2.1. Tổng quan về vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
2.1.2. Khối lượng hàng hoá vận chuyển
Vài năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng lượng hàng hoá lưu thông nội địa, các mặt hàng xuất nhập khẩu như gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, dầu thô, khí đốt… cũng tăng đáng kể. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới có sự tăng trưởng rõ rệt.
Ngoài 2 mặt hàng lớn là gạo và phân bón, một số mặt hàng khác như cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản xuất sang châu Âu, Mỹ cũng tăng nhanh. Khối lượng hàng hoá vận chuyển ven biển giai đoạn 2001 - 2010 tăng trung bình 17%/năm. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2001 là 57,79 triệu tấn, đến năm 2010 đạt 108 triệu tấn và đến năm 2020 dự kiến sẽ là 210 triệu tấn.
Thị trường hàng hóa trong nước có nhiều khởi sắc, thị trường nước ngoài có những tín hiệu đáng mừng. Trong khu vực, Indonesia và Philippines vẫn là 2 nước nhập khẩu gạo lớn của nước ta. Lượng hàng xuất nhập khẩu của Thái Lan cũng vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, đội tàu biển của những nước này không đáp ứng kịp, vì vậy, đội tàu biển Việt Nam ngoài việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước vẫn còn nhiều cơ hội để chia sẻ thị trường với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành vận tải biển Việt Nam.
Việc thông thương những khối lượng hàng lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu dựa vào vận tải biển. Đặc biệt, do không có biển nên hầu hết lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đều thông qua các cảng biển Việt Nam vì thế việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đã và sẽ là nguồn hàng lớn cho đội tàu biển của chúng ta. Ngoài ra, còn phải kể đến Ấn Độ đang thiếu nghiêm trọng tàu vận chuyển do lượng hàng xuất nhập khẩu quá lớn.
Bảng 2.2. Khối lƣợng vận tải biển do đội tàu Việt Nam thực hiện giai đoạn 2004-2011
Đơn vị tính: triệu tấn, TEU
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng sản lượng VTB đội tàu Việt
Nam 37,517 42,653 49,480 61,317 69,386 78,460 88,320 ~96,000 Vận tải quốc tế 22,573 26,523 36,300 44,286 47,389 53,635 58,080 ~66,000 Vận tải trong nước 14,574 16,130 13,180 17,031 21,997 24,825 26,040 ~30,000 Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam
Từ bảng số liệu 2.2, ta thấy được năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của đội tàu biển Việt Nam thực hiện. Trong những năm gần đây, khối lượng vận tải biển của đội tàu Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2004 là 37,517 triệu tấn, đến năm 2011 là khoảng 96 triệu tấn. Trong đó, khối lượng vận tải biển quốc tế tăng trưởng với tốc độ khá, so với vận tải trong nước (tăng 15,7%/năm).
Đầu năm 2010, sản lượng vận tải biển của các doanh nghiệp trong nước tăng nhanh. Quý II/2010 đạt 21,1 triệu tấn, tăng 31% so với quý I và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2009, tổng sản lượng hàng hóa vận tải biển của các doanh nghiệp đạt xấp xỉ 80 triệu tấn (trong đó, Tổng Công ty Hàng hải VN - Vinalines đạt gần 33 triệu tấn, năng lực vận tải biển chiếm 60% của cả nước), tăng 15% so với năm 2008, nhưng về doanh thu và lợi nhuận thì lại giảm đi rất nhiều. Bước sang năm 2010, lợi nhuận các doanh nghiệp vận tải tăng lên, mặc dù tỷ suất sinh lời vẫn còn thấp so với giai đoạn trước khủng hoảng bởi áp lực chi phí lãi vay, khấu hao vẫn còn lớn và giá cước chỉ mới ở giai đoạn đầu của tăng trưởng. Theo dự báo của Bộ
GTVT, tổng lượng hàng qua cảng Việt Nam đến năm 2015 vào khoảng 500 triệu tấn, năm 2020 khoảng 1 tỷ tấn, năm 2030 khoảng 2 tỷ tấn. Có thể thấy, trong tương lai, nguồn hàng cho ngành vận tải biển của Việt Nam là rất lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển không ngừng của ngành này.