Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến giâm hom cây Cà gai leo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến giâm hom cây Cà gai leo

Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến giâm hom cây Cà gai leo (theo dõi sau 45 ngày giâm hom)

Công thức Giá thể Số hom ban đầu (hom) Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) Biến động chiều cao TB/cây (cm) CT1 100% Đất tầng A (đối chứng) 90 45.56 37.78 6.78 CT2 95% đất tầng A + 5% phân NPK (tỷ lệ 5:10:5) 90 78.89 72.22 10.18 CT3 95% giá thể đất tầng A + 5%

phân chuồng hoai mục 90 94.44 92.22 12.76

CT4

85% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục +10%

phân NPK (tỷ lệ 5:10:5)

90 64.44 50 8.6

LSD0.05 2.22 3.68 0.57

CV% 1.6 2.9 3.0

Kết quả xử lý số liệu tỉ lệ hom sống với LSD0.05 bằng 2.22; tỉ lệ hom ra rễ với LSD0.05 bằng 3.68 và biến động chiều cao trung bình/cây với LSD0.05 bằng 0.57, Với độ tin cậy 95%, ta thấy các giá thể khác nhau cho kết quả giâm hom cây Cà gai leo là thực sự khác nhau.

CT3 với giá thể là 95% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục là công thức cho kết quả giâm hom tốt nhất trong các công thức giá thể, sau 45 ngày giâm hom cho tỷ lệ hom sống đạt 94.44%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 92.22%, Biến động về chiều cao trung bình/cây là 12.76 cm. Khi sử dụng một lượng phân chuồng thích hợp trộn với đất sẽ tạo ra một hỗn hợp giá thể giàu dinh dưỡng, tơi xốp bổ sung dinh dưỡng ngay từ ban đầu sẽ tạo tiền đề cho cây cũng như hom phát triển. Đặc biệt khi sử dụng phân chuồng hoai mục sẽ tạo độ tơi xốp cho đất, hom sẽ không bị sót và chết.

CT2 với giá thể là 95% đất tầng A + 5% phân NPK (tỷ lệ 5:10:5) sau 45 ngày giâm hom cho tỷ lệ hom sống đạt 78.89%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 72.22%, Biến động về chiều cao trung bình/cây là 10.18 cm. Khi sử dụng các loại phân hóa học vào trong giá

thể giâm hom cũng cung cấp một lượng dinh dưỡng ban đầu cho cây (hom) nhưng phân hóa học rễ gây ra hiện tượng sót rễ nên hiệu quả giâm hom không cao.

CT4 với giá thể là 85% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục +10% phân NPK (tỷ lệ 5:10:5) sau 45 ngày giâm hom cho tỷ lệ hom sống đạt 64.44%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 50%, Biến động về chiều cao trung bình/cây là 8.6 cm. Khi kết hợp cả phân hữu cơ và phân hóa học quá nhiều phân cũng gây hiện tượng sót cho hom và gây chết nên hiệu quả giâm hom thấp.

CT1 với giá thể là 100% Đất tầng A (công thức đối chứng không sử dụng phân) cho kết quả giâm hom thấp nhất, sau 45 ngày giâm hom cho tỷ lệ hom sống đạt 45.56%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 37.78%, Biến động về chiều cao trung bình/cây là 6.78 cm.

Hình 3.8. Hom cà gai leo sau giâm 45 ngày với giá thể là 95% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục

3.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng cây Cà gai leo tại địa phương

- Để nhân giống Cà gai leo trên quy mô công nghiệp, rút ngắn thời gian ươm cây con từ hạt và đảm bảo khả năng cung cấp giống với số lượng lớn, cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn: cứng cáp, nhiều rễ, lá xanh thì nên chọn biện pháp nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom.

- Khi giâm hom nên chọn loại hom bánh tẻ có từ 2-3 mắt ngủ, thân mập, không sâu bệnh và tiến hành giâm vào mùa xuân, có thể sử dụng các chất kích thích ra rễ để rút ngắn thời gian ra rễ, tăng chất lượng rễ của hom giâm.

- Giá thể thích hợp nhất để giâm hom Cà gai leo leo là: 95% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục.

- Trong quá trình nuôi trồng Cà gai leo nên sử dụng các loại phân chuồng hoai mục để bón cho cây.

- Nên thu hoạch Cà gai leo vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm, trong thời điểm này các bộ phận như thân, lá, cành đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh và ổn định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Đặc điểm sinh thái của cây Cà gai leo

Cà gai leo là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao nhưng không chịu được ngập úng. Cà gai leo thích hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình năm cao thường trên 1700 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình trên 80% - 90%. Nhiệt độ trung bình năm 20- 270C. Độ dày tầng đất >80 cm, đất tơi xốp, có kết cấu viên hạt, chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng, thoát nước tốt. Thành phần cơ giới tầng đất mặt là đất thịt nhẹ pha cát, màu nâu đen đến đen.

1.2. Đặc điểm sinh học của cây Cà gai leo

Lá mọc so le, có lá hình bầu dục, có lá hình thuôn xẻ tim hoặc hình rìu, mép nguyên hoặc hơi lượn khía thùy, lá có gai ở mặt trên và mặt dưới. Phiến lá có thùy nông không đều, mặt trên có màu xanh sẫm, mặt dưới phủ lông tơ màu trắng. Khoảng cách giữa các đốt, gân lá trung bình 0,89 cm. Lá có kích thước trung bình 5,62 x 3,65 cm. Mặt lá bên trên có màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu xanh như lá mạ có lông mềm phủ màu trắng nhạt, gân lá hình xương cá chạy dọc có màu trắng.

Cà gai leo là loài thân bò. Một thân chính, sần sùi nhiều sát gốc càng lên cao lại nhẵn và có nhiều gai, vỏ không có lông. Cây có chiều dài nhất trong khu vực điều tra đo đếm đạt 1,3 mét, đường kính thân nhỏ nhất là 0,3 cm, đường kính thân trung bình là 0,4cm

Rễ cây cà gai leo có màu vàng, rễ cọc ăn sâu, phân nhánh mạnh có nhiều bộ rễ tơ hút dưỡng chất nuôi cây. Bộ rễ khỏe giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và sống từ 2-4 năm.

Hoa thường nở vào tháng 3 và tháng 8. Hoa trắng hoặc hơi tím mọc thành xim 3 – 5 ở kẽ lá, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhọn, không có gai. Tràng có 4 thùy hình trái xoan nhọn, nhị có màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.

Quả chín thường vào tháng 4 và tháng 9. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, khi xanh đồng nhất và khi chín có màu đỏ tươi. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4 mm và rộng 2mm.

1.3.Thực trạng gây trồng Cà gai leo tại địa phương

Thực trạng phân bố loài Cà gai leo ngoài tự nhiên tại huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên còn rất ít nhưng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Cà gai leo tại địa phương lại rất phát triển; Điều kiện đất đai, khí hậu rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của Cà gai leo; Nhu cầu thị trường sử dụng cũng như thương mại rất tốt. Từ

những kết quả đánh giá này có thể cho thấy huyện Phú Lương có tiềm năng để mở rộng hơn nữa các mô hình trồng cây Cà gai leo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.

1.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom hom

- Sử dụng đoạn hom bánh tẻ để giâm hom cho kết quả tốt nhất trong 3 loại hom với tỷ lệ hom sống là 100%, tỷ lệ hom bật chồi là 100% và tỷ lệ hom ra rễ là 98.89%.

- Giâm hom vào vụ Xuân đạt kết quả cao nhất với tỷ lệ hom sống đạt 97.78%, tỷ lệ hom ra rễ 95.56%.

- Sử dụng chất kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 1500 ppm cho kết quả giâm hom cao nhất sau 45 ngày giâm hom: tỷ lệ hom sống đạt 100%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 98.89%, số rễ TB/ hom đạt 5.33 rễ, chiều dài rễ trung bình/hom đạt 6.30 cm.

- Giá thể : 95% đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục là công thức cho kết quả giâm hom tốt nhất trong các công thức giá thể, sau 45 ngày giâm hom cho tỷ lệ hom sống đạt 94.44%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 92.22%, Biến động về chiều cao trung bình/cây là 12.76 cm.

1.5.Đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng cây Cà gai leo tại địa phương

Khi nhân giống Cà gai leo nên chọn phương pháp giâm hom để tạo ra các cây con có chất lượng tốt. Khi giâm hom nên chọn loại hom bánh tẻ có từ 2-3 mắt ngủ, thân mập, không sâu bệnh và tiến hành giâm vào mùa xuân, có thể sử dụng các chất kích thích ra rễ để rút ngắn thời gian ra rễ, tăng chất lượng rễ của hom giâm. Giá thể thích hợp nhất để giâm hom Cà gai leo leo là: 95% giá thể đất tầng A + 5% phân chuồng hoai mục. Nên thu hoạch Cà gai leo vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm trong thời điểm này các bộ phận như thân, lá, cành đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh và ổn định để đạt được năng suất cao nhất.

2. Kiến nghị

Cần nghiên cứu thêm các biện pháp gây trồng cây Cà gai leo để tăng năng suất hiệu quả trồng Cà gai leo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), “Cây thuốc và Động vật làm thuốc”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tập I trang 293-296.

2. Võ Văn Chi (1997), “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Nxb Y học, Hà Nội.

3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018), “Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên”,

Nxb Thống kê.

4. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam II, Nxb Trẻ, Thành phố HCM, tr. 760. 5. Vũ Văn Hợp, Vũ Xuân Phương (2003), Các loài chất alkaloid trong họ Cà

(Solanaceae Juss.) ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 24,(4), tr. 27-31.

6. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003), “Giống cây rừng”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Minh Khai (1999), “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan”, đề tài cấp nhà nước KHCN 1105. 8. Nguyễn Minh Khai (1991), “Nghiên cứu tác dụng số hóa chất, dược liệu

colagennaza, colagen khả ứng dụng làm thuốc chúng”. Luận án tiến sĩ Ydược, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Khai (2001), “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm ức chế phát triển xơ gan”. Đề tài cấp Nhà nước KHCN 11-05, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Kim Mãn, Nguyễn Bích Thu, Vũ Kim Thu, Phạm

Thanh Trúc, Lã Kim Oanh, Nguyễn Văn Mùi, Trịnh Thị Xuân Hòa, Nguyễn Anh Tuấn, Mão NĐ (2001), Nghiên cứu điều chế thuốc Haina điều trị viêm gan B mạn hoạt động từ cà gai leo, Tạp chí Dược liệu, 6,(2+3), tr. 68-71.

11. Nguyễn Minh Khởi (2013), “Kỹ thuật trồng thuốc”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.119-126.

12. Đỗ Tất Lợi (1997), “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nxb Y học Hà Nội.

14. Phạm Kim Mãn, Nguyễn Bích Thu, Trần Văn Hanh (1999), Tác dụng chống ung thư của cà gai leo, Tạp chí Dược liệu, 3,(4), tr. 126.

15. Hoàng Thị Sáu, Phạm Thị Lý, Trần Thị Mai (2016), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Cà gai leo tại Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Hồng Đức, số 30 – 2016.

16. Hà Minh Tâm (2013), “Bài giảng Phân loại học Thực vật”, Hà Nội.

17. Nguyễn Phúc Thái (1998), “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm”. Luận án Tiến sĩ Dược học, Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Minh Khai, Phạm Kim Doãn, Đoàn Thị Nhu (2000), Nghiên cứu tác dụng của cà gai leo trên colagenase, Tạp chí Dược liệu, 5,(5), tr. 149-152.

19. Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thị Quỳ, Do Young Yoon, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu (2001), Bước đầu nghiên cứu tác dụng ức chế của cà giao leo đối với gen gây ung thư của virus, Tạp chí Dược liệu, 6,(4), tr. 118-121.

20. Nguyễn Thị Bích Thu (2002), Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan, Luận án Tiến sĩ dược học, Hà Nội.

21. Mai Quang Trường và Lương Thị Anh (2007), “Giáo trình trồng rừn”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Ủy ban nhân dân huyện Phú lương (2018), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Phú lương năm 2018, Thái Nguyên.

23. Viện Dược Liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam", Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Tập 1.

24.Viện Dược liệu (2001), Công trình nghiên cứu khoa học (1987-2000), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng anh

25. Nguyen Hoang Loc, Huynh Van Kiet (2011), Micropropagation of Solanum hainanense Hance. Annals of Biological Research, 2(2), tr. 394-398.

26. Nguyen Hoang Loc et al (2014) Effects of yeast extract and methyl jasmonate on the enhancement of solasodine biosynthesis in cell cultures of Solanum hainanense Hance. Biotech, 3(1), tr.1-6.

27. Quang-Vinh Nguyen, Jong-Bang Eun (2013) Antimicrobial activity of some Vietnamese medicinal plant academic. Journal of Medicinal Plants Research, 7(35), pp. 2597-2605.

28. Subbaiya, S., Alagumanian, S., Jahirhussain, G. and Nagarajan, T.(2015). In vitro rapid multiplication of Solanum trilobatum L. From shoot tip explants.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)