Tác động của các chính sách hỗ trợ bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bắc quang, tỉnh hà giang​ (Trang 79 - 84)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đánh giá tác động kinh tế xã hội của các các chính sách bồi thường,

3.5.3. Tác động của các chính sách hỗ trợ bồi thường

Bên cạnh việc thay đổi thu nhập do lượng tiền bù khá lớn mà người dân nhận được, kéo theo xu hướng thay đổi nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp của người dân trên địa bàn huyện. Các vấn đề xã hội cũng từ đó thay đổi theo, đó cũng là quy luật tất yếu của một địa phương đang trong thời kỳ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Ngoài xu hướng thay đổi định hướng nghề nghiệp để phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ nhận thức cũng như điều kiện tiếp cận với các dịch vụ, tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn thì đối ngược với đó là các tệ nạn xã hội cũng đang có xu hướng gia tăng nhanh.

Tập quán xã hội, đời sống xã hội của người dân sẽ bị ảnh hưởng nhiều có các dự án diễn ra vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của hộ, thu nhập của hộ và các thói quen trở thành nếp sống trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Khi các dự án được thực hiện đầu tiên sẽ có sự xáo trộn đến đời sống, sản xuất của người dân; phần nào có tác động đến sự ổn định đời sống của hộ, các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Qua khảo sát 81 hộ bị ảnh hưởng của 2 dự án thì thấy đa số các hộ đều sử dụng số tiền được bồi thường, hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà của, mua sắm tài sản, một số hộ dùng số tiền đó để gửi tiết kiệm nhưng chỉ có duy nhất 1 hộ đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN. Như vậy khi có các dự án được thực hiện vì sự phát triển chung của xã hội nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một số bộ phận dân cư, do vậy cần có một số giải pháp cụ thể để giúp cho bộ phận này ổn định đời sống xã hội và hòa nhập lại với cộng đồng dân cư, hoặc có các hỗ trợ về đời sống, sinh kế để ổn định hóa các hoạt động

của hộ.

Bảng 3.15: Tình hình sử dụng tiền đền bù của người dân bị thu hồi đất tại khu vực nghiên cứu

ĐVT: Nghìn đồng

Tên dự

án STT Chỉ tiêu

Số hộ Tiền bồi thường Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Dự án Thủy điện Sông Lô 4 Tổng số 1

Đầu tư sản xuất kinh doanh

dịch vụ phi NN, trong đó: 1 1,78 120.000 100 - Sử dụng trên 70% số tiền

bồi thường vào mục đích này 1 1,78 120.000 100 - Sử dụng dưới 70% số tiền

bồi thường vào mục đích này 0 0 0 0 2 Gửi tiết kiệm 2 3,57 300.000 100 3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa

Mua sắm tài sản 38 67,85 3.000.000 100 4 Đầu tư giáo dục 1 1,78 80.000 100 5 Chi phí khác 20 35,71 1.700.000 100 Dự án Thủy điện Sông Lô 6 - giai đoạn 1 Tổng số 1

Đầu tư sản xuất kinh doanh

dịch vụ phi NN, trong đó: 0 0 0 0 - Sử dụng trên 70% số tiền

bồi thường vào mục đích này 0 0 0 0 - Sử dụng dưới 70% số tiền

bồi thường vào mục đích này 0 0 0 0 2 Gửi tiết kiệm 3 12 4.500.000 100 3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa

Mua sắm tài sản 21 84 11.000.000 100

5 Chi phí khác 4 16 3.500.000 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

3.5.4.1.Một số thành công

Công tác bồi thường, GPMB được UBND tỉnh Hà Giang nói chung và UBND huyện Bắc Quang nói riêng quan tâm chỉ đạo sát sao chặt chẽ, đồng bộ từ trên xuống, do đó các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để người dân nhận biết rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy, đại đa số người dân đã thông hiểu và ủng hộ chủ trương bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.

Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp,… Do vậy, các phương án bồi thường khi tính toán luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật.

Qua quá trình đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án trên địa bàn huyện Bắc Quang, tôi nhận thấy:

Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản được ban hành kịp thời, đầy đủ, các văn bản hướng dẫn thi hành của tỉnh mang tính đồng bộ, có điều chỉnh đề phù hợp theo từng thời điểm và từng dự án cụ thể đã góp phần xây dựng chặt chẽ các phương án bồi thường, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã áp dụng đầy đủ, công khai, minh bạch và chặt chẽ các chế độ chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua các buổi họp với người có đất bị thu hồi và công bố các quy định về BT, HT, TĐC tại nhà văn hóa của các thôn nơi có đất bị thu hồi để người dân tìm hiểu, giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện BT, HT, TĐC.

Phần lớn các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao am hiểu pháp luật, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu tâm lý và nguyện vọng của người dân, không cố tình làm sai lệch để hưởng lợi riêng và công bằng trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó công tác vận động, tuyên truyền tại các dự án luôn được chú trọng, đặc biệt là tại những trường hợp có vướng mắc, thiếu hợp tác của người dân nên việc triển khai cũng có nhiều thuận lợi và hiệu quả.

3.5.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Về khách quan:

Các văn bản pháp lý có nhiều sự thay đổi trong khi các dự án kéo dài nên quá trình xây dựng phương án BTHT&TĐC cũng phải thay đổi theo làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Mức giá quy định trong khung giá đất của tỉnh Hà Giang còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo, các thông tin chính thức về giá đất trên thị trường còn thiếu nên việc xác định giá đất cụ thể cho sát với giá thị trường khó thực hiện trên thực tế nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Mâu thuẫn về lợi ích trong các công tác này với các lợi ích khác là gay gắt, bởi người dân trong diện bị thu hồi đất muốn giá đất cao, trong khi đó giá đất được ban hành phải đáp ứng nhiều mục đích và lợi ích: người sử dụng đất, môi trường đầu tư,… Do đó mâu thuẫn này luôn là vấn đề thực tại, bức xúc khó cân bằng.

Về chủ quan:

Trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn một số cán bộ công chức thiếu kinh nghiệm chuyên môn, năng lực lãnh đạo, chưa cương quyết, đùn đẩy và lẩn tránh trách nhiệm trong công việc. Việc vận dụng các chế độ chính sách BTHT về đất đai chưa được linh hoạt, đôi khi còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, nên không nhận được sự ủng hộ của một bộ phận người dân bị thu hồi đất.

Vẫn còn tồn tại một số trường hợp người dân không đồng ý với giá đất bồi thường, công tác tái định cư...Nguyên nhân là do chính quyền địa phương chưa thực hiện thật tốt công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đất đai, bồi thường, GPMB; giải trình của cán bộ chưa thấu đáo nên vẫn còn những người dân chưa hiểu đúng và đầy đủ về chính sách bồi thường.

Mặc dù được bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, song nhiều hộ gia đình, cá nhân vẫn còn gặp khó khăn trong ổn định đời sống do chưa biết sử dụng tiền hỗ trợ để tái đầu tư vào các ngành nghề phi nông nghiệp. Bên cạnh đó hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm bằng tiền mặt, chưa có phương án học nghề và đào tạo nghề cụ thể.

Tuy đã có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nhưng còn chưa được chặt chẽ nên xảy ra tình trạng người dân hợp tác, ủng hộ và muốn thực hiện

bàn giao nhanh mặt bằng nhưng vẫn phải chờ đợi việc xây dựng, thẩm định, thay đổi phương án trong thời gian khá dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bắc quang, tỉnh hà giang​ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)