Khái niệm và vai trò của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 26 - 27)

1.2 Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

Thuật ngữ “chính sách” đang đƣợc sử dụng phổ biến trên báo chí, các phƣơng tiện truyền thông và đời sống xã hội, hiểu quan điểm phổ biến này, chính sách là phƣơng thức hành động đƣợc một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại; còn chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội lặp đi lặp lại, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của đất nƣớc.

Về phía Nhà nƣớc, chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định; đặt ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở những nhà quản lý quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó, các chính sách hƣớng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong bộ máy nhà nƣớc vào việc thực hiện các mục tiêu chung.

Thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về đổi mới khoa học và công nghệ, Luật Khoa học và công nghệ nêu vấn đề cơ bản của chính sách đổi mới công nghệ là “khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao

trình độ công nghệ” (Khoản 6 Điều 6 Luật Khoa học và công nghệ 2000). Từ những quan điểm về chính sách nói chung và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ nói riêng, ta có thể rút ra khái niệm về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ở Việt Nam nhƣ sau: “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả cho hệ thống các doanh nghiệp này, nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hƣớng hội tu ̣ kinh tế giữa các nƣớc thu nhâ ̣p thấp và các nƣớc thu nhâ ̣p cao, các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng đang nổi lên không nhất thiết phải đầu tƣ vào nghiên cứu cơ bản mà chỉ cần ứng du ̣ng và cải tiến để thích ứng với công nghệ đã có sẵn. Do đó, bên cạnh vai trò của các chính sách phát triển DNNVV nói chung, ở cấp độ vĩ mô, chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ có vai trò tạo ra động lực tiến tới tăng năng suất, tiền lƣơng, mức sống và tăng trƣởng GDP, thu đƣợc một số thành tựu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung, tự cung, tự cấp sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 26 - 27)