Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với DNNVV đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 64 - 67)

3.1 Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với DNNVV đổi mới công nghệ nghệ

3.1.1 Bối cảnh quốc tế

3.1.1.1 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, biểu hiện quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nƣớc để duy trì sự cạnh tranh và lợi ích của quốc gia.

Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thƣờng xuyên đổi mới và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phƣơng thức tổ chức quản lý, đang đƣợc đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Đặc biệt, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền thông, xu hƣớng phổ cập Internet, phát triển thƣơng mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp.

Đối với các nƣớc đang phát triển nếu không chủ động tự đổi mới, cải cách hành chính, chuẩn bị hạ tầng cho việc phát triển kinh tế thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và hệ quả là các DNNVV chậm đổi mới công nghệ, chất lƣợng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của các thị trƣờng quốc tế dẫn tới thua thiệt trong việc xuất khẩu vào thị trƣờng quốc tế.

3.1.1.2 Xu hƣớng phát triển khoa học và công nghệ

Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, có ảnh hƣởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài ngƣời. Các nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên đang có xu hƣớng tích cực chuyển thành nền

kinh tế dựa vào tri thức; các nƣớc đang phát triển đứng trƣớc cơ hội có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi doanh nghiệp, quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.

Thời gian đƣa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trƣờng các công nghệ tiên tiến.

Để thích ứng với bối cảnh trên, các nƣớc phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trƣờng; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lƣợng, gây ô nhiễm cho các nƣớc đang phát triển. Nhiều nƣớc đang phát triển dành ƣu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tƣ cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ cho DN đặc biệt là DNNVV theo một số hƣớng công nghệ cao chọn lọc; tăng cƣờng cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

3.1.2 Bối cảnh trong nƣớc

Sau 25 năm đổi mới, nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới. Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục khẳng định con đƣờng đổi mới theo hƣớng đẩy mạnh CNH, HĐH để đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thoả thuận, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là

thành viên; tăng cƣờng đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân, đặc biệt là hỗ trợ mạnh mẽ khu vực DNNVV; đẩy mạnh cải cách hành chính, v.v...

Trong bối cảnh đó, việc các DNNVV đổi mới công nghệ chính là những đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả và sức khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

3.1.3 Cơ hội và thách thức 3.1.3.1 Cơ hội 3.1.3.1 Cơ hội

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đƣờng lối đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, các DNNVV ở nƣớc ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài để nhanh chóng tăng cƣờng năng lực công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, các doanh nghiệp trong nƣớc có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ và hiệu quả kinh tế so với doanh nghiệp ở các nƣớc đi trƣớc. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nƣớc ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.

Quá trình đổi mới đất nƣớc đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển của DNNVV ở nƣớc ta trong thời gian tới, đặc biệt là sự cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế đã thúc đẩy DNNVV đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.

3.1.3.2 Thách thức

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hƣởng sâu, rộng đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của DN: giá đầu vào tăng cao, việc huy động các nguồn lực bị hạn chế, khó khăn trong lao động và nguồn vốn vay, bất ổn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và cuối cùng là kết

quả, hiệu quả hoạt động của DN bị giảm sút. Thách thức lớn nhất đối với quá trình đổi mới công nghệ ở các DNNVV nƣớc ta hiện nay là phải nâng cao năng lực về công nghệ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vốn đầu tƣ từ ngân sách còn hạn chế, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực.

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ sẽ tiếp tục dần nhƣờng chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Vì vậy, các chính sách nếu không có tác dụng sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lƣợng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực về thu hút đầu tƣ và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.

Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, nƣớc ta đang đứng trƣớc những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vƣợt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Trƣớc những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ tăng cƣờng năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và công nghệ lạc hậu ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)