Tập đoàn nên đảm bảo được đầu ra ổn định. KẾ TOÁN XNK - LƯƠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP – THUẾ THỦ QUỸ
Đơn vị kế toán cấp dưới Cửa hàng TM và DV tổng hợp Chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư Phương Bắc …
Các nhân viên ở các đơn vị phụ thuộc Đơn vị kế toán trung tâm
- Khó khăn: tình hình thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mua, sản xuất muối. Đặc biệt là đối với mùa mưa, do đó công ty phải dự trữ một lượng muối lớn trong những mùa khô để đảm bảo có thể cung ứng muối đầy đủ trong những mùa mưa cho khách hàng. Vì vậy, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kho bãi dự trữ muối. Việc sản xuất muối còn thực hiện bằng thủ công khá nhiều nên phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình cung ứng muối cho khách hàng.
- Phương hướng phát triển: đầu tư các máy móc thiết bị nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất muối thay cho việc sản xuất bằng thủ công; đầu tư thêm kho bãi để tăng lương dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong những mùa sản xuất muối khó khăn; mở rộng thêm thị trường, ký kết các hợp đồng mới,…
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MUỐI MIỀN NAM 4.1.Chính sách nợ phải thu tại Công ty cổ phần Tập đoan muối miền Nam:
a) Xây dựng chính sách tín dụng:
Chính sách chiết khấu
Tại đây, Tập đoàn xác định chi phí tín dụng thương mại trong hàng trả chậm. Thông thường, công ty thường áp dụng thời hạn thanh toán là 2/10 net 30 hoặc 2/10 net 60 tùy vào từng khách hàng mà công ty áp dụng thời hạn chiết khấu khác nhau.
Chính sách thi hành
Tập đoàn quyết định những hình thức xử lý khi khách hàng nợ quá hạn thanh toán. Vì hầu hết những khách hàng của Tập đoàn là khách hàng thường xuyên nên khi có nợ quá hạn Công ty thường ráo riết đòi nợ mà không có chính sách cụ thể cho những khoản nợ quá hạn đó.
Chính sách tạm ứng
Tập đoàn có chính sách tạm ứng cụ thể trong doanh nghiệp. Người nhận tạm ứng trước hết phải là nhân viên của Tập đoàn, nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm