7. Kết cấu của luận văn
2.2. Nghiên cứu đề xuất các năng lực chung cho cán bộ quản lý ngân hàng
2.2.3. Lựa chọn các năng lực chung
Từ đặc điểm chung của ngành ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và hội nhập quốc tế. Cùng mục tiêu mang tính chiến lƣợc của TPBank tăng 30% lợi nhuận giai đoạn 2013-2018. Điều này đặt ra yêu cầu cao về năng lực đối với đội ngũ nhân sự quản lý tại TPBank.
Trên cở sở mục tiêu chiến lƣợc trong những năm tới của TPBank, thông tin trong bản mô tả công việc từng chức danh quản lý tại TPBank, cùng những thông tin từ kết quả cuộc phỏng vấn sâu nhân sự quản lý cấp cao. Tác giả xin đề xuất những năng lực của CBQL tại TPBank nhƣ sau:
Bảng 2.3. Khung năng lực đối với CBQL tại TPBank Stt Năng lực cụ Stt Năng lực cụ
thể Diễn giải năng lực cụ thể
1 Giao tiếp
- Cấp độ 1: Nghe và trình bày thông tin một cách rõ ràng. - Cấp độ 2: Thúc đẩy giao tiếp hai chiều.
- Cấp độ 3: Thích ứng với cách giao tiếp của ngƣời khác. - Cấp độ 4: Giao tiếp những vấn đề phức tạp.
- Cấp độ 5: Giao tiếp một cách chiến lƣợc.
2 Suy nghĩ sáng
tạo
- Cấp độ 1: Thừa nhận sự cần thiết về cách thức tiếp cận mới. - Cấp độ 2: Sửa đổi các cách tiếp cận hiện tại.
- Cấp độ 3: Giới thiệu cách tiếp cận mới. - Cấp độ 4: Tạo ra các khái niệm mới. - Cấp độ 5: Nuôi dƣỡng sự sáng tạo.
3
Lập kế hoạch và kiểm soát
công việc
- Cấp độ 1: Quản lý công việc cá nhân.
- Cấp độ 2: Lập kế hoạch và quản lý các hoạt động liên quan đến công việc cá nhân.
- Cấp độ 3: Lập kế hoạch và quản lý các chuỗi hoạt động liên quan đến công việc nhóm.
- Cấp độ 4: Hoạch định và kiểm soát sự phối hợp giữa các bộ phận hƣớng tới đạt mục tiêu chiến lƣợc chung.
- Cấp độ 5: Hoạch định và lập kế hoạch cho việc thu hút, điều chuyển, sử dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài, quyết định chuỗi hoạt động cần thiết của từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
4
Hiểu biết về sản phẩm dịch
vụ ngân hàng
- Cấp độ 1: Biết và quen thuộc với các khái niệm cơ bản của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Cấp độ 2: Hiểu đƣợc khái niệm về ứng dụng của từng dòng sản phẩm, hiểu đƣợc các công nghệ khách hàng đang sử dụng và biết đƣợc những sản phẩm dịch vụ ngân hàng nào có thể cung ứng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Cấp độ 3: Nắm đƣợc toàn bộ tính năng chính và ứng dụng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để có thể tƣ vấn cho khách hàng lựa chọn giải pháp tối ƣu.
- Cấp độ 4: Nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới trên thị trƣờng, tƣ vấn cho doanh nghiệp định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh.
- Cấp độ 5: Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.
5 Ra quyết định
- Cấp độ 1: Ra quyết định theo đúng nguyên tắc.
- Cấp độ 2: Ra quyết định thể hiện đƣợc các nguyên tắc. - Cấp độ 3: Ra quyết định trong phạm vi nguyên tắc.
- Cấp độ 4: Ra quyết định phức tạp không cần chỉ dẫn hay nguyên tắc nào.
- Cấp độ 5: Ra quyết định có độ rủi ro cao trong tình huống phức tạp và không rõ ràng.
6
Tạo động lực và phát triển
nhóm
- Cấp độ 1: Tham gia nhóm nhƣ một thành viên tích cực. - Cấp độ 2: Cổ vũ tinh thần làm việc nhóm.
- Cấp độ 3: Biểu lộ tầm ảnh hƣởng trong nhóm.
- Cấp độ 4: Phát huy giá trị các cơ hội làm việc nhóm. - Cấp độ 5: Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các nhóm.
7
Xây dựng niềm tin
- Cấp độ 1: Sở hữu niềm tin.
- Cấp độ 2: Thúc đẩy và tạo ra một môi trƣờng làm việc tin tƣởng, tạo ra giá trị tinh thần cho nhóm.
- Cấp độ 3: Xây dựng và củng cố lại niềm tin của toàn bộ các thành viên trong tổ chức.
- Cấp độ 4: Chiến lƣợc hóa việc xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp.
- Cấp độ 5: Xã hội hóa đƣợc các giá trị niềm tin của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc sự hỗ trợ hợp tác cao nhất của cộng đồng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
8 Ngoại ngữ
tiếng Anh
- Cấp độ 1: Đọc hiểu đƣợc nội dung cơ bản của tài liệu bằng tiếng Anh. Hoặc tƣơng đƣơng từ 10 đến 219 điểm theo thang bậc của TOEIC.
- Cấp độ 2: Đọc hiểu đƣợc các tài liệu có nội dung chuyên ngành bằng tiếng Anh. Hoặc tƣơng đƣơng 220 đến 265 điểm theo thang bậc của TOEIC.
- Cấp độ 3: Có thể giao tiếp một cách không e ngại bằng tiếng Anh qua email, điện thoại và đối thoại trực tiếp. Hoặc tƣơng đƣơng 465 đến 725 điểm theo thang bậc của TOEIC.
- Cấp độ 4: Hiểu sâu các nội dung phức tạp trong các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Hoặc tƣơng đƣơng 465 đến 855 điểm theo thang bậc của TOEIC.
- Cấp độ 5: Hiểu và dịch đƣợc tài liệu chuyên ngành có nội dung khó. Hoặc tƣơng đƣơng 856 đến 990 điểm theo thang bậc của TOEIC.
9
Dự báo xu hƣớng công
nghệ
- Cấp độ 1: Có thông tin và cập nhật đƣợc thông tin về sự ra đời các công nghệ mới.
- Cấp độ 2: Có khả năng phân tích, tổng hợp các dự báo về xu hƣờng công nghệ từ các nguồn khác.
- Cấp độ 3: Có thông tin và luôn cập nhật bản thân về sự ra đời các công nghệ mới, cũng nhƣ quá trình thƣơng mại hóa các công nghệ mới trên thế giới. Dự đoán đƣợc khả năng nhập khẩu và phát triển sản phẩm này tại Việt Nam. - Cấp độ 4: Nắm bắt xu hƣớng biến động công nghệ. Từ đó tính toán và đƣa ra các phƣơng án cải tiến, chuyển đổi công nghệ và dịch vụ của tổ chức.
- Cấp độ 5: Nắm bắt xu hƣớng công nghệ. Có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các công nghệ đó vào phát triển sản phẩm mới cho tổ chức.
10 Nghiên cứu thị trƣờng
- Cấp độ 1: Nhận biết đƣợc thị trƣờng mục tiêu và đặc điểm của những nhóm khách hàng lớn trong ngành.
- Cấp độ 2: Có khả năng tìm kiếm tổng hợp thông tin, nắm bắt các thông tin ngành nghề, khách hàng… để giải đáp một vấn đề nào đó.
- Cấp độ 3: Khả năng nhìn nhận và phát hiện ra các biến động thị trƣờng, nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm hiện tại của tổ chức. Từ đó đề xuất các phƣơng án thay đổi và cải tiến sản phẩm theo hƣớng thích ứng hơn với thị trƣờng.
dạng các nhu cầu và xu hƣớng thị trƣờng, nhận dạng các điểm mạnh và yếu của tổ chức trên thị trƣờng, đề ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực marketing.
- Cấp độ 5: Có khả năng đề xuất các chƣơng trình và kế hoạch marketing và nghiên cứu thị trƣờng cho tổ chức nhằm nhận dạng các nhu cầu mới, từ đó đề xuất cải tiến và phát triển các sản phẩm mới. 11 Luật kinh doanh và giải quyết tranh chấp
- Cấp độ 1: Hiểu biết cơ bản các phạm trù: Hợp đồng, các điều khoản, thƣơng hiệu, sở hữu trí tuệ, tranh chấp.
- Cấp độ 2: Có khả năng nhận dạng từ các thông tin và hƣớng dẫn có sẵn bối cảnh pháp lý và các vấn đề thuộc phạm trù đúng sai, chƣa chắc chắn về mặt pháp lý với các hoạt động kinh doanh của bản thân.
- Cấp độ 3:Có khả năng tự cập nhật các thay đổi về luật để áp dụng vào công việc.
- Cấp độ 4: Có khả năng tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý, đóng vai trò tƣ vấn về các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến công việc của đơn vị.
- Cấp độ 5: Có khả năng phân tích vấn đề trên các phƣơng diện pháp lý khác nhau, từ đó thiết lập các quy trình và hƣớng dẫn cho tổ chức nhằm tuân thủ các quy định pháp luật. Có khả năng đƣa ra các giải pháp cho các vấn đề pháp lý quan trọng của tổ chức.
12
Lãnh đạo nhóm
- Cấp độ 1: Giữ thông tin đƣợc truyền đạt đầy đủ trong nhóm. - Cấp độ 2: Đảm bảo các yêu cầu của nhóm và của các thành viên đƣợc đáp ứng.
- Cấp độ 3: Đảm bảo những đóng góp của các thành viên nhóm.
- Cấp độ 4: Nâng cao sức mạnh của nhóm.
- Cấp độ 5: Tạo cảm hứng cho các thành viên trong nhóm. 13
Định hƣớng kết quả công
việc
- Cấp độ 1: Có mục tiêu công việc rõ ràng và có kế hoạch hiện thực các mục tiêu đặt ra.
quán với kỳ vọng đặt ra. Hƣớng tới làm việc độc lập, hoàn thành mục tiêu không cần sự giám sát.
- Cấp độ 3: Chủ động tìm kiếm cách thức hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Cấp độ 4: Tìm kiếm các thách thức vƣợt ra ngoài khuôn khổ của mục tiêu đề ra. Hƣớng dẫn thành viên khác đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
- Cấp độ 5: Là tấm gƣơng hƣớng tới sự hoàn hảo và động viên các thành viên khác hƣớng tới sự hoàn hảo.
14 Định hƣớng
khách hàng
- Cấp độ 1: Đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. - Cấp độ 2: Xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng. - Cấp độ 3: Nhận biết trƣớc để có thể đáp ứng yêu cầu mới của khách hàng.
- Cấp độ 4: Khuyến khích văn hóa hƣớng khách hàng.
- Cấp độ 5: Đƣa ra các định hƣớng chiến lƣợc hƣớng khách hàng.
15 Quản lý rủi ro
- Cấp độ 1: Hiểu đƣợc các khái niệm rủi ro, hậu quả, nhân quả… Có tƣ duy nhìn nhận và quan tâm về các thành công và thất bại có thể.
- Cấp độ 2: Nhận diện và đánh giá đƣợc các rủi ro nhỏ, ảnh hƣớng ít tới doanh nghiệp. Có khả năng xây dựng đƣợc kế hoạch đối phó. Đƣa ra quyết định sau khi đã có sự phân tích rủi ro.
- Cấp độ 3: Nhận diện và đánh giá đƣợc các rủi ro có ảnh hƣởng đáng kể đến tổ chức.
- Cấp độ 4: Giải quyết những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực của mình ngay cả khi rủi ro không đƣợc xác định rõ ràng. - Cấp độ 5: Có khả năng xây dựng đƣợc môi trƣờng cho phép hỗ trợ hay cáng đáng các rủi ro. Xây dựng đƣợc các nguyên tắc và cách tiếp cận để hỗ trợ ra quyết định có độ rủi ro cao và các chiến lƣợc giúp nhận biết và đánh giá các rủi ro cho tổ chức.
Những năng lực này đƣợc sử dụng trong nội dung đề xuất khung năng lực cho một chức danh Giám đốc chi nhánh và làm cơ sở dùng trong phiếu khảo sát đánh giá năng lực chức danh này tại TPBank.