Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 28 - 33)

1.2 Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

1.2.3 Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

Các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ không tồn tại một cách riêng lẻ mà là một hệ thống các chính sách đƣợc quy định từ Luật cho đến văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ. Để hệ thống hóa, luận văn phân loại thành hai (02) nhóm: nhóm chính sách hỗ trợ gián tiếp và nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp.

Chính sách hỗ trợ gián tiếp là việc sử dụng các biện pháp thuế, ƣu đãi sử dụng đất và những biện pháp khuyến khích khác đƣợc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai và đƣợc quy định tại một số điều, khoản trong văn bản quy phạm chuyên ngành khác.

Chính sách hỗ trợ trực tiếp là việc nhà nƣớc kết hợp đầu tƣ trực tiếp vào một số ngành và doanh nghiệp cu ̣ thể từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ tài trợ các đề án, dự án, chƣơng trình nghiên cứu đổi mới công nghệ đối với DNNVV phần lớn đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khoa học và công nghệ.

1.2.3.1 Chính sách thuế

Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chính sách thuế luôn là một trong những vấn đề trọng tâm. Đến nay, chính sách thuế và hệ thống thuế đã đƣợc điều chỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Sự đầy đủ và hoàn chỉnh của hệ thống thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNNVV. Hệ thống thuế hoàn chỉnh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình; tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính sách hỗ trợ qua hệ thống thuế ở Việt Nam có những nội dung nhƣ sau:

Thu nhập đƣợc miễn thuế:

Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. (Khoản 3 Điều 4 Luật thu nhập doanh nghiệp).

Luật công nghệ cao có chính sách miễn thuế trong các trƣờng hợp chuyển giao công nghệ (các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 44 Luật Chuyển giao công nghệ):

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tƣ, phƣơng tiện vận tải trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, công nghệ trong nƣớc chƣa tạo ra đƣợc; tài liệu, sách báo khoa học.

+ Máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tƣ xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, ĐMCN, cải thiện môi trƣờng sinh thái, nâng cao năng

lực sản xuất đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo.

+ Doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ có tiếp nhận công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao đƣợc miễn thuế thu nhập trong bốn năm với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vƣợt quá 50% tổng kinh phí đầu tƣ cho ĐMCN.

Ƣu đãi về thuế suất:

Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mƣời lăm năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tƣ mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tƣ mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao. (Khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).

Theo Luật công nghệ cao thì doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp thực hiện dự án nghiên cứu phát triển; dự án ứng dụng công nghệ cao; dự án ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tƣ xây dựng, kinh doanh cơ sở ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tƣ mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao đƣợc hƣởng ƣu đãi ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2.3.2 Chính sách tín dụng khuyến khích ĐMCN

Nhà nƣớc thƣờng sử dụng hai loại tín dụng nhằm hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV gồm tín dụng thƣơng mại của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác; tín dụng ƣu đãi của Quỹ ĐMCN quốc gia và Quỹ phát triển KH&CN.

Tín dụng thương mại của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Đây là hình thức tín dụng đáp ứng nhanh các yêu cầu về vốn để doanh nghiệp đầu tƣ cho việc nâng cấp máy móc, trang thiết bị để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để đƣợc hƣởng ƣu đãi, DNNVV phải đáp ứng các điều kiện theo thông lệ của các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng.

Tín dụng ưu đãi của các Quỹ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, thành phố:

Điều 57 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 quy định về ƣu đãi doanh nghiệp vay vốn để khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhƣ sau:

- Doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá đƣợc quỹ của Nhà nƣớc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn.

- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc hƣởng ƣu đãi ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nƣớc đƣợc hỗ trợ lãi suất vay vốn tại ngân hàng.

Doanh nghiệp cũng được lập Quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tƣ cho KH&CN theo yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn của Quỹ này đƣợc hình thành từ lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp và các nguồn khác nếu có. Ngƣời môi giới cho việc ứng dụng kết quả KH&CN đƣợc tạo ra bằng ngân sách nhà nƣớc đƣợc hƣởng tối đa 10% giá thanh toán CGCN, mức cụ thể và trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này do các bên thoả thuận.

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đƣợc thành lâ ̣p theo Quyết định số1342/QĐ-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cho phép doanh nghiệp tiếp cận có điều kiện tín dụng ƣu đãi với một số cơ chế

bảo lãnh đă ̣c biệt nhằm cấp vốn để doanh nghiệp nâng cấp trang thiết bi ̣ sản xuất.

1.2.3.5 Chính sách phát triển thị trƣờng công nghệ

Đề án phát triển thị trường công nghệ ban hành theo Quyết định 214/2005/QĐ-TTg và các giải pháp chính sách liên quan đã tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập công nghệ vào Việt Nam.

1.2.3.6 Các chính sách hỗ trợ trực tiếp

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ gián tiếp nêu trên, Chính phủ và các Bộ, ngành còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ trực tiếp, có khả năng phát huy tác dụng nhanh đối với DNNVV. Cụ thể, qua các chƣơng trình, đề án hỗ trợ nhƣ:

Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

(Chƣơng trình 68): Chƣơng trình này có 03 nội dung chính là nâng cao nhận thức của xã hội, hỗ trợ xác lập bảo hộ và thực thi quyền, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ (thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ) [19].

Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chƣơng trình 712) [20]: Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai 02 dự án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt gồm Dự án “xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” và Dự án “thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lƣợng”.

Các chƣơng trình khác: Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chƣơng trình hỗ trợ thí điểm các DNNVV áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác, Chiến lƣợc sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, Hỗ trợ kinh phí cho DN thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ [12] … Nguyên tắc để nhận đƣợc hỗ trợ là các doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu, điều kiện của nhà nƣớc đặt ra.

1.2.3.7 Chính sách đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về đổi mới công nghệ

Nguồn nhân lực có trình độ là yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mới công nghệ. Vấn đề này đƣợc nhà nƣớc quan tâm qua các chính sách về đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực có trình độ, nhân lực chất lƣợng cao nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và chủ động đề xuất, tham gia vào quá trình ĐMCN ở doanh nghiệp. Ngoài ra, qua việc truyền thông, nhà nƣớc nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, từ đó tạo thành sức ép đối với doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)