Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 37)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu tại các địa phương có loài Cà gai leo phân bố để bổ sung các thông tin cho luận văn.

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra. Kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã công bố trong nước về đặc điểm của loài Cà gai leo.

Kế thừa cơ sở vật chất tại nơi làm thí nghiệm, điều kiện khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng bộ câu hỏi tiến hành phỏng vấn từ cấp huyện xuống các thôn, xóm. - Cấp huyện phỏng vấn các cán bộ thuộc Phòng NN&PTNT, Hạt Kiểm lâm, Trạm Khuyến nông.

- Cấp xã: Điều tra phỏng vấn các cán bộ Nông lâm xã, Hội Đông Y xã, Chủ tịch xã, phó chủ tịch xã.

- Cấp thôn (xóm): Trưởng thôn, người dân.

Tiến hành điều tra, phỏng vấn tại xóm Làng Bò, Làng Bún, Làng Bầu xã Phấn Mễ; xóm Đồng Chùa, Ao Then, Gốc Vải xã Yên Đổ; xóm Liên Hồng 1, Liên Hồng 2,

Trung Thành xã Vô Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (phỏng vấn 30 người/xóm).

Nội dung chính của phiếu phỏng vấn: Đặc điểm phân bố của loài Cà gai leo; Thực trạng bảo tồn và phát triển loài Cà gai leo ở địa phương; Kỹ thuật gây trồng (thời vụ trồng, mật độ trồng, lượng phân bón, chăm sóc cây, chế độ tưới tiêu) và mức độ tiêu thụ loài Cà gai leo.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Cà gai leo

- Nhân tố địa lý, địa hình: được xác định qua tọa độ địa lý, độ cao, độ dốc, thiết bị sẽ sử dụng là GPS, Địa bàn, Bản đồ.

- Nhân tố đất: tại khu vực có Cà gai leo phân bố đánh giá nhận xét sơ bộ về đặc điểm đất đai.

- Nhân tố khí hậu: Yếu tố khí hậu được sử dụng của các trạm quan trắc khí tượng gần nhất. Ngoài ra, nhiệt độ và ẩm độ tại vị trí điều tra xác định bằng nhiệt ẩm kế.

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Cà gai leo

Điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Cà gai leo theo các tuyến và ô tiêu chuẩn. Mỗi xã lập 1 tuyến điều tra và mỗi xóm lập 1 ô tiêu chuẩn kích thức 1000 m2, tổng là 3 tuyến và 9 ô tiêu chuẩn tại những khu vực Cà gai leo phân bố.

Quá trình theo dõi sinh trưởng phát triển của loài kết hợp giữa điều tra quan sát tại khu vực nghiên cứu và thu thập thông tin sinh trưởng của loài. Trên mỗi ô tiêu chuẩn lựa chọn 30 cây Cà gai leo trưởng thành, sinh trưởng và phát triển tốt, lá xanh và tiến hành đo đếm, quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả và rễ của cây Cà gai leo. Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với tiêu bản trước đây hoặc những loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài.

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.

+ Điều tra vật hậu: Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Quan sát đánh dấu, theo dõi đo đếm cây cố định tại các vị trí và ghi chép sự biến đổi các bộ phận (lá non, chồi, hoa, quả) của loài.

2.4.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom giâm hom

Phương pháp bố trí thí nghiệm giâm hom cà gai leo

- Kỹ thuật cắt hom: Hom được cắt vào buổi sáng, chiều dài hom từ 15 – 20cm, mỗi hom có từ 3 – 4 mắt mầm, hom cắt không bị dập nát, trầy sát vỏ hom, cắt bỏ 2/3 phiến lá trên hom. Hom cắt xong nhúng vào chậu nước cho tươi rồi mới đi giâm hom.

- Đất tầng A được sử dụng trong các thí nghiệm giâm hom là loại đất đỏ.

- Các chất kích thích ra rễ được sử dụng trong thí nghiệm giâm hom Cà gai leo (IAA (indole-3- acid acetic), IBA (indole-3-butylric acid), NAA (1-napthalene acetic acid) là những chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm chất kích thích ra rễ mà hiện nay hay được sử dụng. Hiệu quả tác động của các chất này phụ thuộc vào nồng độ sử dụng và đối tượng thực vật sử dụng. Trong đề tài tác giả đã lựa chọn những chất này để làm tăng hiệu quả ra rễ và chất lượng rễ của hom Cà gai leo.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành (cành non, cành già, cành bánh tẻ) đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3 loại hom khác nhau như sau:

Công thức Phương pháp thí nghiệm

CT1 Cành non (hom nhỏ, mềm, màu xanh nhạt ) CT2 Cành bánh tẻ (thân cứng, mập, màu xanh thẫm)

CT3 Cành già (thân cứng, màu nâu sẫm).

Mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp 30 hom. Hom được giâm trên giá thể là 100% đất tầng A; Thời gian theo dõi 45 ngày sau giâm hom.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống (%), tỷ lệ hom bật chồi (%), tỷ lệ hom ra rễ (%).

Kết quả từ thí nghiệm 1 chọn ra loại vật liệu giâm hom tốt nhất tiếp tục sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo

Công thức thí nghiệm Thời vụ giâm hom Lần 1 Lần 2 Lần 3 CT1 Vụ xuân 01/03/2019 10/03/2019 20/03/2019 CT2 Vụ Hè 01/06/2019 10/06/2019 20/06/2019 CT3 Vụ Thu 01/09/2018 10/09/2018 20/09/2018 CT4 Vụ Đông 01/12/2018 10/12/2018 20/12/2018

Các thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, 30 hom/lần lặp. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống (%), tỷ lệ hom ra rễ (%). Thời gian theo dõi sau 45 ngày.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo.

Sử dụng ba chất kích thích ra rễ IAA, NAA, IBA với các nồng độ khác nhau lần lượt từ 500 ppm, 1000 ppm, 1500 ppm, 2000 ppm và 2500 ppm. Công thức đối chứng không sử dụng chất kích thích. Các thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, 30 hom/lần lặp. Chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ sống (%), tỷ lệ ra rễ (%), số rễ trung bình /hom, chiều dài rễ trung bình (cm).

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo.

Bố trí các công thức thí nghiệm nghiên cứu giá thể như sau:

Công thức thí nghiệm Giá thể

CT1 100% Đất tầng A

CT2 95% đất tầng A + 5% phân NPK (tỷ lệ 5:10:5) CT3 95% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục CT4 85% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục

+10% phân NPK (tỷ lệ 5:10:5)

Các thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, 30 hom/lần lặp. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống (%), tỷ lệ hom ra rễ (%), biến động chiều cao trung bình/cây (cm). Thời gian theo dõi sau 45 ngày.

2.4.6. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu

- Thí nghiệm các hom được giâm trong bầu polime màu đen, kích thước 7x11 cm. - Theo dõi: Quan sát, đo đếm số liệu.

+ Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, các đặc điểm sinh học: Điều tra thực tế, ghi chép số liệu chi tiết và sử lý số liệu trên Excel với các hàng Sum, Evarage, Độ lệch phương sai.

+ Các thí nghiệm giâm hom được tính toán theo công thức sau:

 Tỷ lệ hom sống Σ Số hom sống Tỉ lệ hom sống = x 100(%) Σ Số hom thí nghiệm  Tỷ lệ hom ra rễ Σ Số hom ra rễ Tỉ lệ hom ra rễ = x 100(%) Σ Số hom thí nghiệm  Tỷ lệ hom bật chồi Σ Số hom bật chồi  Tỉ lệ hom bật chồi = x 100(%) Σ Số hom thí nghiệm

- Các số liệu thu thập được thống kê và xử lý theo phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm Excel và phần mền IRRISTAT 5.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)