2.1 Sự hình thành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ
2.2.1 Thực trạng trình độ công nghệ và ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam
nghiệp Việt Nam
Theo báo cáo của WEF, trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, đứng thứ 98/142 năm 2011; báo cáo đánh giá theo tiêu chuẩn công nghệ (UNIDO, 2006) thì trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam tƣơng đối thấp, chỉ có 20,6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, 20,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và 58,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp. Theo kết quả điều tra về nhu cầu cần trợ giúp của các DNNVV ở các tỉnh phía bắc (30 tỉnh) do Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007) thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy:
- Trong tổng số 10.994 doanh nghiệp sản xuất chỉ có 879 doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến (chiếm 8%), có 5.501 doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình (50%) và có 4.614 doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu (42%).
- Về nhu cầu tƣ vấn, đào tạo công nghệ: trong tổng số 10.994 doanh nghiệp điều tra chỉ có 621 doanh nghiệp có nhu cầu đạo tạo về tự động hóa, 540 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về kỹ thuật điện, 456 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ tạo khuôn, 440 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ hàn, 396 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ chế tạo máy.
- Về nhu cầu thông tin công nghệ: có 39,6 doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có 25,94% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về công nghệ mới, có 21,8% doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về trang thiết bị tiên tiến và có 2,06% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật cụ thể khác, số doanh nghiệp còn lại yêu cầu cung cập thông tin về thị trƣờng, năng lực sản xuất hàng hóa cũng chủng loại.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và công nghệ, trong năm 2012 ƣớc tính đầu tƣ đổi mới công nghệ từ nguồn doanh nghiệp nhà nƣớc và nguồn ngoài ngân sách đạt khoảng 300 triệu USD, đạt 33% so với tổng đầu tƣ toàn xã hội về khoa học và công nghệ.
Kết quả điều tra 8.000 DNNVV của CIEM (2012) chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực sản xuất các sản phẩm một cách hiệu quả hơn qua việc cải thiện quy trình thực hiện và chất lƣợng sản phẩm, thay vì mở rộng sang các ngành mới.
Hình 2.3 Chiến lƣợc nâng cấp của các doanh nghiệp
Nguồn: Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương