Đặc điểm sinh học của cây Cà gai leo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 42)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm sinh học của cây Cà gai leo

3.2.1. Đặc điểm hình thái lá

Tại mỗi khu vực nghiên cứu tiến hành đo đếm 30 lá trên 30 cây theo dõi. Tiến hành đo vào thời điểm mùa xuân và mùa thu lúc này cây bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh mẽ nhất về các chỉ số phát triển của cây trong năm. Kết quả theo dõi thể hiện bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả trung bình đo 30 lá cây Cà gai leo Tiêu chí Chiều dài Tiêu chí Chiều dài

lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Khoảng cách đốt, gân lá (cm) Hình dạng của lá Màu sắc lá Nhỏ nhất 2,8 1,0 0,4 Hình thuôn hoặc hình rìu Màu xanh sẫm và nhạt Lớn nhất 8,1 5,7 1,3 Trung bình 5,45 3,35 0,85

Lá Cà gai leo mọc so le, có lá hình bầu dục, có lá hình thuôn xẻ tim hoặc hình rìu, mép nguyên hoặc hơi lượn khía thùy, lá có gai ở mặt trên và mặt dưới. Phiến lá có thùy nông không đều, mặt trên có màu xanh sẫm, mặt dưới phủ lông tơ màu trắng. Khoảng cách giữa các đốt, gân lá trung bình 0,85 cm. Lá có chiều dài trung bình 5,45 cm, chiều rộng trung bình là 3,35 cm. Mặt lá bên trên có màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu xanh như lá mạ có lông mềm phủ màu trắng nhạt, gân lá hình xương cá chạy dọc có màu trắng.

Hình 3.2. Hình thái lá cây Cà gai leo

3.2.2. Đặc điểm hình thái thân

Kết quả theo dõi, đo đếm đặc điểm hình thái thân Cà gai leo được thể hiện bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả đo đường kính thân cây Cà gai leo

Đường kính nhỏ nhất (cm) Đường kính lớn nhất (cm) Đường kính trung bình (cm)

0,3 0,5 0,4

Cà gai leo là loài thân bò. Một thân chính, sần sùi sát gốc càng lên cao lại nhẵn và có nhiều gai, vỏ không có lông. Cây có chiều dài nhất trong khu vực điều tra đo đếm đạt 1,3 m, đường kính thân nhỏ nhất là 0,3 cm, đường kính thân lớn nhất là 0,5cm, đường kính thân trung bình là 0,4cm. Thân non mềm có màu xanh nhạt, thân già cứng hóa gỗ có màu nâu xẫm. Thân cây có nhiều gai cứng, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và cuối thu, có khả năng đẻ nhánh tạo thành khóm với nhiều thân cành.

Hình 3.3. Hình thái thân cây Cà gai leo

3.2.3. Đặc điểm hình thái rễ

Rễ cây cà gai leo có màu vàng, rễ cọc ăn sâu, phân nhánh mạnh có nhiều bộ rễ tơ hút dưỡng chất nuôi cây. Bộ rễ khỏe giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và sống từ 2-4 năm.

Hình 3.4. Hình thái rễ cây Cà gai leo

3.2.4. Đặc điểm hình thái hoa và quả cây Cà gai leo

Hoa: Hoa thường nở vào tháng 3 và tháng 8. Hoa trắng hoặc hơi tím mọc thành cụm 3 – 5 bông ở kẽ lá, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhọn, không có gai. Tràng có 4 thùy hình trái xoan nhọn, nhị có màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.

Quả và hạt: Quả chín thường vào tháng 4 và tháng 9. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, khi xanh đồng nhất và khi chín có màu đỏ tươi. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4 mm và rộng 2mm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 42)