Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 92 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng thành công mô hình nông

4.2.4. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng

Lồng ghép các chƣơng trình, dự án, kêu gọi các tổ chức, các doanh nghiệp đầu tƣ; lựa chọn công trình ƣu tiên để bố trí nguồn vốn phù hợp, đa dạng các hình thức để thu hút đầu tƣ trên địa bàn các xã để thực hiện các tiêu chí.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Ƣu tiên công trình cần thiết nhất phục

vụ cho nhu cầu cộng đồng, phục vụ sản xuất, công trình văn hóa, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng...

Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mƣơng, cứng hóa giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

- Mạng lưới giao thông

Phát triển mạng lƣới giao thông nhằm phục vụ sự giao lƣu đi lại của nhân dân, phục vụ cho các chƣơng trình và lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Bảo đảm thuận tiện giao thông giữa các vùng trên địa bàn. Phát triển các trục giao thông chủ đạo, củng cố xây dựng các tuyến đƣờng quốc phòng Bảo Ninh - Hải Ninh - Ngƣ Thủy dài 20 km, rộng 8 m lên 34 m; đƣờng biên giới Việt - Lào; đƣờng Khe Đen - Dốc Mây. Mở rộng đƣờng tỉnh lộ 596B hiện trạng từ 10 m, lên 20 m. Nâng cấp, mở rộng một số tuyến đƣờng giao thông liên xã nhƣ đƣờng Võ Ninh - Gia Ninh - Hồng Thủy; đƣờng Hiển Vinh đi Trƣờng Ninh Châu; đƣờng Nà Lâm - Trƣờng Sơn; đƣờng Dinh Mƣời - Hải Ninh; đƣờng Võ - Hàm - Duy…, các tuyến đƣờng liên thôn, liên xóm và cứng hóa giao thông nông thôn trên toàn huyện.Thành lập 2 bến xe

phục vụ nhu cầu giao thông vận tải, đó là bến xe Quán Hàu và bến xe Áng Sơn. Hệ thống các cầu quan trọng cần đƣợc đầu tƣ nhƣ cầu Hồng Sơn - Tân Sơn, cầu Mỹ Trung, cầu Văn La - Phú Cát, cầu Hà Kiên - Trần Xá.

- Mạng lưới cấp điện

Phát triển nguồn điện đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng đầu tƣ mạng lƣới điện ở vùng sâu vùng xa để phục vụ chƣơng trình phát triển kinh tế miền núi. Tận dụng các nguồn thủy năng của khe suối để phát triển thủy điện nhỏ, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng tại chỗ. Tập trung nguồn lực cho phát triển mạng lƣới điện hạ thế đến các vùng nông thôn. Cải tạo nâng cấp tất cả các công trình điện hiện có. Xây dựng một số trạm hạ thế cho các vùng nông thôn, nhất là điện cho 2 xã miền núi.

Nâng cấp trạm biến áp Áng Sơn, xây dựng mới trạm biến áp trung gian Dinh Mƣời, hoàn chỉnh mạng lƣới điện trên địa bàn toàn huyện. Kéo hệ thống điện lƣới hoặc các nguồn điện khác nhƣ thủy điện nhỏ, điện năng lƣợng mặt trời, điện quạt gió phục vụ cho toàn bộ đồng bào dân tộc 2 xã Trƣờng Xuân, Trƣờng Sơn.

- Công trình và hệ thống cấp nước

Tập trung ƣu tiên giải quyết nƣớc sạch cho các vùng nông thôn, đặc biệt quan tâm nƣớc sạch đến các xã miền núi, miền biển, các vùng bị ảnh hƣởng lũ lụt và đến các đối tƣợng nghèo. Tiếp tục đầu tƣ, khai thác và bảo vệ các nguồn nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống, cải thiện từng bƣớc tình hình cấp thoát nƣớc ở vùng thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp - TTCN tập trung, vùng khan hiếm nguồn nƣớc.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cấp nƣớc sinh hoạt cho Bắc Long Đại và 5 xã Vạn Ninh, An Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh, Tân Ninh. Mở rộng cấp nƣớc sinh hoạt cho toàn bộ dân hai xã Lƣơng Ninh, Vĩnh Ninh và các xã vùng cát Hải Ninh, Gia Ninh, Võ Ninh. Phấn đấu đƣa tỷ lệ sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2015 là 85% và 90% vào năm 2020.

- Công trình thủy lợi

Đầu tƣ tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, cải tiến công tác quản lý thủy nông để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thuỷ lợi. Phát huy hiệu quả công trình thủy lợi Rào Đá và các công trình hồ đập hiện có. Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công hồ Trôốc Trâu, để đến năm 2015 đƣa vào khai thác. Nạo vét hồ Trúc Ly. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Lƣơng Ninh, Vĩnh Ninh, hệ thống thủy lợi Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh; nâng cấp kênh chính Cẩm Ly. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, trên 90% diện tích chủ động đƣợc nƣớc tƣới tiêu. Hoàn chỉnh các tuyến đê ngăn mặn. Song song với việc xây dựng các công trình đầu mối cần phải tiến hành bê tông hóa các hệ thống kênh mƣơng nội đồng để giải quyết nguồn nƣớc tƣới cho toàn huyện và điều tiết lũ lụt ở hạ lƣu.

Giải quyết nƣớc tƣới chủ động, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, đảm bảo tiêu úng nhanh trong mùa mƣa lũ, đồng thời ngăn mặn, ngọt hóa vùng ven sông, giữ đất, giữ ẩm chống xói mòn vùng đồi núi, từng bƣớc tạo điều kiện cho nông nghiệp đi vào thâm canh, chuyên canh. Phấn đấu đến năm 2015 diện tích tƣới đạt 9.000 ha, tiêu úng đạt 850 ha.

Tiếp tục đầu tƣ khai thác và bảo vệ các nguồn nƣớc bằng các công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, nhằm đáp ứng nhu cầu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, cấp nƣớc cho công nghiệp và nƣớc sinh hoạt cho dân.

Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp không thể thiếu đƣợc trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, trạm trại kỹ thuật, cơ sở dịch vụ nông nghiệp càng hoàn thiện thì càng tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng thâm canh, đa dạng hoá sản

phẩm. Thực tế ở huyện Quảng Ninh những năm qua cho thấy để đƣa đƣợc những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia vào chƣơng trình thâm canh cây lƣơng thực và chƣơng trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chƣơng trình sản xuất hàng hoá….thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tạo mặt bằng cho sản xuất có một ý nghĩa quan trọng.

Để hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ nay đến năm 2015, định hƣớng đến 2020, huyện Quảng Ninh cần phải tiếp tục đầu tƣ xây dựng mạnh hơn để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ: Đầu tƣ mạng lƣới giao thông nội đồng, tiếp tục đầu tƣ xây dựng mƣơng máng công trình thuỷ lợi, nhất là nâng cao năng lực của các công trình thuỷ lợi đảm bảo cho thâm canh và đa dạng hoá cây trồng ở các khu vực tập trung. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp lƣới điện, đƣa điện phục vụ phát triển sản xuất TTCN, tạo thuận lợi phát triển nghề phụ trong nông nghiệp. Nâng cấp toàn bộ hệ thống giao thông, nhựa hoá, bê tông hoá các tuyến đƣờng trong nông thôn, hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng. Kiên cố hóa hệ thống trƣờng học trạm y tế, chọ nông thôn...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)