Hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 99 - 115)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng thành công mô hình nông

4.2.7. Hoàn thiện cơ chế chính sách

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển

Rà soát lại việc thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc trên địa bàn huyện, chú ý tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, về chính sách thuê đất, chính sách thuế, hƣớng các doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất các ngành huyện có điều kiện phát triển. Khuyến khích phát triển các trang trại; định hƣớng thành lập các hiệp hội và thu hút các doanh nghiệp tƣ nhân và hộ gia đình vào các hiệp hội nghề nghiệp, để tạo ra sự liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh.

Củng cố các HTX hiện có, đồng thời có kế hoạch phát triển các loại hình tổ hợp tác và khi có đủ điều kiện thì thành lập HTX. Cùng với việc phát triển lực lƣợng sản xuất, khi đạt đƣợc các điều kiện thì thành lập một số doanh nghiệp ở những ngành và lĩnh vực thích hợp của huyện.

- Chính sách đất đai

Quản lý chặt chẽ quỹ đất, tiếp tục điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng quỹ đất trong những năm tới. Xuất phát từ quan điểm nông, lâm, ngƣ nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là nền tảng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, do đó huyện cần ƣu tiên dành đất cho nông nghiệp. Hƣớng phát triển đất nông nghiệp là vừa chuyển đổi cơ cấu theo lợi thế và yêu cầu thị trƣờng, vừa phát triển theo chiều sâu với hƣớng tạo ra giá trị sản lƣợng cao trên một đơn vị diện tích. Kết hợp việc tăng vụ và sử dụng triệt để diện tích đất trống dành cho nông nghiệp để tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn.

- Các chính sách khác

Cũng nhƣ mọi lĩnh vực khác, xây dựng nông thôn mới phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Vì vậy giải pháp có tính chung nhất, thiết thực nhất là Nhà nƣớc cần có những chính sách phù hợp nhằm một mặt tăng cƣờng xây dựng thu hút nguồn lực xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, mặt khác đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cần phải hiểu rằng, cơ chế chính sách là một hệ thống các chính sách đồng bộ và có ảnh hƣởng lẫn nhau. Hệ thống chính sách bao gồm chính sách đầu tƣ, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ phát triển. Việc sử dụng có hiệu quả các chính sách này góp phần làm cho quá trình xây dựng nông thôn mới trở nên có hiệu quả hơn.

Giải pháp về vốn: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng

trình mục tiêu Quốc gia; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực địa phƣơng; huy động vốn đầu tƣ doanh

nghiệp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện; các khoản viện trợ không hoàn lại; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tạo vốn cho quá trình xây dựng NTM. Thực hiện chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng ngành và trong các trang trại là biện pháp tạo vốn quan trọng trong nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp để tạo ra các nguồn thu nhập tƣơng đối đồng đều giữa các tháng trong năm, đó là biện pháp tạo vốn tại chỗ đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Từng bƣớc thực hiện đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lƣu thông hàng hoá nông sản, đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của ngƣời sử hữu tài sản và quyền của ngƣời sử dụng tài sản và quyền quản lí của Nhà nƣớc.

Phát huy tốt vai trò của các quỹ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh, hội làm vƣờn trong hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm, mặt khác phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tạo mọi điều kiện và môi trƣờng pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay. Hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng, mở rộng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn. Đây thực sự là kênh tài chính có ý nghĩa bởi không chỉ cung cấp vốn, tài chính vi mô còn hƣớng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn hiệu quả cho ngƣời nghèo. Phát triển tài chính vi mô cũng là giải pháp quan trọng tạo nguồn vốn cho nông nghiệp. Cho dù có nguồn tín dụng nhiều đến đâu hay hệ thống cho vay tốt đến mức nào, Nhà nƣớc cũng không thể giải quyết hết các vấn đề tín dụng của nhân dân. Chính các tổ chức tài chính vi mô là kênh tín dụng hiệu quả cho ngƣời nông dân, đồng thời là giải pháp tốt nhất cho chính sách xã hội của Nhà nƣớc.

ƣơng cho công tác qui hoạch; đƣờng giao thông đến trung tâm xã; trƣờng học đạt chuẩn; trạm y tế; nhà văn hóa xã; đào tạo cán bộ; một phần cho các công trình công cộng khác.

Về quản lý Nhà nước: Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc , trƣớc hết

là quản lý về chât lƣợng quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Trƣớc mắt tập trung chỉ đạo thực hiện các văn bản về xây dựng NTM. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời dân về nông thôn mới để mọi ngƣời dân đều nắm rõ quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch.Tăng cƣờng hƣớng dẫn kiểm tra thực hiện quy hoạch.

Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, giúp đỡ các cơ sở thực hiện kế hoạch. Phân công cụ thể các thành viên bám sát cơ sở kiểm tra đôn đốc tổ chức thực hiện, nhất là 4 xã đƣợc huyện quyết định lựa chọn thực hiện theo lộ trình hoàn thành đến năm 2015 là Hàm Ninh, Vĩnh Ninh, Võ Ninh và Xuân Ninh. Tăng cƣờng phối hợp giữa các ban, ngành, Đoàn thể, UBND các xã trong quá trình thực hiện. Tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giúp các xã điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ những khó khăn nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn. Đối với các công trình lớn, Ban quản lý cấp xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tƣ thì UBND huyện giao cho một đơn vị đủ khả năng và có sự tham gia của UBND xã.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở dân biết, dân bàn, dân góp vốn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng lợi

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp là khâu then chốt mang tính quyết định trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dngj NTM. Đánh giá đúng năng lực cán bộ để bố trí vào các khâu công việc, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực. Có kế hoạch

đào tạo bồi dƣỡng về kỹ năng quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Phát động các phong trào thi đua để triển khai thực hiện các tiêu chí

bằng những công việc cụ thể. Khen thƣởng động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Về văn hóa- xã hội, môi trường: Tiếp tục nâng cao chất lƣợng cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Xây dựng thôn, bản an ninh an toàn.

Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, nâng cao chất lƣợng dạy học. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế, chú trọng công tác y tế dự phòng. Vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, cổng ngõ, cải tạo ao vƣờn để có cảnh quan xanh sạch đẹp.

Tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất văn hóa, trƣờng học, tiêu thoát nƣớc trong khu dân cƣ, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng.

KẾT LUẬN

Xây dƣ̣ng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng. Vậy, huyện Quảng Ninh cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM? Với kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về xây dựng NTM. Về mặt thực tiễn, bƣớc đầu đƣa ra đƣợc định hƣớng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn để xây dựng NTM ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Đề tài đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết về xây dựng NTM, phân tích một số bài học kinh nghiệm từ các địa phƣơng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tƣơng tự huyện Quảng Ninh nhƣ Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh ), Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình). Đề tài đã đi sâu nghiên cứu , đánh giá thực trạng xây dƣ̣ng nông thôn mới trên địa bàn huyê ̣n Quảng Ninh , phân tích những thành công và tồn tại trong thực hiện xây dựng NTM . Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh.

Trong thời gian ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ dừng trong địa bàn một huyện, nên luận văn chƣa đủ điều kiện để phát hiện những vấn đề mới cho lý luận cũng nhƣ chƣa khái quát đƣợc toàn diện mọi mặt của quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới mà chỉ xin trình bày thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình. Mặc dù đã cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá, 2006. Phương pháp nghiên cứu khoa học - Tập 1, 2. Thành

phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2011. Nghị quyết số 04-NQ/TU

ngày 15/7/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2015. Quảng Bình, 2011.

3. Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa X), 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008. Hội nghị lần thứ bảy về nông nghiệp, nông dân, nông

thôn. Hà Nội, 2008.

4. Trần Hải Châu, 2005. Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên, xác lập

mô hình kinh tế sinh thái nông hộ hợp lý phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ

khoa học địa lý tự nhiên. Trƣờng Đại học khoa học - Đại học Huế.

5. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Trịnh Thế Cƣờng, 2011. Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Ngân hàng, số 23, trang 41-45. 7. Nguyễn Thị Bích Diệp, 2012. Xây dựng nông thôn mới: Những bài học

rút ra từ thực tiễn. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, trang 51-53.

8. Nguyễn Xuân Đƣờng, 2014. Nghệ An phấn đấu có 20 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16. 9. Dƣơng Ngọc Hào, 2014. Về chính sách ƣu tiên vốn cho các chƣơng trình

nông nghiệp. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, trang 6-8.

10.Cát Chí Hoa, 2009. Từ nông thôn mới đến đất nước mới, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

11.Vũ Văn Hùng, 2010. Chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào nông nghiệp, nông thôn - Một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Kinh tế Châu Á -

Thái Bình Dương, số 311, trang 39-41.

12.Vũ Văn Hùng, 2011. Quan diểm về nâng cao hiệu quả liên kết 4 nhà: Nhà nƣớc, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Tạp chí Kinh tế Châu

Á - Thái Bình Dương, số 347, trang 40-42.

13.Vũ Văn Hùng, 2013. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng tăng trƣởng xanh. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, trang 17-19.

14. Vũ Văn Hùng và Nguyễn Thị Linh Hƣơng, 2013. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn của Hàn Quốc. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 347, trang 40-42.

15.Vũ Trọng Khải, 2004. Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã

hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại. Hà

Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

16.Trần Thị Lý, 2012. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xây dựng nông thôn mới. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 22, trang 26-27.

17.Lê Hoàng Oanh, 2014. Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cho các dự án thủy lợi. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, trang 26. 18.Bùi Tiến Phúc, 2014. Tái cơ cấu nông nghiệp: Những vấn đề đặt ra. Tạp

chí Kinh tế và Dự báo, số 13, trang 12.

19.Vũ Văn Phúc, 2011. Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

20.Hồ Ngọc Sỹ, 2014. Xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An - Thành công đến từ sự đồng thuận. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16.

21.Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hà Nội.

22. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về

phê duyệt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Hà Nội.

23. Nguyễn Kế Tuấn, 2006. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia.

24.UBND tỉnh Quảng Bình, 2010. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình.

25.UBND huyện Quảng Ninh, 2013. Báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo

huyện giai đoạn 2011-2012. Quảng Ninh.

26.UBND huyện Quảng Ninh, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011, 2012, 2013. Quảng Ninh.

27.UBND huyện Quảng Ninh, 2012. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015. Quảng Ninh.

28.UBND huyện Quảng Ninh, 2014. Báo cáo sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới. Quảng Ninh.

29.UBND huyện Quảng Ninh, 2012, 2013, 2014. Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2011, 2012, 2013. Quảng Ninh.

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 TT T ên x a ̃

Số tiêu chí đa ̣t đến năm 2011

Số tiêu chí đạt hàng năm

Tổng số 2012 2013 2014 2015 1 Lƣ ơng Ninh Bƣu điê ̣n, hình thức TCSX, Y tế, hệ thống chính trị xã hội vững mạnh, ANTTXH Quy hoa ̣ch và thực hiê ̣n quy hoạch, điê ̣n, giáo dục, y tế Nhà ở dân cƣ, văn hóa Trƣờng học, chợ, môi trƣờng Giao thông, thủy lơ ̣i, cơ sở vâ ̣t chất văn hóa, thu nhâ ̣p, hô ̣ nghèo, cơ cấu lao đô ̣ng 19 2 V ĩn h N in h Y tế, hình thức tổ

chƣ́c sản xuất, hê ̣ thống chính tri ̣ xã hô ̣i vƣ̃ng ma ̣nh, ANTTXH Quy hoa ̣ch và thực hiê ̣n quy hoạch, bƣu điê ̣n, điê ̣n, nhà ở dân cƣ, văn hóa Giáo dục môi trƣờng, Y tế, Trƣờng học, cơ cấu vâ ̣t chất văn hóa Giao thông, thủy lợi, cơ cấu lao đô ̣ng Thu nhâ ̣p, hô ̣ nghèo, chơ ̣ 19 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 99 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)