CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Khảo sát thực tiễn chung tại 14 xã trên địa bàn huyện, trong đó chọn điểm đại diện tại 4 vùng sinh thái là miền núi, gò đồi, miền biển, đồng bằng để đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới của từng vùng, cũng nhƣ trên địa bàn toàn huyện.
Tập trung nghiên cứu vào các xã miền núi Trƣờng Xuân, các xã gò đồi Vĩnh Ninh, Vạn Ninh, xã miền biển Hải Ninh, các xã đồng bằng Lƣơng Ninh, Tân Ninh.
Sử dụng phƣơng pháp này, sẽ giúp tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới của các xã để từ đó kiểm chứng, đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thời gian qua, cũng nhƣ xác định giải pháp phù hợp để thúc đẩy lộ trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu
Kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có, đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan của đề tài.
Tham khảo các kết quả nghiên cứu về mô hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới.
Tham khảo báo cáo xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Bình, ở một số huyện bạn.
Tham khảo báo cáo xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh và tỉnh Quảng Bình.
Tham khảo số liệu về đất đai, tài nguyên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Quan sát, trao đổi và ghi chép những thông tin bổ sung phục vụ cho yêu cầu phân tích thông tin của đề tài.
2.1.3. Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia: là phƣơng pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phƣơng pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tƣơng lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng tốt trong trƣờng hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chƣơng trình, một đề tài, dự báo vần đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là ngƣời có tâm, có tầm; Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.
Áp dụng phƣơng pháp này, tác giả luận văn sẽ tham khảo, trao đổi ý kiến với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ phụ trách chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở các xã, các Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã, các Ban Phát triển thôn, các tổ hợp sản xuẩt, các chủ trang trại... để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện: Thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, về xây dựng NTM. Tham gia các chƣơng trình làm việc
của huyện, các hội thảo, hội nghị về vấn đề xây dựng NTM để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng NTM.
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Phƣơng pháp phân tích và so sánh để đánh giá quá trình thực hiệu bộ chỉ tiêu (19 chỉ tiêu) trong Bộ tiêu chí về nông thôn mới của Chính phủ đƣa ra để từ đó tìm ra nguyên nhân và khuyến nghị giải pháp..
- Phƣơng pháp dựa vào chỉ số để phân tích.
- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Là phƣơng pháp căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ có tính chất khác nhau. Đây là phƣơng pháp quan trọng của phân tích thống kê nhằm phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tƣợng nghiên cứu, biểu hiện kết cấu của hiện tƣợng nghiên cứu, và mối liên hệ giữa các tiêu thức. Phƣơng pháp sẽ để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập đƣợc, qua đó đánh giá quá trình xây dựng NTM, những thuận lợi và khó khăn của quá trình xây dựng NTM. Phƣơng pháp này bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh.
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đối tƣợng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc qua các cách thức khác nhau. Ví dụ: việc thu thập các số liệu nhƣ số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu...
+ Phƣơng pháp thống kê so sánh: bao gồm cả số tuyệt đối và số tƣơng đối để đánh giá tình hình thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM theo không gian và thời gian. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán, có thể so sánh việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM giữa các xã, giữa các năm khác nhau để đánh giá kết quả xây dựng NTM… nhằm rút ra
những ƣu điểm, những hạn chế của đối tƣợng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp.