CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Lao động là nhân tố tất yếu và không thể thiếu đƣợc trong phát triển sản xuất để mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế. Theo niên giám thống kê năm 2013, huyện Quảng Ninh có 89.062 ngƣời; trong đó nam là 44.782 ngƣời, chiếm 50,28%, nữ có 44.280 ngƣời, chiếm 49,72%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong những năm qua tăng dần, đến năm 2013 là 11,12‰. Toàn huyện có 2 dân tộc sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 96% và dân tộc Vân Kiều chiếm 4%.
Lực lƣợng lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày một cao. Ngƣời lao động có truyền thống cần cù, chịu khó...Năm 2013 toàn huyện có 44.074 lao động trong độ tuổi, đây là nguồn tài nguyên vô giá đối với huyện. Công tác đào tạo nghề phát triển mạnh.
Tuy nhiên việc tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi ngoài thời gian lao động nông nghiệp để giúp nông dân phát triển kinh tế vƣơn lên làm giàu đang là vấn đề thách thức của huyện hiện nay. [22]
3.1.2.2. Đặc điểm văn hóa, y tế, giáo dục
- Về văn hoá: Quảng Ninh vốn nổi tiếng là đất hiếu học và văn vật; ngƣời Quảng Ninh có tính siêng năng, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất và dũng cảm, kiên trung, sẵn sàng xả thân vì đất nƣớc trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đổi mới và phát triển của đất nƣớc, ngƣời Quảng Ninh cũng luôn đi đầu trong học tập, xây dựng đời sống văn hoá.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa đƣợc triển khai có hiệu quả, trở thành động lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội có nhiều tiến bộ, các thiết chế văn hóa luôn đƣợc giữ vững và phát huy hiệu quả.
Đây là những điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh triển khai thực hiện các tiêu chí về văn hóa - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Các chƣơng trình y tế Quốc gia, phòng chống dịch bệnh đƣợc huyện chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là ngƣời nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi, đối tƣợng chính sách ngày càng đi vào nề nếp. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc tăng cƣờng nên đã chủ động khống chế các dịch bệnh. Mạng lƣới y tế từ huyện đến xã đã đƣợc đầu tƣ, kiện toàn đáp ứng cơ bản nhiệm vụ.
- Giáo dục và đào tạo
Mạng lƣới trƣờng lớp ở các cấp học, bậc học đƣợc sắp xếp hợp lý. Chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao, số lƣợng học sinh giỏi tăng và có nhiều giải cao, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đƣợc nâng lên. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ về mọi mặt.
3.1.2.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Việc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bƣớc thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và từng bƣớc rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
- Về giao thông: Huyện Quảng Ninh có 100% số xã có đƣờng ô tô về đến
trung tâm; các hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ qua huyện đƣợc mở rộng, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, bảo đảm giao thông đi lại khá thuận lợi.
- Thủy lợi: Đến năm 2014, trên địa bàn có 13 công trình hồ chứa nƣớc lớn nhỏ, 28 trạm bơm điện với tổng dung tích 128 triệu m3
,cónăng lực tƣới cho 8.343 ha. Đảm bảo cung cấp nƣớc sản xuất và nƣớc sinh hoạt cho các xã, thị trấn.
- Điện, nước: Hệthống điện, nƣớc ngày một phát triển, số hộ đƣợc sử dụng lƣới điện quốc gia và nƣớc sạch tăng khá cao so với giai đoạn trƣớc năm 2010.
- Về xây dựng đô thị và các khu dân cư nông thôn: Hệ thống khu dân cƣ,
cơ sở hạ tầng phát triển đã hình thành những khu đô thị tập trung, từ chổ chỉ có 1 thị trấn Quán Hàu với diện tích 324,4 ha, dân số 4.094 ngƣời năm 2010, đến nay huyện đã hình thành phát triển lên 1 thị trấn quy mô lớn và 3 thị tứ với quy mô 1.125,7 ha và 10.820 dân.
- Thông tin liên lạc: Hệ thống điểm phục vụ bƣu chính trên địa bàn có 2
tổng đài, 3 bƣu cục và 14 điểm bƣu điện văn hóa xã.
Về lĩnh vực viễn thông, đến nay có 15/15 xã, thị trấn có điện thoại, trên 90% lƣu vực không gian của huyện đƣợc phủ sóng thông tin di động; truy nhập và kết nối Internet băng thông rộng ngày càng phát triển, mức độ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đƣợc nâng cao.
- Về Công nghiệp - xây dựng: Chƣơng trình phát triển TTCN - ngành nghề
nông thôn thực hiện đạt kết quả khá, tạo đƣợc nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa. Hình thành khu làng nghề Quán Hàu thu hút các cơ sở TTCN đăng ký vào sản xuất. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, TTCN tăng dần trong cơ cấu kinh tế.
- Thương maị - dịch vụ: Chú trọng khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Thị trƣờng hàng hóa đƣợc mở rộng, mạng lƣới thƣơng mại bán lẻ phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ chuyển biến mạnh, các thành phần kinh tế thƣơng mại - dịch vụ đƣợc mở rộng và phát triển theo hƣớng tích cực.
- Về nông nghiệp: Nhờ chú trọng thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp, có năng suất cao, nên ngành nông nghiệp đạt đƣợc kết quả tốt. Sản lƣợng lƣơng thực bao gồm lúa và ngô hàng năm tăng khá. Huyện đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là các diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản; phát triển các mô hình kinh tế theo hƣớng kết hợp trồng trọt - chăn nuôi - nuôi trồng thủy
sản, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Tuy cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, nhƣng giá trị sản xuất vẫn tăng không ngừng.
Trên cơ sở đánh giá và phân tích những tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lợi thế so sánh của huyện Quảng Ninh trong xu hƣớng phát triển kinh tế của cả nƣớc, của tỉnh Quảng Bình thể hiện trên những mặt sau đây:
+ Sản xuất lương thực: Chỉ tính riêng tổng diện tích đất trồng lúa cả hai
vụ hàng năm của huyện là 7.621 ha, với năng suất bình quân gần 54 tạ/ha/vụ thì sản lƣợng lúa hàng năm bình quân đạt trên 41.100 tấn, cho thấy huyện Quảng Ninh hoàn toàn có khả năng ngoài cung cấp đủ gạo cho ngƣời dân trong huyện, thì lúa gạo còn có một tỷ lệ lớn trở thành hàng hoá trên thị trƣờng.
+ Về thực phẩm: Sản phẩm gia súc và gia cầm, thủy sản đáp ứng nhu cầu
trong huyện, cho thành phố Đồng Hới và ngoài tỉnh. Vùng cát của huyện có tập quán và điều kiện trồng rau, dƣa, mƣớp, hành, ớt... có thể cung cấp số lƣợng lớn cho thị trƣờng.
+ Về cây công nghiệp: Cây cao su, hồ tiêu có tiềm năng phát triển sản
phẩm xuất khẩu. Cây cao su đƣợc xác định là cây mũi nhọn của huyện. Đến năm 2015 Quảng Ninh có thể mở rộng diện tích lên đến 500 ha, dự kiến năm 2020 đạt 900 ha. Nếu đƣợc đầu tƣ nghiên cứu đúng mức, đƣợc các cấp, các ngành hỗ trợ thì có thể chuyển đổi một số lƣợng rất lớn từ diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất có thu nhập thấp thành đất trồng cây cao su và các cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao. Đây là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ khi nghiên cứu phát triển diện tích cây cao su trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
+ Về chăn nuôi: Với diện tích rất lớn đất vùng đồi, núi ở các xã Trƣờng
Xuân, Trƣờng Sơn, An Ninh, Vạn Ninh, Xuân Ninh, Vĩnh Ninh… cho phép Quảng Ninh phát triển mạnh chăn nuôi.
+ Về lâm nghiệp: Với diện tích đất lâm nghiệp 99.924,03ha chiếm 83,85%
trong phát triển rừng trồng. Mặt khác với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu của các xã vùng phía Tây huyện Quảng Ninh và đất rừng với độ dốc dƣới 250
cho phép phát triển các loại cây rừng, thông và nhiều cây trồng có hiệu quả kinh tế khác.
+ Về thủy sản: Quảng Ninh có mặt nƣớc ao hồ, sông suối khá lớn, có
diện tích cát ven biển có khả năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản rất tốt, nhất là nuôi tôm trên cát. Thực tế các trang trại trên đất Hải Ninh đã chứng minh tiềm năng nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao.
+ Về công nghiệp: Tiềm năng chính là sản xuất và chế biến vật liệu xây
dựng, trong đó sản xuất xi măng tại Quảng Ninh sẽ là một trong những trọng điểm của cả nƣớc để cung ứng cho khu vực phía Nam. Ngoài ra, các mỏ đá ở Rào Trù, Rào Đá, Áng Sơn có chất lƣợng tốt và cự ly vận chuyển ngắn, rất thuận lợi cho việc cung cấp đá để phục vụ cho các công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng dân dụng tại địa bàn Thành phố Đồng Hới…
Trong chiến lƣợc phát triển ngành xi măng của cả nƣớc thì Quảng Ninh đƣợc coi là điểm có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi. Những năm gần đây Quảng Ninh là địa chỉ mà các nhà đầu tƣ trong nƣớc quan tâm rất lớn về lĩnh vực khai thác nguyên liệu cho sản xuất xi măng và đá cho các công trình xây dựng.
Trong tƣơng lai quá trình đô thị hóa và cứng hóa nhà ở sẽ phát triển rất nhanh trên phạm vi cả nƣớc, đồng thời yêu cầu về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo phƣơng pháp công nghiệp, chế biến cao su ngày càng tăng thì nhu cầu bột CaCO3 càng lớn. Quảng Ninh có nguồn đá vôi có hàm lƣợng CaCO3 trên 55% là nguyên liệu rất tốt cho sản xuất bột vôi. Hiện nay đã có nhiều đơn vị đang nghiên cứu để xây dựng nhà máy sản xuất bột vôi cao cấp.
Trên địa bàn tỉnh, các Khu công nghiệp, Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo, Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu; các khu du lịch; các dự án trọng điểm đã và đang đƣợc xây dựng. Đáng chú ý là sân bay Đồng Hới; cảng biển Hòn La giai đoạn I cho tàu 10.000 tấn đã đƣa vào khai thác sử dụng... Nhiều cơ sở đã và đang đƣợc
hình thành, phát triển trên địa bàn huyện Quảng Ninh nhƣ: Nhà máy xi măng Áng Sơn 1, Áng Sơn 2... Đã hình thành nền tảng căn bản cho việc phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong thời gian tới không chỉ cho huyện mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình và cả nƣớc.
+ Dịch vụ: Quảng Ninh là cửa ngõ phía Nam của Thành phố Đồng Hới, trƣớc mắt và trong tƣơng lai, khi thành phố mở rộng thì hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lƣợng.
Có thể nói Quảng Ninh đang phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh khá thuận lợi và có nhiều cơ hội.
Bên cạnh những lợi thế thì huyện Quảng Ninh có những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là:
Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất còn hạn chế, trình độ sản xuất và công nghệ chƣa cao, năng suất lao động thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chƣa mạnh và còn gặp nhiều khó khăn mọi mặt về vốn, trang bị kỹ thuật công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm...
Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân còn hạn chế và chƣa đƣợc đồng bộ, nên sức thu hút đầu tƣ chƣa cao. Một số công trình xây dựng còn kéo dài nhiều năm nên hiệu quả đầu tƣ còn thấp.
Trình độ dân trí vẫn ở mức thấp, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hạn chế. Số ngƣời không có việc làm và thiếu việc làm tỷ lệ còn khá cao, một số tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tăng phức tạp. Là một trong những huyện có tỷ lệ sản xuất hàng hóa và tích lũy nội bộ nền kinh tế còn thấp, thu ngân sách năm 2013 chỉ đạt xấp xỉ 13,3% tổng chi (thu ngân sách 56,8 tỷ đồng, chi ngân sách 425,7 tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém, lại chƣa đồng bộ.
Dân số tăng, trẻ em suy dinh dƣỡng chiếm tỷ lệ còn cao. Một bộ phận dân cƣ, đặc biệt là ở miền núi, miền biển còn gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn, nhất là giữa vùng đô thị, vùng trung tâm, vùng có lợi thế so với vùng sâu, vùng xa. Thu nhập của một bộ phận dân cƣ còn thấp, nhất là dân cƣ vùng nông thôn, miền núi.
Do ngƣời dân mới làm quen với cơ chế thị trƣờng, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu, vì vậy sẽ có những khó khăn, thách thức trong cạnh tranh.
Thách thức về nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng gia tăng, thách thức trong phát triển kinh tế phải đảm bảo bền vững, công bằng xã hội... Những thách thức này đòi hỏi việc xác định phƣơng hƣớng phát triển của huyện trong tƣơng lai cũng nhƣ việc đề ra những nhiệm vụ, những giải pháp đảm bảo cho các định hƣớng phát triển phải dựa trên việc nắm bắt các cơ hội nêu trên, khắc phục những nguy cơ, những khó khăn tiềm ẩn.