Tình hình gây trồng của cây Cà gai leo tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 45)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Tình hình gây trồng của cây Cà gai leo tại địa phương

3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của Cà gai leo tại khu vực nghiên cứu

Quá trình theo dõi sinh trưởng phát triển của loài kết hợp giữa điều tra quan sát tại khu vực nghiên cứu và thu thập thông tin sinh trưởng của loài. Tiến hành theo dõi, đo đếm cố định 30 cây tại mỗi khu vực nghiên cứu, quan sát ghi chép định kỳ một tháng một lần về tình hình sinh trưởng của loài, kết quả thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Cà gai leo tại khu vực nghiên cứu trong 1 năm

STT Thời gian theo

dõi Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Cà gai leo

1 15/7/2018

Toàn bộ cây theo dõi sinh trưởng bình thường, chiều cao từ 0,5-1,2 m; bụi có bán kính khoảng 1,2 m2 30% cây hoa đã nở hết, tầng hoa ở gốc bắt đầu tàn, cây không bị chết hay sâu bệnh. 2 15/8/2018 Toàn bộ cây theo dõi phát triển bình thường, 50% cây có quả

màu xanh, không có dấu hiệu của sâu bệnh hại.

3 15/9/2018 50% có phần lá ở gốc bắt đầu héo, phần trên úa vàng, quả chín chuyển màu đỏ. Phần còn lại lá già chuyển màu xanh sẫm.

STT Thời gian theo

dõi Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây Cà gai leo

4 15/10/2018

Thân già từ xanh chuyển sang nâu và sẫm dần. Không còn hoa, một số quả sót lại bé. Các quả đã chín rụng hết và tàn. Đến thời kỳ thu hoạch vụ đông.

5 15/11/2018

Toàn bộ cây đã thu hoạch, nhánh gốc bắt đầu nhú 3 - 4 mầm sinh trưởng lại. Mầm sinh trưởng mập mạp, không sâu bệnh, lá xanh.

6 15/12/2018 Mầm ngọn phát triển sinh trưởng mạnh, cao trung bình 30-45 cm. Cây không bệnh.

7 15/01/2019 Cây phát triển bình thường, cao trung bình 1m và bắt đầu thành khóm,bụi. Thân bắt đầu cứng già.

8 15/02/2019

Cây sinh trưởng mạnh, phát triển tốt. Một số cây có dấu hiệu ra hoa ở chồi nách lá. Cây xuất hiện gai và còn mềm. Một số cây bắt đầu ra hoa, cây không sâu bệnh.

9 15/03/2019

Các cây phát triển mạnh mẽ, cuốn bụi và gai đã cứng. Cây đã bắt phân hóa mạnh, thân già. Cây bắt đầu xuất hiện nhiều quả xanh và non. Cây không sâu bệnh.

10 15/04/2019

Bụi to và phát triển mạnh mẽ, quả chín nhiều. Thân cây chuyển sang màu đậm, quả chín dần rụng hết, cây bắt đầu cho thu hoạch vụ hè.

11 15/05/2019

Toàn bộ cây đã thu hoạch, nhánh gốc bắt đầu nhú 3 - 4 mầm sinh trưởng lại. Mầm sinh trưởng mập mạp, không sâu bệnh, lá xanh.

12 15/06/2019 Mầm ngọn phát triển sinh trưởng mạnh, cao trung bình 30-45 cm. Cây không bệnh.

Qua quá trình theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Cà gai leo tại khu vực nghiên cứu trong thời gian 12 tháng có thể thấy Cà gai leo sinh trưởng phát triển tốt vào đầu mùa hè và cuối thu khoảng thời gian từ tháng 4 -10 hàng năm. Thời điểm thích hợp cho việc gây trồng là vào đầu mùa xuân. Thời điểm thích hợp cho việc thu hoạch là tháng 4 và tháng 10 hàng năm, trong thời điểm này các bộ phận như thân, lá, cành đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh và ổn định.

3.3.2. Thực trạng gây trồng Cà gai leo tại địa phương

- Do sự khai thác, tìm nguồn cây Lâm sản ngoài gỗ để bán một cách bừa bãi, không có kế hoạch nên tại huyện Phú Lương hiện nay sự phân bố Cà gai leo ngoài tự nhiên còn rất ít. Chính vì vậy người dân địa phương chủ yếu gây trồng bảo tồn loài Lâm sản ngoài gỗ này bằng cách nuôi trồng nhân tạo.

- Người dân tại huyện Phú Lương nhân giống Cà gai leo chủ yếu bằng hạt hoặc giâm hom, khi hạt già chuyển đỏ sẫm mọi người thu hái làm giống. Hạt được gieo vào mùa xuân hoặc mùa thu. Tùy theo diện tích gieo trồng của từng hộ gia đình mà có hình thức gieo hạt giống khác nhau: có thể gieo trực tiếp xuống ruộng hoặc gieo vào bầu, sau khi gieo khoảng 60 ngày cây cứng cấp khỏe mạnh thì đem đi trồng.

- Kỹ thuật trồng cà gai leo: Lựa chọn đất trồng thích hợp, phơi ải đất, đất được làm nhỏ, lên luống (chiều rộng luống 1 -1,2 m), chiều dài luống 10 - 12m (tùy từng địa hình), khoảng cách giữa các rãnh 50 - 70 cm. Bón lót phân chuồng hoặc phân NPK trước khi trồng.

- Đất sau khi lên luống bón phân thì tiến hành phủ 1 lớp bạt nhựa LDPE để đảm bảo đất luôn được giữu ẩm và hạn chế cỏ dại mọc.

- Mật độ trồng : 2800 – 3000 cây/sào bắc bộ (tương ứng ~10.000 cây/ha)

- Kỹ thuật chăm sóc: sau khi trồng khoảng 10 - 15 ngày cây bén rễ, pha 1 lượng phân đạm loãng (2gram/20 lít nước) tưới vào gốc cho cây. Sau đó định kỳ 1 tháng tưới cho cây 1 lần. Thường xuyên kiểm tra và giữu ẩm cho đất. Cà gai leo có khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng, nếu ngập úng sau 2-3 ngày là cây bị chết.

- Sau khi trồng khoảng 6 tháng thì cây cho thu hoạch đợt 1. Khi thu hoạch cắt toàn bộ cả thân cây, lá, để lại phần gốc 20 - 30 cm. Sau khi thu hoạch tiếp tục chăm sóc, tưới phân và sau 3 tháng lại tiếp tục thu hoạch đợt 2. Cà gai leo có thể thu hoạch nhiều đợt trong khoảng 2-3 năm.

- Sau khi thu hoạch tiến hành hành phơi hoặc sấy sản phẩm. Năng suất bình quân đạt 2 tạ/sào Bắc Bộ (Tương ứng ~ 6 tạ/ha). Mỗi kg khô bán ra thị trường là 100.000 - 120.000 đ/1kg khô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 45)