Tạo động lực về kinh tế đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 68 - 71)

3.2 Giải pháp

3.2.1 Tạo động lực về kinh tế đối với DNNVV

3.2.1.1 Tạo thuận lợi về chính sách thuế cho DNNVV đổi mới công nghệ

Thứ nhất, bên cạnh việc duy trì, tiếp tục thực hiện các chính sách ƣu đãi thuế cho DNNVV, cần thiết lập kênh thông tin thƣờng xuyên giữa cơ quan thuế và DNNVV, qua đó DNNVV sẽ phản ánh nhanh và kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hƣởng ƣu đãi hay những bất cập về cơ chế ƣu đãi thuế cho ĐMCN hiện nay. Cơ quan thuế qua phản ánh, kiến nghị của DNNVV sẽ hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp giữa mục tiêu quản lý nhà nƣớc và mong muốn của DNNVV.

Thứ hai, Chính phủ cần xác định, đánh giá hiệu quả của các ƣu đãi thuế cho ĐMCN tại các DNNVV, tránh tình trạng tạo ra cơ chế trợ cấp cho doanh nghiệp. Khi thực hiện ƣu đãi thuế, cơ quan nhà nƣớc phải theo dõi hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp có tăng lên hay không, từ đó có thể đánh giá đƣợc tính hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi chính sách ƣu đãi thuế, xác định đƣợc tỷ lệ miễn, giảm thuế hợp lý đối với các loại hình DNNVV.

3.2.1.2 Ƣu đãi tín dụng cho DNNVV đổi mới công nghệ

Thứ nhất, Chính phủ cần thực thi một cách bình đẳng chính sách tín dụng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân.

Thứ hai, khuyến khích thành lập các tổ chức dịch vụ có chức năng thẩm định dự án ĐMCN độc lập, các tổ chức này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về dự án ĐMCN của DNNVV cho ngân hàng, tƣ vấn cho doanh nghiệp đàm phán với ngân hàng để vay vốn do DNNVV thông thƣờng có tài sản giá trị thế chấp không cao. Trên cơ sở đó, DNNVV có thể vay đƣợc vốn với điều kiện thuận lợi nhất.

Thứ ba, khuyến khích thành lập các công ty cho thuê tài chính và hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động cho thuê tài chính để các DNNVV có thể

tiếp cận, sử dụng thiết bị, dây chuyền công nghệ mà không phải đầu tƣ mua sắm toàn bộ. Việc sử dụng tài sản cho thuê và thanh toán tiền thuê căn cứ theo từng giai đoạn của thời gian thuê thỏa thuận trong hợp đồng.

Thứ tư, nghiên cứu và ban hành văn bản pháp luật cho hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm. Trong đó, khuyến khích thành lập hiệp hội các nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm Việt Nam. Trƣớc mắt, Chính phủ cần có những qui định cụ thể hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm nhƣ: phạm vi đầu tƣ mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ, cơ cấu tài sản đầu tƣ của các quỹ, quy chế thành lập và hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các biện pháp quản lý nhà nƣớc về hoạt động này. Đồng thời, Chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tƣ vốn mạo hiểm thông qua các chính sách ƣu đãi thuế.

3.2.1.3 Tăng cƣờng mức hỗ trợ vay không lãi tại các Quỹ nhà nƣớc quản lý

Để thực hiện chính sách hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, cần có chính sách cho vay không lấy lãi hoặc cho vay với mức lãi suất cao nhất không quá 50% mức lãi suất vay thƣơng mại thấp nhất tại thời điểm cho vay; Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất chênh lệch giữa vay ƣu đãi của Quỹ với vay tại ngân hàng thƣơng mại; Bảo lãnh để vay vốn một phần hoặc toàn bộ vốn thực hiện các dự án chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ có tính khả thi, hiệu quả kinh tế cao; Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ vốn không thu hồi cho các dự án xin tài trợ thông qua Quỹ.

Các Quỹ do nhà nƣớc quản lý phải hoạt động phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, không trùng lắp nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc khác về cùng một nội dung. Khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân thành lập hoặc liên kết với nhà nƣớc để thành lập các quỹ đầu tƣ mạo hiểm phát triển công nghệ mới, công nghệ cao.

3.2.1.4 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho DNNVV

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy định trình tƣ̣ , thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho tổ chức chủ trì và các tổ chức khác trong đó có DNNVV có khả năng ứng dụng kết quả đó theo quy định của Điều 41, Luật khoa học và công nghệ (KH&CN). Đây cũng là kinh nghiệm của các nƣớc phát triển nhƣ Anh , Mỹ, Nhâ ̣t, Hàn Quốc và các nƣớc châu Âu, nhƣ̃ng quy đi ̣nh tƣơng tƣ̣ về giao quyền đối với kết quả nghiên cƣ́u khoa ho ̣c và phát triển công nghê ̣ sƣ̉ du ̣ng ngân sách nhà nƣớc đã đa ̣t đƣợc thành công đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng khoa học và công nghệ ở các nƣớc đó.

Hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hợp tác công tƣ, liên kết tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp để thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, đổi mới công nghệ. Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các tổ chức nghiên cứu phát triển, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ để thực hiện vai trò truyền dẫn công nghệ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

Tăng cƣờng khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nƣớc tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức khoa học và công nghệ khai thác nguồn vốn ngoài nƣớc từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phƣơng, đa phƣơng; khuyến khích tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam dƣới nhiều hình thức (hợp tác, liên kết giữa bên Việt Nam và các bên nƣớc ngoài; các tổ chức khoa học và công nghệ 100% vốn nƣớc ngoài…).

Ƣu tiên nguồn vốn ODA đầu tƣ phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia, nhƣ: các tổ chức nghiên cứu và phát triển trọng điểm, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các khu công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)