Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 71 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh, tỉnh

3.3.1. Thành tựu đạt được

Trong 3 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhƣng huyện Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo chƣơng trình. Hoàn thiện công tác tổ chức từ huyện đến thôn bản. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cƣ về chƣơng trình, làm cho nhận thức của cán bộ và nhân dân về nông thôn mới chuyển biến tích cực.

Bằng sự cố gắng nỗ lực, kết hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở xã, thôn và của toàn dân, phát huy nội lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh có đƣợc, huy động và tập trung các nguồn lực đầu tƣ cho Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sau 3 năm triển khai thực hiện, huyện Quảng Ninh đã thực sự có những bƣớc chuyển biến rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Thời điểm trƣớc khi triển khai Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Quảng Ninh mới chỉ có 1 xã đạt cao nhất là 6 tiêu chí, 4 xã đạt 5 tiêu chí, xuất phát điểm của các địa phƣơng còn thấp và huyện còn gặp nhiều khó khăn về ngân sách. Đến tháng 12/2013, xã đạt cao nhất 16 tiêu

chí, thấp nhất là xã miền núi biên giới Trƣờng Sơn cũng đã đạt 3 tiêu chí. Các xã còn lại đạt từ 5-13 tiêu chí.

Đặc biệt, đến tháng 9 năm 2014, huyện Quảng Ninh có kết quả nhƣ sau: 1 xã (Lƣơng Ninh) đạt 19 tiêu chí; 1 xã (Vĩnh Ninh) đạt 15 tiêu chí; 4 xã (Hiền Ninh, Võ Ninh, Xuân Ninh, Hàm Ninh) đạt 14 tiêu chí; 2 xã (Gia Ninh, Hải Ninh) đạt 11 tiêu chí; 1 xã (Duy Ninh ) đạt 10 tiêu chí; 1 xã (Vạn Ninh) đạt 9 tiêu chí; 1 xã (Trƣờng Xuân) đạt 7 tiêu chí; 2 xã (An Ninh, Tân Ninh) đạt 6 tiêu chí; có 1 xã (Trƣờng Sơn) đạt 3 tiêu chí. [23]

Công tác quy hoạch và công bố quy hoạch đã đƣợc hoàn thành, tinh thần hƣởng ứng của nhân dân đƣợc lan tỏa mạnh mẽ...

Việc tập trung nguồn lực cho xây dựng NTM đƣợc quan tâm. Từ năm 2011 đến nay, Quảng Ninh huy động gần 413 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội tại địa bàn 14 xã, trong đó nhân dân đóng góp 144,186 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn đầu tƣ cho NTM 77,263 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 37,413 tỷ đồng). Ngoài ra nhân dân hiến đất, tài sản... với tổng giá trị ƣớc tính 13,614 tỷ đồng (chƣa kể đóng góp ngày công).

Để thu hút nguồn vốn, huyện Quảng Ninh thực hiện một số chính sách hỗ trợ xây dựng đƣờng giao thông, kiên cố hóa kênh mƣơng: hỗ trợ từ ngân sách huyện, xã 37 %, dân góp 63 %; Thông qua vốn tín dụng của nhà nƣớc hỗ trợ 30 %, ngân sách xã 30 %, dân đóng góp 40 %. Tạo điều kiện khuyến khích các xã đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình hạ tầng. Riêng kiên cố hóa kênh mƣơng, đƣờng giao thông nông thôn năm 2012 vốn nhà nƣớc 60%, dân đóng góp 40% của phần bê tông, phần đất dân đóng góp 100%. [12, 23]

Trong quá trình triển khai, ngƣời dân trong huyện đã ý thức đƣợc vai trò chủ thể và tham gia hiến đất, tài sản để phục vụ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Trong 03 năm, toàn huyện có 1.684 hộ tự nguyện hiến

hơn 94.000m2

đất, hàng chục vạn cây cối các loại và nhiều tài sản có giá trị khác để góp phần thực hiện Chƣơng trình tại địa phƣơng.

Kết quả nổi bật trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện Quảng Ninh là xây dựng hệ thống đƣờng giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mƣơng. Đã bê tông hóa (xây mới) 66,35 km giao thông, mở rộng đƣờng bê tông 2,4 km, cứng hóa đƣờng nội đồng 30 km, trong đó bê tông 2,36 km.

Kinh phí thực hiện: 101,987 tỷ đồng, trong đó: Nhà nƣớc 59,91 tỷ đồng, dân đóng góp 10,277 tỷ đồng, nguồn khác 33 tỷ đồng.

Về Thuỷ lợi, đã kiên cố hóa 12,82 km kênh mƣơng, cải tạo nâng cấp, nạo vét 198,2 km kênh mƣơng, xây dựng, sửa chữa 93 cống, xây dựng, sửa chữa 8 trạm bơm, xây dựng, nâng cấp 12 công trình khác.

Kinh phí thực hiện: 26,846 tỷ đồng, trong đó: Nhà nƣớc 23,6954 tỷ đồng, dân đóng góp 2,403 tỷ đồng, nguồn khác 647,6 triệu đồng.

Xây dựng tuyến đƣờng điện chiếu sáng khu vực trung tâm Dinh Mƣời nay đã đƣa vào sử dụng, kinh phí 500 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện.

Xây dựng, nâng cấp 12 công trình nƣớc sinh hoạt; 3 công trình rãnh thoát nƣớc; xây dựng, cải tạo 10 điểm thu gom rác thải; xây dựng, nâng cấp 10 nghĩa trang. Kinh phí thực hiện: 13.679 triệu đồng.

Xây dựng, nâng cấp 65 công trình phòng học; xây dựng 44 công trình khác phục vụ cho dạy học. Kinh phí 55.652 triệu đồng, trong đó: ngân sách Nhà nƣớc 50.063 triệu đồng, nguồn khác 5.589 triệu đồng.

Xây dựng, nâng cấp 21 công trình trụ sở xã, kinh phí 16.436 triệu đồng. Xây dựng, nâng cấp 15 công trình chợ, kinh phí 12.818 triệu đồng, trong đó: nhà nƣớc 1.055 triệu đồng, nguồn khác 11.763 triệu đồng.

Xây dựng, nâng cấp 13 công trình y tế, kinh phí 7.189 triệu đồng. [23] Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại

hoá và đa dạng ngành, nghề. Việc đầu tƣ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân cũng đƣợc ƣu tiên, góp phần thực hiện các tiêu chí về kinh tế - xã hội của chƣơng trình, cụ thể: Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ, huyện đã triển khai xây dựng một số mô hình khuyến nông nhƣ: Trồng thanh long ruột đỏ, khoai lang, giống lúa mới, nuôi hàu thƣơng phẩm, gà Ai Cập, cá rô đầu vuông…. Cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bƣớc chuyển đổi theo hƣớng khai thác lợi thế từng vùng, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giúp nông dân ổn định và phát triển sản xuất.

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục đổi mới. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp, các hợp tác xã ngành nghề. Trong 3 năm, thành lập 2 HTX: HTX dịch vụ chăn nuôi Quảng Ninh, HTX chăn nuôi hƣơu, 1 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản.

Các khu - cụm công nghiệp đƣợc hình thành; các chợ đầu mối, điểm giao dịch mua bán hàng hoá nông sản đƣợc mở rộng; các làng nghề truyền thống đƣợc củng cố, phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân nông thôn.

Ngoài những kết quả đạt đƣợc trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM còn góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện các tiêu chí về văn hóa xã hội. Ba năm trƣớc đây, khi Chƣơng trình xây dựng NTM chƣa đƣợc triển khai, Quảng Ninh chƣa có xã nào đạt tiêu chí văn hóa, giáo dục, thủy lợi, môi trƣờng... thì hiện nay đã có 2 xã đạt tiêu chí văn hóa, 6 xã đạt tiêu chí giáo dục (Võ Ninh, Lƣơng Ninh, Hiền Ninh, Hàm Ninh, Vĩnh Ninh, Xuân Ninh), 2 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 11/14 xã có đội thu gom rác thải (còn 3 xã chƣa tổ thu gom là Tân Ninh, Trƣờng Xuân, Trƣờng Sơn) …

Về văn hoá: năm 2011 có 40 thôn, bản đƣợc công nhận làng văn hóa. Năm 2012, có 39 thôn, bản đƣợc công nhận làng văn hóa cấp huyện. Năm 2013 có 53 thôn, bản đƣợc công nhận làng văn hóa cấp huyện. Các hoạt động

văn hóa, văn nghệ, thể thao đã đƣợc duy trì. Có 2 xã đạt đƣợc tiêu chí văn hóa là Lƣơng Ninh, Gia Ninh.

An sinh xã hội đƣợc thực hiện tốt. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 70%. Đến nay có 5 xã đạt tiêu chí y tế: Lƣơng Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh, Xuân Ninh và Vạn Ninh. Hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 2.500 lao động. Huy động đƣợc nhiều nguồn lực để đầu tƣ cho chƣơng trình giảm nghèo, chăm lo giúp các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, ngƣời gặp khó khăn cơ nhỡ… từng bƣớc ổn định cuộc sống.

Hệ thống chính trị ở cơ sở thƣờng xuyên đƣợc củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng đƣợc nâng lên; thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng phát huy; an ninh chính trị và trật tự xã hội đƣợc giữ vững ổn định, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, là cơ sở để thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 và đến năm 2020.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, huyện Quảng Ninh chú trọng công tác tuyên truyền, cập nhật những chủ trƣơng, chính sách mới đến ngƣời dân; thực hiện rà soát tiêu chí, điều chỉnh quy hoạch; trƣớc mắt ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho những xã có khả năng về đích sớm. Ngoài xã Lƣơng Ninh về đích năm 2014, Ban Chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM huyện đã quyết định chọn 04 xã: Hàm Ninh, Vĩnh Ninh, Võ Ninh và Xuân Ninh để chỉ đạo, đầu tƣ hoàn thành Chƣơng trình trong năm 2015. Huyện cũng tập trung huy động, kêu gọi nguồn lực, sức dân và sự chung sức của cả hệ thống chính trị để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình trên lộ trình từ nay đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)