Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên theo kết quả đầu ra qua kho bạc nhà nước việt nam (Trang 38)

1.3.1. Kinh nghiệmcủa Hoa Kỳ

a) Khái quát chung

Công cuộc cải cách khu vực công ở Hoa Kỳ đƣợc tiến hành từ lâu và diễn ra liên tục hƣớng tới mục tiêu thực thi cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, nhƣng cho đến năm 2001 thì vấn đề quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra mới đƣợc định hình.

Từ tháng 8-2001, Tổng thống Hoa Kỳ đã triển khai thực hiện kế hoạch đầy tham vọng về cải cải cách quản lý Chính phủ và nâng cao chất lƣợng hoạt động.

Đối với các cơ quan Chính phủ, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hoạt động trong 1 thời kì trng hạn (3-5 năm).

Mỗi chƣơng trình cần cụ thể hóa các nội dung: + Nội dung

+ Kết quả kì vọng + Kế hoạch hoạt động + Phƣơng thức quản lý

+ Tính toán và đo lƣờng hiệu quả

Đồng thời các cơ quan cũng xác định đƣợc mức độ ƣu tiên với từng chƣơng trình, từng hoạt động trong mỗi chƣơng trình để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân bổ ngân sách.

Văn phòng quản lý ngân sách căn cứ vào đánh giá tình hình kết quả hoạt động của các cơ quan Chính phủ dự toán ngân sách do các cơ quan này trình lên để thảo luận đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc:

Bước 1: Đánh giá lại các hoạt động theo chƣơng trình, dự án có đạt hiệu quả

mang lại lợi ích cho Chính phủ Hoa Kỳ hay không.

Bước 2: So sánh kết quả và hiệu quả của từng chƣơng trình và các chƣơng

trình tƣơng tự, so sánh với thời kì trƣớc, so sánh giữa các cơ quan khác…

Bước 3: Xác định mục tiêu, kết quả cho thời kì mới

Bước 4: Thảo luận và đƣa ra các quyết định về ngân sách để thực hiện các

nhiệm vụ và các hoạt động trong năm mới.

Có thể nói cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra cho những ngƣời đứng đầu các cơ quan Chính phủ quyền hạn cao hơn, những trách nhiệm cũng lớn đối với các khoản chi ngân sách. Chính vì thế, nó bảo đảm hiệu quả trong hoạt động của mình và mỗi cơ quan Chính phủ phải thƣờng xuyên tự đánh giá hoạt động cơ quan mình thông qua cơ chế và tổ chức do cơ quan đó đặt ra.

c) Một số điều kiện hỗ trợ việc thực thi cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra

Để thực thi cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Chính phủ mà cụ thể là tổng thống Hoa Kỳ đã thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử để thực hiện công khai dân

chủ nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động của các cơ quan Chính phủ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập cơ sở dữ liệu nhanh, chính xác về hiệu lực đối với các hàng hóa, dịch vụ mà các cơ quan Chính phủ cung cấp cho xã hội.

Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống dữ liệu về tình hình chi ngân

sách, tình hình và kết quả hoạt động của các cơ quan Chính phủ.

Thứ ba, triển khai thực hiện chƣơng trình nâng cao trình độ, năng lực nguồn

nhân lực.

1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc đã thực hiện cải cách quy trình quản lý NSNN theo kết quả đầu ra gắn với xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, cách tiếp cận cụ thể nhƣ sau:

a) Bối cảnh xây dựng hệ thống:

- Nhu cầu cải cách chính sách tài khóa từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 với bối cảnh của Hàn Quốc thời điểm đó nhƣ sau:

Hình 1.1: Nhu cầu cải cách chính sách tài khóa của Hàn Quốc năm 1997 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát Chính phủ điện tử Hàn Quốc (Bộ Tài chính, 2012)

- Bốn sáng kiến cải cách tài chính đã đƣợc triển khai nhƣ sau: + Lập Kế hoạch quản lý Tài chính quốc gia;

+ Lập ngân sách từ trên xuống (mức trần theo ngành/ lĩnh vực); + Định hƣớng việc lập ngân sách dựa trên hiệu quả (kết quả đầu ra);

+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kế toán tích hợp dBrain.

Hình 1.2: So sánh phƣơng pháp quản lý ngân sách cũ và mới của Hàn Quốc Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát Chính phủ điện tử Hàn Quốc (Bộ Tài chính, 2012)

- Quy trình quản lý ngân sách đã đƣợc Hàn Quốc cải cách thành công, hoạt động hiệu quả trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Quy trình lập, phân bổ ngân sách và quản lý mua sắm trên dBrain có thể tóm tắt như sau:

a) Quy trình chung về lập ngân sách:

+ Các Bộ (cơ quan chủ quản) sử dụng ngân sách trình kế hoạch sử dụng ngân sách với Bộ Tài chính và Kế hoạch.

+ Bộ Bộ Tài chính và Kế hoạch thẩm định và gửi lại các Bộ yêu cầu.

+ Sau khi Bộ chủ quản nhận hạn độ ngân sách kế hoạch 5 năm sẽ tiếp tục lập kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm cho từng đơn vị thành viên, sau đó trình lại Bộ Tài chính và Kế hoạch thẩm định.

+ Bộ Tài chính và Kế hoạch thẩm định và trình Quốc hội phê chuẩn.

b) Quy trình lập kế hoạch vốn của 01 dự án trên dBrain: Các Bộ ngành và các đơn vị dự toán tham gia trực tiếp vào quá trình lập, phân bổ kế hoạch vốn trên dBrain, có 3 tác nhân chính:

+ Quản trị dự án có nhiệm vụ lập và đề xuất kế hoạch vốn cho dự án trực tiếp trên hệ thống (Hệ thống hỗ trợ lấy thông tin từ năm trƣớc, thông tin phân bổ và chi

tiêu của từng hạng mục nhỏ và màn hình nhập kế hoạch vốn dự kiến cho năm tiếp theo).

+ Giám đốc tài chính: Thông tin đã đƣợc nhập từ Quản trị dự án sẽ đƣợc chuyển lên Giám đốc tài chính (các Bộ chủ quản) để thẩm định, điều chỉnh so với yêu cầu từ Quản trị dự án. Màn hình của Giám đốc tài chính cho phép hiển thị toàn bộ yêu cầu của Quản trị dự án đã nhập và thông tin của Giám đốc tài chính đƣa vào hệ thống. Ngoài ra Giám đốc tài chính có thể xem về tình thực thực hiện dự toán năm trƣớc, năm nay và theo từng năm và báo cáo quyết toán để phân tích đánh giá nội dung đề xuất của Quản trị dự án.

+ Bộ trƣởng tài chính: Phê duyệt, quyết định (Bộ Tài chính và Kế hoạch). Trên màn hình sẽ xem đƣợc cơ quan đề nghị, ngày đề nghị, tình trạng đề nghị,… Bộ trƣởng tài chính sẽ tổng hợp và phê duyệt trƣớc khi nhập vào màn hình để trình Quốc hội.

c) Các bƣớc thực hiện mua sắm và hạch toán kế toán: + Đăng ký

+ Ký kết hợp đồng + Phê duyệt ngân sách + Thanh toán

+ Quản lý thông tin phản hồi.

Quy trình này có sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Kế hoạch và cơ quan quản lý mua bán công đƣợc thực hiện trên 2 hệ thống dBrain và hệ thống thanh toán. Có kết nối đến nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ để nhập thông tin chào hàng, ghi nhận ý kiến,…

Ví dụ: 01 cán bộ muốn mua máy tính theo tiêu chuẩn định mức đƣợc cấp: Vào hệ thống dBrain để nhập yêu cầu mua sắm hàng hóa, sau khi đƣợc phê duyệt sẽ vào xem các hàng hóa, sản phẩm đang đƣợc chào trên hệ thống để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Sau khi nhập xong yêu cầu mua bán, hệ thống sẽ kết nối giữa đơn vị mua bán công và Bộ Tài chính để cập nhật lựa chọn thông tin nhà cung cấp và phê duyệt

thanh toán. Nếu các nội dung thông tin đệ trình mua sắm đáp ứng tất cả các quy định của luật pháp thì việc mua sắm đƣợc thực hiện hoàn tất.

Khi nhà cung cấp đã chuyển hàng thì thông qua Cổng mua bán công để kiểm tra việc nhận hàng hóa của ngƣời mua. Sau đó tích hợp thông tin kiểm tra với hệ thống dBrain, và ngƣời mua thực hiện xác nhận trên dBrain, Bộ Tài chính và Kế hoạch sẽ kiểm tra đƣợc các thông tin yêu cầu, đáp ứng yêu cầu. Đồng thời nhà cung cấp cũng sẽ kiểm tra theo dõi đƣợc việc mua bán và giao nhận hàng hóa trên hệ thống dBrain.

Bộ Bộ Tài chính và Kế hoạch sẽ vào nhập thông tin thanh toán và chuyển tiền cho nhà cung cấp, tiền sẽ đƣợc chuyển qua ngân hàng để chuyển tự động về cho nhà cung cấp hàng hóa. Sau khi tiền về tài khoản, hệ thống sẽ gửi SMS đến cho nhà cung cấp biết.

Nhƣ vậy có thể thấy công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên theo kết quả đầu ra lúc đó dựa nhiều vào các quy định đƣợc khai báo sẵn trên các hệ thống CNTT, không có hoặc rất ít sự tác động của con ngƣời.

- Các chức năng của hệ thống dBrain:

Hình 1.3: Các chức năng tổng quát của hệ thống dBrain

1.3.3. Bài học rút ra

Việc chuyển sang phƣơng thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,cần phải nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu ngân sách.

Để triển khai hoạt động kiểm soát chi ngân sách theo kết quả đầu ra, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt phải xuất phát từ việc cải cách quy trình quản lý ngân sách của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, công khai hóa các khoản chi ngân sách gắn với sản phẩm đầu ra nhằm tạo điều kiện cho mọi tầng lớp xã hội tham gia vào quá trình kiểm soát việc chi tiêu ngân sách của các đơn vị.

Chƣơng II:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả lựa chọn phƣơng pháp định tính, không lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng vì lƣợng mẫu số liệu nghiên cứu không lớn. Với phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, phƣơng pháp định tính giúp tác giả có cơ hội nghiên cứu và phân tích tài liệu, khảo sát, phỏng vấn sâu một số đối tƣợng liên quan để làm sâu sắc hơn các nội dung nghiên cứu.

2.1.1. Thực hiện tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp bao gồm các văn bản chính sách của nhà nƣớc về quản lý ngân sách, kiểm soát chi NSNN,các giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về định hƣớng, chính sách của Nhà nƣớc, tìm hiểu về lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nƣớc, quản lý ngân sách nhà nƣớc theo kết quả đầu ra, quản lý kiểm soát chi NSNN.

2.1.2. Thực hiện thảo luận nhóm

Phƣơng pháp thảo luận nhóm cũng đƣợc sử dụng để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định các kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá của tác giả.

Hình thức thảo luận là thảo luận tập trung và thảo luận không chính thức với một số cán bộ thuộc Vụ Kiểm soát chi NSNN thuộc KBNN.

2.1.3. Sử dụng kết quả khảo sát thực tế tại nƣớc ngoài

Tác giả cũng đã sử dụng kết quả của đoàn công tác của Bộ Tài chính thực hiện khảo sát, học hỏi kinh nghiệm về cải cách quản lý tài chính công và ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính công của Chính phủ Hàn Quốc (tác giả là thành viên trong đoàn công tác), để từ đó phân tích đánh giá mô hình quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và việc hiện đại hóa hệ thống CNTT của Hàn Quốc và đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng cho Việt Nam.

2.2. Thu thập thông tin

2.2.1. Về nguồn dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập các văn bản chính sách trong quá trình thực thi công việc chuyên môn tại KBNN, đồng thời tìm kiếm tài liệu sách báo chuyên ngành thông qua thƣ viện, các trang mạng điện tử, các văn bản, báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ...liên quan đến nội dung nghiên cứu của Vụ Tổng hợp pháp chế, Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc thuộc KBNN.

Nguồn dữ liệu thứ cấp đã đƣợc tác giả phân loại theo chủ đề quản lý ngân sách, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN và nhóm tài liệu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của KBNN, cải cách hành chính và hiện đại hóa của KBNN. Nội dung liên quan đƣợc tác giả trích dẫn rõ ràng và tham chiếu đến cụ thể từng tài liệu, một số nội dung đã đƣợc tác giả khái quát lại nhƣng vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ nội dung của tài liệu gốc.

2.2.2. Về nguồn dữ liệu sơ cấp

- Cách thức thực hiện chung:Tác giả thực hiện phỏng vấntrực tiếp.

- Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn:

Tác giả chọn mẫu các đối tượng như sau :

+ Đối tƣợng là cơ quan quản lý, hƣớng dẫn triển khaicông tác kiểm soát chi NSNN: Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Kiểm soát chi NSNN thuộc KBNN.

+ Đối tƣợng là cơ quan pháp chế, theo dõi các văn bản chính sách và định hƣớng chiến lƣợc phát triển KBNN: Lãnh đạo Vụ Tổng hợp Pháp chế thuộc KBNN.

- Nội dung:

Nội dung tập trung chủ yếu về công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc và công tác kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra và định hƣớng triển khai công tác kiểm soát chi theo kết quả đầu ra trong hệ thống KBNN.

2.3. Phân tích kết quả

Trên cơ sở tổng hợpđánh giá chung về các tiêu chí quản lý, tác giả đã tiến hành phân tích từng chỉ tiêu quản lý để đánh giá tác động tiêu cực, tích cực đối với các đối tƣợng liên quan. Đồng thời, thực hiện đối chiếu với các quy trình, nội dung, mục tiêu của các chính sách hiện hành của nhà nƣớc để đề xuất, kiến nghị các vấn đề cần cải cách trong thời gian tới.

2.4. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu

Các nội dung thông tin, dữ liệu đƣợc xây dựng dựa trên mức độ đảm bảo cao về tính xác thực và độ tin cậy. Kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa vào các dẫn chứng nhƣ sau:

- Thứ nhất, mô hình nghiên cứu đã đƣợc phân tích dựa trên các lý thuyết đã đƣợc chứng minh trên thực tế và đã đƣợc công nhận trong các nghiên cứu trƣớc đó nhƣ: Lý thuyết về Quản lý theo kết quả đầu ra; các tài liệu và văn bản hƣớng dẫn về công tác quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra gồm các công trình, tài liệu giáo trình trong nƣớc đã công bố, Luật ngân sách năm 2015 và các văn bản hƣớng dẫn.

- Thứ hai, phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc xây dựng phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận văn, cụ thể việc lựa chọn phƣơng pháp định tính đã cho phép tác giả tiếp xúc, phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với các đối tƣợng có liên quan thay vì gửi bảng hỏi để họ tự lựa chọn phƣơng án, từ đó tác giả đã thu thập đƣợc nhiều thông tin hơn và hiểu sâu sắc hơn về các quan điểm, ý kiến phản biện của các nhóm đối tƣợng khác nhau.

- Đối tƣợng đƣợc gặp và thảo luận đã đƣợc lựa chọn kỹ càng với những ngƣời sẵn sàng trả lời câu hỏi, hiểu chuyên môn nghiệp vụ (gồm cả cấp chuyên viên và lãnh đạo cấp Vụ có liên quan thuộc KBNN).

Chƣơng III:

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA QUA KBNN

3.1. Khái quát vài nét về KBNN

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN

Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN đƣợc quy định nhƣ sau:

3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức

KBNN đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

1. Cơ quan KBNN ở Trung ƣơng: a) Vụ Tổng hợp - Pháp chế; b) Vụ Kiểm soát chi;

c) Vụ Kho quỹ;

d) Vụ Hợp tác quốc tế; đ) Vụ Thanh tra - Kiểm tra; e) Vụ Tổ chức cán bộ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên theo kết quả đầu ra qua kho bạc nhà nước việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)