2.2. Thực trạng đội tàu biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.6. Mối quan hệ giữa phát triển đội tàu với hoạt động ngoại thương
a) Phát triển đội tàu biển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương
Lợi ích của vận tải biển trong đó có đội tàu biển mang lại được thể hiện trên các mặt về kinh tế - xã hội - chính trị và ngoại giao đặc biệt là thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các nhà chuyên môn kết luận, một đội tàu biển mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích như tạo nguồn thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết việc làm, tăng cường thương mại quốc tế và an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Đội tàu biển là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu của hàng hải và đặc thù là một ngành kinh doanh có tính chất dây truyền khép kín giữa “Đội tàu - cảng biển - hệ thống dịch vụ”.
Tất cả các phương thức vận tải đều có thể tham gia chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, lựa chọn phương thức nào để vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: loại hàng, hành trình của hàng hoá, điều kiện buôn bán, yêu cầu của khách hàng... Một yếu tố quan trọng nữa cần phải tính đến là đặc điểm, ưu, nhược điểm của từng phương thức vận tải. Sau đây là bảng so sánh tính ưu việt (1 là tốt nhất, 5 là kém nhất) của từng phương thức vận tải theo một số các tiêu chí, như: tốc độ.
Bảng 2.6. So sánh tính ƣu việt của từng phƣơng thức vận tải Xếp
hạng
Tốc độ Tính đều đặn
Độ tin cậy Năng lực vận chuyển Tính linh hoạt Giá thành 1 Đường không Đường ống Đường ống
Đường thuỷ Đường ô tô Đường thuỷ 2 Đường ô tô Đường ô tô Đường ô tô Đường sắt Đường sắt Đường ống 3 Đường sắt Đường không Đường sắt
Đường ô tô Đường không Đường sắt 4 Đường thuỷ Đường sắt Đường thuỷ Đường không Đường thuỷ Đường ô tô 5 Đường ống Đường thuỷ Đường không Đường ống Đường ống Đường không Nguồn: Vận tải Ngoại thƣơng (GS.TS. Hoàng Châu- ĐH Ngoại Thƣơng)
Qua bảng trên ta thấy về tốc độ vận tải hàng không có tốc độ cao nhất, về năng lực vận chuyển và giá thành Vận tải đường thuỷ (Đường biển và Đường sông) là ưu việt nhất... Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào hành trình của hàng hoá, cũng có thể lựa chọn hình thức vận tải đa phương thức (kết hợp nhiều phương thức vận tải) để khắc
phục nhựơc điểm của phương thức vận tải này, phát huy ưu điểm của phương thức vận tải kia nhằm đưa hàng hoá từ nơi đi tới nơi đến một cách hiệu quả nhất.
Đội tàu biển kết hợp các phương thức vận tải khác tạo mạng lưới giao thông thông suốt trong vận tải hàng hoá. Sự phát triển của đội tàu biển có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động xuất nhập khẩu, cả hai tác động qua lại hỗ trợ cho nhau.
Bảng 2.7. Sản lƣợng hàng hóa và số lƣợng đội tàu quốc gia chuyên chở
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Sản lượng hàng hóa
(triệu tấn) 61.32 69.39 78.46 88.32 ~96.00 Số lượng đội tàu quốc
gia (chiếc) 1219 1445 1598 1636 1691
Tổng sản lượng xuất nhập khẩu quốc gia (tỷ
USD) 111,3 143,4 127.0 155,6 202,1
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam
Biểu đồ 2.3.
Sản lượng hàng hóa do đội tàu biển chuyên chở
61.32 69.39 78.46 88.32 96 0 50 100 150 2007 2008 2009 2010 2011 năm Triệu tấn Sản lượng hàng hóa
Số lượng đội tàu quốc gia 1219 1445 1598 1636 1691 0 500 1000 1500 2000 2007 2008 2009 2010 2011 năm ch iế
c Số lượng đội tàu quốc
gia
Giá trị xuất nhập khẩu
111.3 143.3 127 155.6 202.1 0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 năm tỷ U S D
giá trị xuất nhập khẩu
Nguồn: Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam
Từ bảng 2.6, ta thấy mối quan hệ giữa đội tàu biển với hoạt động ngoại thương. Có thể nói, từ năm 2007 trở lại đây, đội tàu biển tăng trưởng khá về số lượng, và sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.
Vận tải biển đảm bảo chuyên chở hàng hoá trên 80% khối lượng hàng hoá xuất khẩu. Với khối lượng hàng hoá lớn như thế nên bất cứ sự biến động nào của thị trường vận tải biển cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Một đội tàu mạnh hoạt động trên nhiều tuyến cùng hệ thống cảng biển và dịch vụ vận tải phù hợp sẽ tận dụng được tối đa những ưu thế của vận tải biển.
Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng nhất định trong giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu do đó vận tải biển với ưu thế giá cước thấp và đặc biệt những đội tàu biển
càng có chi phí thấp càng có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển tăng cường cạnh tranh hàng hoá trên thị trường quốc tế. Nếu đội tàu biển đáp ứng chuyên chở được nhiều loại hàng hoá đến nhiều thị trường khác nhau càng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá phát triển. Điều này được thể hiện khá rõ khi hàng hoá Việt Nam được xuất nhập khẩu trên nhiều thị trường nhưng đội tàu Việt Nam không đủ năng lực, các hãng doanh nghiệp Việt Nam phải thuê tàu của các hãng tàu nước ngoài. Như vậy vận tải biển Việt Nam bỏ mất một phần đáng kể thị phần cho hãng tàu nước ngoài.
Ngoài việc chuyên chở hàng hoá cho quốc gia mình đội tàu biển còn có thể thực hiện xuất khẩu sản phẩm vận tải bằng cách chuyên chở hàng hoá cho nước khác. Việc xuất khẩu sản phẩm vận tải cũng góp phần phát triển thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá phát triển.
Đội tàu biển quốc gia phát triển sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá phát triển đồng thời thay đổi thói quen mua CIF, bán FOB của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam dẫn tới tăng thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho đội tàu biển Việt Nam.
Sự phát triển đội tàu biển quốc gia góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ góp phần tích cực và bảo vệ cán cân thanh toán quốc tế. Nếu đội tàu biển không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở của ngoại thương thì đòi hỏi phải chi ra một lượng ngoại tệ để nhập khẩu sản phẩm vận tải. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải có thể làm cho cán cân thương mại và thanh toán quốc tế xấu đi. Trái lại sự dư thừa trong cán cân thanh toán về dịch vụ vận tải có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong cán cân mậu dịch nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung.
Đội tàu biển phát triển mạnh sẽ tác động trực tiếp vào thị trường đặc biệt nhằm giảm cước, ổn định và có lợi cho hoạt động ngoại thuơng. Để hoạt động xuất nhập khẩu phát triển thì cần phải tăng thị phần chuyên chở hàng hoá
Mặc dù, thời điểm hiện tại đội tàu biển Việt Nam mới chỉ đáp ứng đuợc gần 30% thị phần trong nước, tuy nhiên khi chúng ta đã gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế quốc tế khác hoạt động ngoại thương sẽ là động lực thúc đẩy phát triển đội tàu biển quốc gia. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng tăng, vận tải biển chiếm trên 80% khối lượng vận chuyển, đây là nhân tố thuận lợi để phát triển đội tàu biển.
Đội tàu biển Việt Nam vẫn chưa giành được thị phần tương ứng với năng lực và yêu cầu. Điều này không chỉ làm các công ty vận tải biển lâm vào tình trạng thừa tàu (thường xuyên có trên 30% năng lực của đội tàu biển không sử dụng). Không có doanh thu, không có vốn để đổi mới và nhà nước mất đi một khoản ngoại tệ lớn khi phải thuê tàu nước ngoài và thất thu ngoại tệ khi đội tàu biển Việt Nam không tận dụng được thuận lợi về thị trường của mình. Cán cân thanh toán thâm hụt về hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam càng không có sức cạnh tranh. Trước bất cập này nhà nước, các doanh nghiệp vận tải và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có nhiều biện pháp và nỗ lực để khắc phục nhưng cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém. Chính sự yếu kém của đội tàu là vấn đề cần phải được quan tâm và khắc phục nhiều nhất, vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của đội tàu biển cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất thị phần vào tay các hãng tàu nước ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, vận tải biển và dịch vụ cảng biển được coi là hạ tầng quan trọng, là đầu vào và đầu ra của một nền kinh tế. Để Việt Nam thoát khỏi tình trạng là nước kém phát triển thì tăng trưởng hàng năm của quốc gia phải đạt từ 8,5%/năm trở lên. Để có tốc độ phát triển này thì cảng biển và vận tải biển phải đi trước 1 bước. Sự tăng trưởng của ngành này phải đạt từ 10%/năm trở lên. Hiện nay sự phát triển của ngành hàng hải chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Vận tải biển cả nước mới đạt năng lực 3,6 triệu DWT, bằng 18% tổng năng lực vận tải biển, đội tàu thì già cũ và lạc hậu, còn cảng biển hầu hết đã hết công suất. Trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam chiếm trên
50% GDP và nhập khẩu cũng chiếm trên 50% GDP. Trong số 100 đồng làm ra thì có tới 60 đồng được đem bán ra nước ngoài và bên cạnh đó là phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ cho làm hàng xuất khẩu. Nhưng đến nay năng lực đội tàu và cảng biển không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, các doanh nghiệp vận tải biển cần xem lại năng lực hoạt động của mình, những ưu nhược điểm nhằm tìm cách khắc phục để phát triển và hoàn thiện hơn đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trong kì hội nhập WTO khi hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng, việc đổi mới và hoàn thiện đội tàu biển ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển vào cuộc mà nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có những phương hướng mới đưa vận tải biển Việt Nam khởi sắc với một đội tàu mạnh đảm bảo chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu quốc gia và quốc tế. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước điều chỉnh cán cân thanh toán thương mại quốc tế.