Các tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 33 - 35)

Hiện nay, ở Việt Nam còn thiếu các tiêu chí để đánh giá chính sách nói chung một cách khoa học, trong đó có chính sách hỗ trợ DNNVV ĐMCN. Nhiều mục tiêu chính sách lại đƣợc thể hiện dƣới dạng định tính, không rõ ràng, trong trƣờng hợp đó việc đánh giá chính sách theo mục tiêu đề ra có thể không phản ánh hết các giá trị của chính sách. Để đánh giá chính sách, về nguyên tắc, phải có các bộ tiêu chí đánh giá đƣợc thiết kế đối với từng loại chính sách. Việc thiếu các tiêu chí đánh giá khiến cho việc đánh giá không toàn diện, đầy đủ, mang tính phiến diện. Qua nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên quan tới chính sách và tài liệu nƣớc ngoài [27] về đánh giá chính sách, có thể xác định đƣợc những tiêu chí cơ bản sau:

- Tính hiệu quả của chính sách (efficiency) phản ánh tƣơng quan so sánh giữa kết quả do chính sách mang lại với nguồn lực (resources) đã bỏ ra. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích thƣờng đƣợc sử dụng để xác định hiệu quả của chính sách. Nếu không quan tâm tính toán hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực thực thi chính sách. Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chính sách công. Song việc đánh giá hiệu quả của chính sách cũng là khâu khó khăn trong đánh giá chính sách, bởi lẽ các hiệu quả (thể hiện qua hiện trạng, kết quả đạt đƣợc) đôi khi định tính, rất khó đo lƣờng.

- Tính hiệu lực của chính sách (effectiveness) phản ánh mức độ tác động, ảnh hƣởng của chính sách đó đạt đƣợc các mục tiêu chính sách đề ra. Trên thực tếm mục tiêu đƣợc đề ra thƣờng quá rộng, chung chung, không rõ ràng, khi đó dù các chính sách có đƣợc thực thi trên thực tế theo mục tiêu đề ra, thì cũng rất khó xác định vấn đề chính sách đã đƣợc giải quyết đến đâu. Mặt khác khi xem xét tính hiệu lực của chính sách, chúng ta không biết những gì sẽ xảy ra nếu chính sách không đƣợc ban hành (giả thiết ngƣợc).

Cả hai tiêu chí trên hiện nay đều thu đƣợc sự đồng thuận của những ngƣời đánh giá chính sách quốc tế, gộp thành tiêu chí ảnh hƣởng (impact) và tiêu chí tƣơng quan (relevance), từ đó hình thành khái niệm, phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của chính sách (Impact Assessment).

- Tính bền vững, ổn định của chính sách, tiêu chí này phản ánh hiệu lực, hiệu quả của chính sách đƣợc duy trì trong thời kỳ, giai đoạn mà chính sách đƣợc thực hiện.

- Ngoài ra, ở Việt Nam còn xem xét chính sách theo các tiêu chí kỹ thuật, quy trình ban hành chính sách, tiêu chí này đánh giá:

Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành chính sách. Tiêu chí này đánh giá về nhu cầu, giải thích lý do của việc ban hành chính sách.

Thứ hai, tiêu chí về sự phù hợp của nội dung chính sách dự kiến ban hành với đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Đồng thời, chính sách phải hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật và tƣơng thích với điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chính sách cũng phải tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản có quy định chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ ba, đánh giá tính khả thi của chính sách, xem xét sự phù hợp giữa chính sách với điều kiện kinh tế - xã hội; có cơ chế bảo đảm thực thi chính sách theo hƣớng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thực hiện. Các biện pháp thực hiện chính sách phải phù hợp với chủ trƣơng cải cách hành chính và sự phù hợp của chính sách với điều kiện thực tế về nguồn tài

chính, nguồn nhân lực để thi hành chính sách; trình độ quản lý, trình độ dân trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 33 - 35)