CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là huyện nằm về phía Nam tỉnh Quảng Bình. Đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý: từ 1704’7” đến 17026’18” vĩ độ Bắc và từ 106017’9” đến 106048’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới, phía Nam giáp huyện Lệ Thủy, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Quảng Ninh là 1.191,692 km2
[25], đƣợc tổ chức thành 14 xã và 01 thị trấn. Trung tâm huyện (thị trấn Quán Hàu) cách trung tâm tỉnh 8 km về phía Nam. Quảng Ninh có 23 km đƣờng bờ biển
ở phía Đông, phía Tây có đƣờng biên giới Việt Lào dài 40,5 km. Có các tuyến đƣờng Quốc lộ 1A; 2 nhánh Đông và Tây đƣờng Hồ Chí Minh; và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam. Với vị trí đó, Quảng Ninh có lợi thế trong giao lƣu kinh tế, xã hội, thuận lợi trong phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp cận khoa học kỹ thuật và có điều kiện phát triển đa ngành, thuận lợi cho việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
3.1.1.2. Địa hình, tài nguyên - Địa hình
Huyện Quảng Ninh nằm ở sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, địa hình
khu vực nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Về mặt cấu trúc, có thể chia thành 4 dạng địa hình chính:
+ Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt -
Lào, chiếm 57,1% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình có đặc điểm là núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, trong đó đan xen một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 1.000 m nhƣ đỉnh U Bò, Ba Rền. Có những ngọn núi cao ăn ra sát biển nên sƣờn dốc và bị chia cắt lớn.
+ Địa hình vùng gò đồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam,
gồm các quả đồi hình bát úp liên tục chạy theo hƣớng Bắc - Nam, có độ cao từ 50 - 100 m, độ dốc từ 5 - 25o. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhƣ cao su, thông, tiêu..., chăn nuôi đại gia súc. Vùng gò đồi là tiềm năng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của huyện Quảng Ninh.
+ Địa hình vùng đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng
hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5 - 5 m; địa hình nhiều vùng thấp trũng, hàng năm thƣờng bị ngập lũ và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản
xuất lƣơng thực trọng điểm của huyện.
+ Địa hình vùng cát ven biển: Chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có
chiều dài bờ biển là 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Do trong vùng cát có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. [2]
Nhìn chung, đặc điểm nổi bật của địa hình huyện Quảng Ninh là đồi núi chiếm ƣu thế, độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và mức độ chia cắt ngang mạnh.
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ các dạng địa hình huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Tài nguyên đất
Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên huyện Quảng Ninh theo số liệu
năm 2013 là 119.169,19 ha. Trong số 15 xã, thị trấn của huyện, xã Trƣờng Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất là 77.427,86 ha chiếm 64,98%; thị trấn Quán Hàu có diện tích nhỏ nhất 325,7 ha, chiếm 0,27%. [25]
Về thổ nhưỡng: Toàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm:
- Nhóm đất đỏ vàng, chiếm hơn 70,8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá dày nên nhóm đất này độ phì tự nhiên cao.
- Nhóm đất phù sa cổ, chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng. Nhóm đất này có 2 loại là đất phù sa không đƣợc bồi đắp và đất phù sa đƣợc bồi đắp; là nơi trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi chính của huyện.
- Nhóm đất mặn, đất phèn, chiếm 3,8% diện tích tự nhiên phân bố ở vùng đồng bằng ven sông; hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, nhƣng do nƣớc mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn. Hiện nay nhờ đƣợc đầu tƣ các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nƣớc cho sản xuất 2 vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao nhất của huyện.
- Nhóm đất cát ven biển, chiếm 5,5% diện tích tự nhiên. Do cát có lƣợng SiO2 chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dƣỡng và liên kết yếu, thƣờng xuyên di động, với hiện tƣợng cát bay, cát nhảy vào mùa gió Tây - Nam.
- Đất khác chiếm 15,3%, trong đó núi đá chiếm 13,7%, đây là loại đất không phù hợp với cây trồng. [20]
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ các nhóm đất ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Về hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất:
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2013, toàn huyện có 119.169,19 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp có 108.341,72 ha, chiếm 90,91%; đất phi nông nghiệp có 7.033,47 ha, chiếm 5,90%; đất chƣa sử dụng có 3.794,00 ha, chiếm 3,18% [25].
Qua 3 năm triển khai Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (từ năm 2011 đến 2013), diện tích đất tự nhiên không thay đổi nhƣng diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm xuống do quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Diện tích nông nghiệp của huyện năm 2011 là 108.377,09 ha, chiếm 90,94% diện tích đất tự nhiên nhƣng đến năm 2013 giảm xuống còn 108.341,72 ha, chiếm 90,91% diện tích đất tự nhiên. Sự biến động về cơ cấu sử dụng đất thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 (Đơn vị tính: ha) TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng diện tích đất tự nhiên 119.169,19 119.169,19 119.169,19 1 Đất nông nghiệp 108.377,09 108.394,66 108.341,72 1.1 Đất SX Nông nghiệp 8.116,36 8.101,41 8.077,57 - Đất trồng cây hàng năm 7.675,58 7.660,66 7.637,65 - Đất trồng cây lâu năm 440,78 440,75 439,92
1.2 Đất Lâm nghiệp 99.813,35 99.838,42 99.811,67
- Đất có rừng sản xuất 45.833,19 45.858,26 45.831,51 - Đất có rừng phòng hộ 53.980,16 53.980,16 53.980,16
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 412,85 411,21 408,86 1.4 Đất nông nghiệp khác 34,53 43,62 43,62
2 Đất phi nông nghiệp 6.85,30 6.979,20 7.033,47
+ Tài nguyên biển: Với 19,6 km bờ biển và ngƣ trƣờng rộng lớn, Quảng
Ninh có tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong phú, có nhiều loài cá ở tầng nổi, tầng đáy trên 100 loài; trong đó có nhiều loài đặc sản quý nhƣ tôm hùm, cá mú, cá hồng, mực... Nhƣng do không có cửa lạch, ngƣời dân chỉ đầu tƣ các phƣơng tiện nhỏ khai thác ven bờ, không có phƣơng tiện và tập quán đánh bắt xa bờ nên chƣa phát huy hết thế mạnh về biển.
+ Tài nguyên du lịch: Huyện Quảng Ninh có vị trí nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Đồng Hới, có bờ biển đẹp, có Chùa Non, Hồ Rào Đá với dung tích trên 82 triệu m3
nƣớc, giữa hồ có nhiều đảo nổi là khu du lịch tâm linh và du ngoạn thắng cảnh cho du khách. Trên dòng Long Đại có thác Tam Lu có thể tổ chức các hình thức du lịch ngắm cảnh hoặc bơi thuyền trên sông. Tại xã Vạn Ninh có khu di tích Nhà thờ Thƣợng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, ngƣòi có công lớn trong việc mở cỏi phƣơng Nam. Làng Văn La nơi sinh ra Hoàng Kế Viêm - vị tƣớng chỉ huy quân Cờ Đen hai lần đánh Pháp tại trận Cầu Giấy - Hà Nội; là nơi có địa đạo trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ... nếu đƣợc đầu tƣ đúng mức sẽ là điểm du lịch về lịch sử.
3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Nằm trong khu vực duyên hải Bắc miền Trung và phía Đông dãy Trƣờng Sơn nên toàn bộ diện tích huyện Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng năm sau, mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 11. Từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng, từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hƣởng của gió Đông Bắc đi liền với mƣa phùn và rét đậm.
Quảng Ninh là khu vực có lƣợng mƣa khá cao, lƣợng mƣa năm trung bình nhiều năm đạt từ 2.100-2.600mm. Mặc dù có lƣợng mƣa dồi dào, nhƣng lƣợng mƣa ở đây phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lƣợng
mƣa ba tháng mùa mƣa chiếm 70-75% tổng lƣợng mƣa năm. Mùa khô lƣợng mƣa chiếm chỉ 20-25% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tuy nhiên, giữa tháng 5 thƣờng xuất hiện mƣa tiểu mãn với tần suất 60-70%
Số ngày mƣa trung bình năm ở khu vực nghiên cứu khá cao lên tới 122 ngày. Tần suất những trận mƣa lớn trên 300mm trong 24 giờ tập trung nhiều trong các tháng 9, 10,11.
Độ ẩm không khí hàng năm huyện Quảng Ninh khá cao (83%), ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng thƣờng xuyên đạt trên 70% (trừ những ngày có gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh). Thời kỳ có độ ẩm cao thƣờng xảy ra vào những tháng 2, tháng 3. Thời kỳ này khối không khí cực lục địa tràn về qua đƣờng biển và khối không khí nhiệt đới Biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mƣa phùn nên độ ẩm không khí lớn, số liệu trung bình nhiều năm đạt trên 80%.
Nhiệt độ bình quân 24,5 - 25oC, lƣợng mƣa bình quân hằng năm khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô thƣờng từ tháng III đến hết tháng VIII hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,5 - 27oC, nhiệt độ cao nhất có khi đến 39oC. Do nền nhiệt cao, lƣợng mƣa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lƣợng mƣa cả năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam, sau khi vƣợt qua lục địa Thái - Lào bị hút mất độ ẩm cho nên thƣờng gây khô hạn, làm các hồ đập nhỏ bị cạn nƣớc; đồng thời vào mùa khô nƣớc mặn xâm nhập vùng hạ lƣu các sông. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năm sau, nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, thấp nhất vào tháng 1, có khi xuống đến 10oC. Lƣợng mƣa trong mùa này thƣờng chiếm 65 - 70% tổng lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa cao nhất vào khoảng 15/9 - 15/11 hằng năm.
Huyện Quảng Ninh có một mạng lƣới sông suối khá phong phú, mật độ trung bình 1,16 km/km2. Địa hình khu vực bị chia cắt bởi 2 con sông lớn và nhiều phụ lƣu. Sông Kiến Giang và sông Long Đại hợp lƣu tại ngã ba Trần
Xá thành sông Nhật Lệ đổ ra biển Đông qua cửa Nhật Lệ. Trƣớc khi đổ vào sông Nhật Lệ, sông Long Đại còn nhận thêm nƣớc ở hai phụ lƣu Rào Trù và Rào Đá. Các nhánh đầu nguồn của sông Long Đại nằm trong vùng núi có lƣợng mƣa lớn nên về mùa lũ nƣớc lên rất lớn, cƣờng độ cấp nƣớc lũ đạt 70- 85m3/s/km2. Hồ Rào Đá, nằm trên địa bàn xã Trƣờng Xuân, là hồ lớn nhất trong tỉnh với dung tích 82,4 triệu m3, phần tràn có cửa xả lƣu lƣợng 638m3
/s. Hệ thống thủy lợi Rào Đá có nhiệm vụ cấp nƣớc tƣới cho 5.900 ha lúa đồng thời tạo nguồn cấp nƣớc sinh hoạt cho 3,8 vạn ngƣời. Bên cạnh đó, công trình hồ chứa nƣớc Rào Đá còn điều tiết lũ, giúp giảm nhẹ lũ cho vùng hạ du, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần cho sự phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực. [2, 20]
Với vị trí địa lý có tầm chiến lƣợc quan trọng về giao lƣu kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng và là mạch máu giao thông của cả nƣớc nhƣ Quốc lộ 1A, tuyến đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc - Nam. Các tuyến đƣờng tỉnh lộ nối vùng biển với biên giới Việt - Lào, với vùng sâu, vùng xa nhƣ các tuyến tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 11; đƣờng quốc phòng 569B chạy dọc bờ biển từ Bảo Ninh - Hải Ninh - Ngƣ Thủy Bắc. Quảng Ninh giáp với thành phố Đồng Hới, nên có điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ, đồng thời chịu sự chi phối và sức hút của trung tâm tỉnh lỵ về phát triển kinh tế - xã hội nhất là lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cung cấp rau, màu, thực phẩm.
Bên cạnh những lợi thế thì huyện Quảng Ninh còn gặp phải những khó khăn, đó là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu vẫn thƣờng xuyên xảy ra nhƣ bão, lụt, gió Tây Nam khô nóng, cát bay, cát nhảy đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất và đời sống. Địa hình phức tạp, bị chia cắt, độ dốc lớn nên đất canh tác thƣờng bị bào mòn và rửa trôi.