Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
1.5.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc, vị trí của huyện giáp danh với các địa phương lân cận như:
Phía Tây giáp huyện Định Hóa Phía Nam giáp huyện Đại Từ
Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (Bắc Kạn)
Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương rất thuận lợi do giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với tỉnh Bắc Kạn, có hệ thống giao thông thuận lợi, với 38 km đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện, toàn huyện có 136 km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp và tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [22].
1.5.2. Địa hình
Huyện Phú Lương có địa hình tương đối phức tạp, toàn huyện có thể chia thành 2 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi cao trung bình: Tập chung nhiều ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Lạc với độ cao từ 600 – 900m. Phần lớn địa hình này có độ dốc trên 150, thành phần đá chủ yếu là đá vôi và phiến thạch mica. Địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa canh.
- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi từ 100 – 700m, phân bố ở tất cả các xã, thị trấn. Địa hình chủ yếu ở dạng đồi núi thấp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp dài ngày chủ yếu là chè. Một số vùng trọng tâm trồng cây ăn quả [22].
1.5.3. Khí hậu – thủy văn
Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Một số đặc điểm chính về khí hậu, thời tiết của huyện như sau:
Nhiệt độ bình quân hàng năm của huyện là 24,5 0C. Nền nhiệt độ phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) [3].
Phú Lương là một trong những khu vực có lượng mưa cao. Lượng mưa bình quân hàng năm là 4.665 mm, nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập chung vào các
tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng như thị trấn Giang Tiên, xã Cổ Lũng và Phấn Mễ.
Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sông Đu, sông Giang Tiên và nhiều hệ thống các suối nhỏ nằm ở các khe đồi núi thấp, hồ khác. Sông cầu bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa và khả năng điều tiết qua sông cầu, chế độ dòng chảy chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa hạn, Phú Lương có nguồn nước ngầm có khả năng khai thác lớn.
Về chất lượng: đa phần nước cấp tại các nguồn, nước ngầm tự chảy đều khá tốt, tuy nhiên tại các xã Cổ Lũng, Tức Tranh, Vô Tranh và thị trấn Giang Tiên nguồn nước mặt cũng đã bị ô nhiễm sắt, asen, đá vôi, ô nhiễm nhiều nhất là khu vực thị trấn Giang Tiên có nhiều mỏ và đông dân cư, nguồn nước bị ô nhiễm.
Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện khá dồi dào để phục vụ phát triển nông nghiệp nhưng do địa hình dốc nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất cũng còn khó khăn, có nơi lại ngập úng nước vào mùa mưa ảnh hưởng việc sản xuất, đi lại sinh hoạt của nhân dân trong huyện [22].
1.5.4. Tài nguyên
- Tài nguyên khoáng sản: Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Phú Lương có tài nguyên khoáng sản Than có trữ lượng lớn đã được khai thác từ thời Pháp thuộc cho đến nay; bên cạch đó là một số loại khoáng sản như quặng sắt, thiếc, nhôm với trữ lượng nhỏ và vừa thuộc các xã Động Đạt và Ôn Lương, Hợp Thành và xã Phấn Mễ.
- Tài nguyên rừng: Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 15 xã, thị trấn, hiện nay với mức độ khai thác và nhu cầu sử dụng của người dân đã không còn tồn tại một số loài cây quý hiếm. Rừng tại huyện Phú Lương chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ đầu nguồn tập chung lớn tại các xã Ôn Lương, Phủ Lý, Yên Trạch, Yên Lạc, Yên Ninh và Phú Đô [3, 22].
1.5.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số:
Theo báo cáo thống kê của phòng thống kê huyện Phú Lương, cho đến cuối năm 2018 dân số của huyện có 94.203 người, mới mật độ dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện là 269 người/km2; Toàn huyện Phú Lương có khoảng 11 dân tộc sinh
sống, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân tộc Kinh, Tày, Sán Chí, Nùng, Dìu, Hoa; các dân tộc khác chiếm 0,18% dân số toàn huyện [3].
* Chương trình xây dựng nông thôn mới
Tiến hành kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo xã Hợp Thành, Phú Đô hoàn thành 19 tiêu chí, đối với các xã chưa đạt chuẩn mỗi xã tăng từ 02 tiêu chí trở lên. Tổng số xi măng thực hiện các công trình là 8.093 tấn, xây dựng 72 công trình, với 46 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa và xây dựng mới 07 hồ đập, 10 công trình kênh mương; kiên cố hóa 5,09 km kênh mương nội đồng; thay thế 29 km đường dây trung thế, trên 40 km đường giây hạ thế, sửa chữa, xây mới 18 trạm biến áp; đầu tư xây dựng 24 phòng học; xây mới, sửa chữa 25 công trình nhà văn hóa; tổ chức 07 đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ngoài tỉnh.
Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới: Đến nay có 9/13 xã đạt 19 tiêu chí; 01 xã đạt 18 tiêu chí; 03 xã đạt 10-14 tiêu chí; xã Tức Tranh đạt 13/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.
* Công tác chính sách xã hội
Thực hiện đúng các chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội và các đối tượng khác trên địa bàn; tổ chức dâng hương và các hoạt động tri ân nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp số bia mộ liệt sỹ phải khắc lại thông tin liệt sỹ.
Tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình đủ điều kiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, tổng số hộ đủ điều kiện hỗ trợ là 494 hộ, số hộ đã triển khai xây dựng, sửa chữa xong là 451 hộ, số hộ đang xây dựng 32 hộ, số hộ chưa thực hiện 11 hộ, kinh phí đã giải ngân 14,34 tỷ đồng.
Công tác nhân đạo, chữ thập đỏ trên địa bàn có nhiều hoạt động tích cực, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm tổ chức nhiều mô hình nhân đạo mang lại kết quả cao.
Công tác lao động, giải quyết việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm thực hiện, đảm bảo kế hoạch; triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền tại cơ sở về giới thiệu, giải quyết việc làm trong và ngoài nước. Trong năm tạo việc làm cho 2127 lao động = 118% kế hoạch; trong đó xuất khẩu lao động 172 người = 114,7%, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 818 người=126% kế hoạch.
Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững; kiểm tra việc thực hiện công tác giảm nghèo, bình xét hộ nghèo năm 2018 tại các địa phương , tỷ lệ hộ nghèo hết năm
2018 còn 6,36% (giảm 3,3% so với đầu năm, vượt 0,8% theo kế hoạch); tỷ lệ hộ cận nghèo 9,9% (giảm 0,71% so với đầu năm). Phối hợp với Chi hội Tán trợ Chữ thập đỏ Tình người Hà Nội triển khai hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc các xã Yên Lạc, Phú Đô, Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Đổ và Phấn Mễ; tổng số hộ hỗ trợ 65, với tổng số tiền là 2.600 triệu đồng.
Đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống”; tổ chức tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đại biểu là người dân tộc thiểu số tiêu biểu
Cơ sở điều trị nghiện tự nguyện tiếp nhận trong năm 2018 = 102 lượt người
(Trong đó số đối tượng trong huyện = 40 lượt người đạt 114% kế hoạch UBND huyện giao, số đối tượng ngoài huyện = 62 lượt người); số học viên có mặt hiện tại 11 học viên; các học viên được quản lý theo đúng nội quy, quy chế, đảm bảo an toàn; công tác tư vấn điều trị, phục hồi sức khỏe, triển khai thực hiện kế hoạch về lao động trị liệu, dạy nghề cho các học viên đảm bảo an toàn, đúng quy định; tổng số học viên đang sử dụng Methadone trên địa bàn huyện là 196 người [22].