2.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ
2.3.2 Những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ
2.3.2.1 Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ƣu đãi tín dụng từ các Quỹ hỗ trợ do Nhà nƣớc quản lý
Chính sách và quá trình thực hiện chính sách hoàn thuế còn chậm giải quyết cho doanh nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hoàn thuế thƣờng bị kéo dài hơn so với quy định. Điều này dẫn tới vốn của doanh nghiệp tồn đọng tại cơ quan thuế, để bù đắp phần vốn thiếu hụt, tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải vay tín dụng.
Để tiến hành đổi mới công nghệ, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ứu đãi từ các nguồn chính: các chƣơng trình kinh tế, kỹ thuật; các chƣơng trình trọng điểm của nhà nƣớc; kinh phí nghiên cứu khoa học của các bộ, ngành, địa phƣợng và tín dụng ƣu đãi đƣợc cấp bởi các Quỹ hỗ trợ do nhà nƣớc quản lý, tuy nhiên DNNVV vẫn chƣa phải đối tƣợng chính đƣợc nhận ƣu đãi của các Quỹ.
2.3.2.2 Hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu quả
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã xây dựng nhiêu cơ chế, chính sách ƣu đãi tới việc chuyển giao công nghệ qua thu hút FDI. Tuy nhiên quy mô và hiệu quả không cao. Trình độ lao động thấp, năng lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nƣớc, và sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc là những hạn chế cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam. Các doanh nghiệp chỉ thực hiện những khâu đơn giản nhất trong dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, còn việc thiết kế, xác định dung lƣợng và các khâu tinh vi khác đều đƣợc quyết định bởi công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Đây là mô hình gia công giản đơn điển hình, dựa vào nguồn lao động rẻ, tiêu tốn năng lƣợng, đòi hỏi giao thông và hạ tầng logistic
tốt và cạnh tranh dựa trên giá. Với mô hình này thì sẽ rất khó có thể tạo ra tác động tràn tích cực từ khu vực FDI
2.3.2.3 DNNVV nghiên cứu và triển khai trong nƣớc hạn chế
Mặc dù số lƣợng các tổ chức khoa học công nghệ tăng lên đáng kể, nhƣng chất lƣợng hoạt động và năng lực sáng tạo công nghệ của các tổ chức này còn thấp và số tổ chức KHCN trong các trƣờng đại học và khu vực ngoài nhà nƣớc còn rất thấp. Đầu tƣ hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm dƣới 2% tổng chi ngân sách nhà nƣớc, kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc ứng dụng vào thực tiễn chỉ rất ít do lỗi thời hoặc không còn phù hợp.
Về đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam rất thấp so với yêu cầu phát triển nền kinh tế và nhịp độ tăng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian gần đây. Trong vòng 10 năm (2001-2010), tỷ lệ ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm dƣới 2% tổng chi ngân sách cả nƣớc hàng năm. So với các nƣớc thì mức đầu tƣ này thấp hơn nhiều: Việt Nam 0,05% GDP, Trung Quốc 1,8% GDP, Hàn Quốc 2,8% GDP. Mức đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp lại càng thấp hơn. Nếu tính tổng vốn đầu tƣ cho đổi mới công nghệ thì tỷ lệ đó của các DN Việt Nam vào khoảng 0,2- 0,5% doanh thu, trong đó đầu tƣ cho R&D chỉ khoảng 0,01% doanh thu, thấp hơn so với Ấn Độ hiện là 5%, Hàn Quốc 10%. Đặc biệt, nếu xét riêng 28 tổng công ty nhà nƣớc 90- 91, mặc dầu chiếm tới 60% tổng vốn đầu tƣ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cả nƣớc, nhƣng tỷ lệ đầu tƣ cho hoạt động R&D chỉ chiếm 0,05-0,1% doanh thu[6].
Theo kết quả tham khảo ý kiến các nhà khoa học, công nghệ do Bộ Khoa học và công nghệ thực hiện năm 2013. Vấn đề gây khó khăn nhất đối với ngƣời làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tƣ, có đến 81% ý kiến cho rằng thủ tục đầu tƣ còn
rƣờm rà, tốn thời gian, 79% ý kiến cho rằng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc còn dàn trải, nhỏ lẻ.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về đầu