4.2. Nội dung giải pháp
4.2.2. Đẩy mạng ứng dụng CNTT
Chiến lƣợc Tài chính đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012đã đề cập tới việc xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính cũng đã đƣợc xác định những nhiệm vụ quan trọng cần hƣớng đến trong giai đoạn tới. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ này, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BTC ngày 30/01/2013 phê duyệt Chƣơng trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lƣợc tài chính đến năm 2020 và Quyết định số 304/QĐ-BTC ngày 17/02/2014 ban hành Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2014-2016 triển khai thực hiện Chiến lƣợc tài chính đến năm 2020, trong đó có kế hoạch thực hiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ - GFMIS với kỳ vọng hệ thống sẽ là nhân tố quan trọng góp phần
Các thành phần của GFMIS bao gồm sự kết hợp của các hệ thống thông tin kho bạc (T), quản lý ngân sách (B) và các hệ thống thông tin quản lý tài chính chính phủ khác (O). Với mô hình dự kiến này, các ứng dụng đã và đang trong quá trình nghiên cứu triển khai liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN bao gồm: Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); Hệ thống Quản lý chi đầu tƣ; Hệ thống Cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Hiện nay, trong mô hình này mới chỉ có ứng dụng TABMIS đã đƣợc triển khai và vận hành phục vụ công tác kiểm soát chi NSNN, các ứng dụng còn lại đang trong giai đoạn xây dựng hoặc đƣợc đề xuất xây dựng trong thời gian tới.
Hình 4.1: Mô hình tổng thể chức năng của hệ thống GFMIS
Nguồn: Kho bạc nhà nƣớc
Trong mô hình trên thì Hệ thống TABMIS có vai trò quan trọng trong mô hình tổng thể GFMIS, cho phép cung cấp các chức năng quản lý về các mảng nội
dung: Quản lý phân bổ ngân sách; Cam kết vốn (Cam kết chi NSNN); Quản lý thu, chi NSNN; Cung cấp thông tin dữ liệu đầu vào đối với hệ thống báo cáo kế toán và báo cáo quản trị; Kế toán sổ cái tổng hợp; Hỗ trợ công tác quản lý ngân quỹ, quản lý nợ và viện trợ của Chính phủ. TABMIS cung cấp các giao diện và có khả năng tích hợp với các hệ thống khác nhƣ: Các hệ thống thanh toán; Cổng thông tin điện tử và dịch vụ công; Các kho dữ liệu về Ngân sách và Kho bạc; Các hệ thống liên quan về thu ngân sách của Thuế, Hải Quan; Hệ thống quản lý chi đầu tƣ;…Đây cũng chính là mục tiêu và định hƣớng cho mô hình hệ thống thông tin tài chính tích hợp GFMIS trong tƣơng lai.
Để đạt đƣợc các mục tiêu dự kiến đề ra của GFMIS, bên cạnh việc cải cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách và quy trình trong công tác kiểm soát chi NSNN, cần nghiên cứu nâng cấp, phát triển các ứng dụng CNTT để hƣớng tới mục tiêu chung nhƣ:
Thứ nhất, mục tiêu trong ngắn hạn:
(1) Hệ thống Cổng thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến KBNN: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các ứng dụng cung cấp dịch vụ công để cung cấp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và Cổng thông tin điện tử thành phần KBNN.
Hệ thống Dịch vụ công điện tử trực tuyến của KBNN cung cấp dịch vụ để các đơn vị sử dụng ngân sách khai báo, giao nộp hồ sơ kiểm soát chi trực tuyến, theo dõi trạng thái xử lý và nhận thông báo trả kết quả xử lý trực tuyến thông qua Trang thông tin Dịch vụ công trực tuyến KBNN trên Cổng thông tin điện tử KBNN hoặc Trang thông tin Dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến KBNN đi kèm với việc ứng dụng chữ ký số trong việc xác nhận nộp hồ sơ điện tử, ký duyệt kết quả xử lý hồ sơ nhằm giảm thời gian đi lại của đơn vị do không cần làm việc trực tiếp và giảm thiểu việc nộp hồ sơ giấy tờ tại các đơn vị KBNN nhƣ hiện nay. Đồng thời cung cấp phƣơng tiện thông tin thuận tiện cho các đơn vị KBNN và đơn vị giao dịch với KBNN qua
hệ thống thông báo tự động trạng thái xử lý hồ sơ của hệ thống phần mềm tới Email của đơn vị, cá nhân giao dịch KBNN.
(2) Đối với hệ thống TABMIS: Từng bƣớc làm chủ công nghệ quản trị và hỗ trợ vận hành hệ thống TABMIS, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng dữ liệu từ TABMIS, đƣa vào vận hành và khai thác Kho dữ liệu TABMIS, đáp ứng yêu cầu thông tin báo cáo đa dạng của các đơn vị trên toàn quốc. Thực hiện đánh giá và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý chi, gồm quản lý kiểm soát cam kết chi, kiểm soát thanh toán trên hệ thống, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng TABMIS, khai thác các giá trị gia tăng từ TABMIS. Đồng thời sử dụng các công cụ phân tích, dự báo số liệu hiện đại, dựa trên nguồn dữ liệu đầy đủ, sẵn có của TABMIS, phục vụ cho các nghiệp vụ khác của ngành tài chính và tập trung vào khai thác thông tin báo cáo trên TABMIS nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của các cấp quản lý
Thứ hai, mục tiêu trong dài hạn:
(1) Đối với hệ thống quản lý chi đầu tƣ: Trong giai đoạn từ 2015 - 2020 sẽ thực hiện theo dự án Quản lý kiểm soát chi đầu tƣ trên mạng diện rộng của ngành Tài chính. Trong giai đoạn từ 2021 - 2025 sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét mở rộng dự án với sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ vào quy trình quản lý đầu tƣ công.
(2) Đối với hệ thống TABMIS: Triển khai cổng thông tin cho TABMIS (TABMIS Portal) qua đó giúp các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia kết nối, trao đổi dữ liệu, khai thác dữ liệu vận hành TABMIS. Cổng thông tin TABMIS sẽ là công cụ để đƣa các giao di ̣ch , báo cáo tài chính của đơn vị sử dụng ngân sách phục vụ việc xây dựng báo cáo tài chính, dự báo luồng tiền và tài sản cho toàn Chính phủ. Xây dựng các quy trình quản lý các quỹ nhà nƣớc thực hiện trên TABMIS, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, hƣớng tới thực hiện đầy đủ TSA và quản lý ngân quỹ. Đồng thời nghiên cứu khả năng nâng cấp, tích hợp của hệ thống TABMIS và các hệ thống liên quan với GFMIS để hỗ trợ cho những cải cách dự kiến về lập ngân sách, quản lý đầu tƣ công và chuyển sang lập ngân sách theo chƣơng trình/ hiệu quả hoạt
động và theo kết quả đầu ra; Khả năng tích hợp TABMIS với các hệ thống quản lý tài sản, quản lý mua sắm tập trung, thông tin về đấu thầu để quản lý xuyên suốt quá trình hình thành tài sản và hiệu quả khai thác sử dụng tài sản nhà nƣớc.
(3) Hình thành cơ sở quốc gia về tài chính, có khả năng kết nối, tích hợp tất cả các dòng dữ liệu tài chính tại các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính và các bộ/ ngành để cung cấp các dữ liệu đầu vào cho các công cụ phân tích và khai thác số liệu chuyên sâu, phân tích số liệu theo chủ đề phục vụ báo cáo tài khóa, báo cáo đánh giá, công khai ngân sách cho ngƣời dân và doanh nghiệp, tăng cƣờng tính công khai minh bạch của hệ thống tài chính công theo thông lệ quốc tế.
(4) Xây dựng các ứng dụng CNTT đáp ứng đƣợc các yêu cầu cải cách, hiện đại hóa và chức năng nhiệm vụ của hệ thống KBNN theo hƣớng hình thành Kho bạc điện tử vào năm 2020 và giai đoạn tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ xây dựng các dự án phục vụ quản lý chuyên môn nghiệp vụ của ngành và hệ thống KBNN.