Thị phần chuyên chở của đội tàu biển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội tàu biển việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 45)

2.1. Tổng quan về vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc

2.1.4. Thị phần chuyên chở của đội tàu biển Việt Nam

Bảng 2.4.Thị phần chuyên chở của đội tàu biển Việt Nam

Đơn vị tính: %

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Thị phần đội tàu biển Việt Nam

19,6 20,1 21,9 21,4 22,1 22,3 22,2 ~23,0 Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Biểu đồ 2.2. Thị phần đội tàu biển Việt Nam năm 2011

Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam

Thị phần đảm nhiệm của đội tàu biển Việt Nam tăng từ 19,6% (năm 2004) lên 22,1 % (năm 2008) và ~23% (năm 2011). Mặc dù, đây là một tín hiệu mừng cho ngành vận tải biển Việt Nam nhưng cũng là con số khá khiêm tốn, đội tàu biển Việt Nam vẫn chưa đủ sức gánh vác yêu cầu đặt ra do vận tải biển yêu cầu ra.

Cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và định hướng đúng đắn của chính phủ trong việc tập trung phát triển ngành vận tải biển, theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển sẽ là nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2020 là 35% và vận tải biển nội địa là 100%.

Với số tàu và khối lượng hàng hoá vận chuyển của đội tàu quốc gia đã tăng đáng kể so với năm 2000 (trên 50%). Nhưng ngay trên sân nhà, đội tàu biển Việt Nam vẫn phải "nhường" tới gần 80% miếng bánh thị phần cho thương thuyền nước ngoài. Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 31/6/2011 đã có 44 tàu trọng tải từ 6.000 - 27.000 DWT treo cờ Panama, Bahamas, Liberia, Nhật Bản, Antigua Barbuda, Campuchia… được cấp phép vận chuyển tuyến nội địa. Với lực lượng hùng hậu kể trên, thị phần vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển của đội tàu biển treo cờ Việt Nam đã tụt xuống mức thê thảm: chỉ còn 6%! Vì vậy, hàng loạt doanh nghiệp vận tải biển trong nước đứng trước nguy cơ phá sản.

23%

77%

Đội tàu biển Việt Nam Đội tàu biển nước ngoài

Ngành vận tải biển đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong quá trình cùng đất nước phát triển nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, ngành vận tải biển đang phải nỗ lực đầu tư, nâng cao hiệu quả và năng lực vận tải để đáp ứng được nhu cầu trong nước và giữ vững thị phần trước sức ép cạnh tranh của các công ty vận tải nước ngoài. Chủ tàu của ta thì bất lực trong việc đàm phán giành quyền vận tải.

Các chủ tàu nội của chúng ta chưa tìm được cách nào để vượt qua được 23% thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong khi đó không ít những con tàu - phần lớn đội tầu của các doanh nghiệp vận tải biển (với những con tầu hiện đại nhất, tốt nhất của ta) đang khai thác trên các thị trường Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á.

Các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam hầu như không có quyền chủ động chọn tàu do thói quen “mua FOB, bán CIF” nên quyền chọn tàu hầu hết là của thương nhân nước ngoài. Lúc thì không có quyền chủ động chọn tàu vận tải, khi có quyền thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng không tin, không hợp tác với các các chủ tàu trong nước nên hàng ngày, tại các cảng lớn của ta, hàng nhập khẩu thì không nói làm gì nhưng ngay cả những mặt hàng xuất với khối lượng lớn như dầu thô, than, gạo… vẫn đi tàu nước ngoài. Và hàng năm làm thất thu một khoản ngoại tệ lớn khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đi thuê tàu nước ngoài.

Để tránh nguy cơ mất thị phần, các doanh nghiệp trong nước phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó mở rộng phạm vi hoạt động ra các nước khác. Luật pháp phải điều chỉnh để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế và đặc biệt cần sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với sự hỗ trợ của chính phủ từ nguồn vốn cũng như đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội tàu biển việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)