Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành giâm đến kết quả giâm hom Cà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 48)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành giâm đến kết quả giâm hom Cà

thành rất nhiều các sản phẩm tiện dụng và dễ dùng khác như: Các dạng trà túi lọc, cao Cà gai leo, viên nang cà gai leo...

Vậy qua điều tra, nghiên cứu cho thấy thực trạng phân bố loài Cà gai leo ngoài tự nhiên tại huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên còn rất ít nhưng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Cà gai leo tại địa phương lại rất phát triển; Điều kiện đất đai, khí hậu rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của Cà gai leo; Nhu cầu thị trường sử dụng cũng như thương mại rất tốt. Từ những kết quả đánh giá này có thể cho thấy huyện Phú Lương có tiềm năng để mở rộng hơn nữa các mô hình trồng cây Cà gai leo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.

3.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Cà gai leo bằng phương pháp giâm hom

3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành giâm đến kết quả giâm hom Cà gai leo gai leo

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại cành giâm đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo kết quả thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng củ loại cành hom đến kết quả giâm hom cây Cà gai leo (sau 45 ngày theo dõi)

Công thức Loại hom

Số hom ban đầu (hom) Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom bật chồi (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) CT1 Non 90 17.78 7.78 1.11 CT2 Bánh tẻ 90 100 100 98.89 CT3 Già 90 42.22 34.44 25.56 LSD0.05 3.08 3.98 5.03 CV% 2.5 3.7 5.3

Xử lý số liệu Tỷ lệ hom sống cho kết quả LSD0.05 là 3.08; Tỷ lệ hom bật chồi cho kết quả LSD0.05 là 3.98 và Tỷ lệ hom ra rễ cho kết quả LSD0.05 là 5.03 vơi độ tin cậy 95% cho thấy các loại hom khác nhau cho kết quả giâm hom thực sự khác nhau.

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy: CT2 sử dụng đoạn hom bánh tẻ để giâm hom cho kết quả tốt nhất trong 3 loại hom với tỷ lệ hom sống là 100%, tỷ lệ hom bật chồi là 100% và tỷ lệ hom ra rễ là 98.89%. Hom bành tẻ không non quá, không già quá, các thành phần dinh dưỡng trong hom rất nhiều, các tế bào trưởng thành sinh trưởng, phát triển rất tốt vì vậy khi sử dụng đoạn hom bánh tẻ để giâm hom là hợp lý nhất và hiệu quả giâm hom cao.

CT1 sử dụng đoạn hom non để giâm hom cho kết quả giâm hom thấp nhất với tỷ lệ hom sống là 17.78%, tỷ lệ hom bật chồi là 7.78% và tỷ lệ hom ra rễ là 1.11%. Hom non trong thân có nhiều tế bào chưa trưởng thành và vì thế khi tách khỏi thân cây mẹ hom không hút được nước, chất dinh dưỡng để sống, khi gặp điều kiện bất lợi của thời tiết dễ bị chết .

CT3 sử dụng đoạn hom già để giâm hom cho tỷ lệ hom sống là 42.22%, tỷ lệ hom bật chồi là 34.44% và tỷ lệ hom ra rễ là 25.56%. Hom già khi giâm cho tỉ lệ sống không cao vì nguyên nhân khi sử sụng đoạn hom già có dặc điểm thân hom đã hóa gỗ nên chất dinh dưỡng dự trữ trong thân không đủ cung cấp đến khi hom sống và hình thành rễ.

Như vậy sử dụng đoạn hom bánh tẻ cho kết quả về tỷ lệ sống, tỷ lệ bật chồi và tỷ lệ ra rễ cao nhất trong các loại hom.

a. Hom non b. Hom bánh tẻ c. Hom già

3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến giâm hom cây Cà gai leo

Sau khi lựa chọn được loại hom thích hợp cho nhân giống giâm hom tiến hành nghiên cứu thời vụ thích hợp cho giâm hom.

Thí nghiệm với 4 vụ: Vụ Xuân, vụ hè, vụ thu và vụ đông, mỗi thí nghiệm nhắc lại 3 lần với tổng số 90 hom sau 45 ngày theo dõi kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến giâm hom cây Cà gai leo (theo dõi trong 45 ngày)

Công thức Thời vụ giâm hom Số hom ban đầu Tỷ lệ hom sống (%) Tỷ lệ hom ra rễ (%) CT1 Vụ xuân 90 97.78 95.56 CT2 Vụ Hè 90 42.22 34.44 CT3 Vụ Thu 90 85.56 82.22 CT4 Vụ Đông 90 57.78 48.89 LSD0.05 2.22 3.85 CV% 1.6 3.0

Kết quả xử lý số liệu Tỷ lệ hom sống cho LSD0.05 bằng 2.22, CV bằng 1.6 và Tỷ lệ hom ra rễ cho LSD0.05 bằng 3.85, CV bằng 3.0 với độ tin cậy 95% điều này cho thấy các mùa vụ khác nhau ảnh hưởng thực sự khác nhau đến kết quả giâm hom Cà gai leo. Giâm hom vào vụ Xuân đạt kết quả cao nhất với tỷ lệ hom sống đạt 97.78%, tỷ lệ hom ra rễ 95.56%. Mùa xuân khí hậu ấm áp, có mưa phùn, độ ẩm trong đất và không khí cao rất thích hợp cho việc giâm hom cũng như sinh trưởng, phát triển của hầu hết các loài cây. Giâm hom vào mùa xuân hom không bị mất nước nhiều, luôn luôn được ẩm nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra rễ.

Tiếp đến là vào mùa thu cho tỷ lệ hom sống đạt 85.56%, tỷ lệ hom ra rễ 82.22%. Mùa thu khí hậu hơi se lạnh, thời tiết không quá nóng, quá lạnh thuận lợi cho hom giâm dễ dàng ra rễ.

Giâm hom vào mùa đông và mùa hè cho kết quả thấp hơn so với mùa xuân và mùa thu vì vào mùa đông khí hậu lạnh, mùa hè khí hậu nắng nóng, hom giâm mất nước

nhiều, rụng lá nên rễ bị chết vì không hút đủ nước. Thời tiết nóng quá hay lạnh quá đều không thích hợp cho việc giâm hom.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cà gai leo (solanum procumbens lour) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 48)