Giới thiệu mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Nghiên cứu đề xuất các năng lực chung cho cán bộ quản lý ngân hàng

2.2.2. Giới thiệu mẫu khảo sát

Để xây dựng khung năng lực chung cho CBQL tại TPBank. Tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ chức của ngân hàng, đặc điểm ngành ngân hàng, sử dụng bộ năng lực đƣợc phổ biến rộng rãi “31 năng lực cốt lõi” do Tạp chí Workforce trên trang workforce.com và đƣợc tác giả Th.s Ngô Quy Nhâm- Đại Học Ngoại Thƣơng biên dịch. Bộ năng lực này đƣợc tác giả sử dụng làm căn cứ để phỏng vấn sâu 10 nhân sự quản lý cấp cao, chuyên gia trong ngành ngân hàng phục vụ cho việc xây dựng khung năng lực cán bộ quản lý tại TPBank theo nội dung sau:

NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ , CHUYÊN GIA NGÂN HÀNG I. GIỚI THIỆU

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là: Phạm Thị Thanh Hằng, học viên ngành Quản Trị Kinh Doanh của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong”. Đề tài trên đƣợc thực hiện với mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích kinh doanh. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cho tôi. Buổi trao đổi hôm nay liên quan đến việc đề xuất khung năng lực chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong. Những thông tin mà Anh/Chị cung cấp cho tôi trong cuộc nói chuyện này sẽ là tài liệu quý giá giúp tôi xác định đƣợc khung năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý. Trên cơ sở đó giúp tôi xây dựng khung năng lực cho vị trí Giám đốc chi nhánh và ứng dụng khung năng vào đánh giá năng lực Giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy, cải tiến phƣơng pháp đánh giá cán bộ quản lý tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Mọi thông tin cá nhân về cuộc nói chuyện sẽ đƣợc giữ kín. Bây giờ xin phép tôi đƣợc bắt đầu.

II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Phong có nhiệm vụ gì?

Câu 2: Để thực hiện những nhiệm vụ nhƣ Anh/Chị nghĩ họ cần phải có kiến thức

chuyên môn gì?

Câu 3: Trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ theo Anh/Chị cán bộ quản lý ngân

hàng cần phải sử dụng những kỹ năng gì?

Câu 4: Theo Anh/Chị để hoàn thành công việc thì trong quá trình thực hiện công

việc thì đội ngũ cán bộ quản lý cần làm việc với thái độ nhƣ thế nào.

Câu 5: Theo Anh/Chị tần suất sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ đó nhƣ thế

nào?

Xin Anh Chị hãy cho biết một số thông tin sau về bản thân: 1. Chức vụ:

2. Thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng 3. Trình độ

4. Anh/Chị hiện tại đang quản lý bao nhiêu nhân viên.

III. KẾT THÚC

- Chúng ta đã trao đổi khá lâu, Anh/Chị đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý giá và có ích cho đề tài nghiên cứu của tôi.

- Anh/Chị có muốn trao đổi và hỏi chúng tôi thêm về vấn đề gì không?

- Xin Anh/Chị cứ yên tâm về kết quả buổi nói chuyện này danh tính của Anh/Chị

sẽ đƣợc giữ kín.

Thông qua nội dung phỏng vấn nhƣ trên, hầu hết 10 cán bộ cấp cao và chuyên gia trong ngành ngân hàng đều cho rằng đội ngũ nhân sự quản lý tại TPBank cần có các năng lực phù hợp với đặc thù công việc nhằm đạt đƣợc kết quả đầu ra công việc nhƣ là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, khả năng sáng tạo trong công việc, tạo động lực và phát triển nhóm, giải quyết xung đột trong nhóm,...Bởi theo họ, CBQL tại TPBank có vai trò quan trọng giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đề ra thông qua làm việc với ngƣời khác, họ thƣờng xuyên phải xử lý thông tin và ra quyết định vì vậy bên cạnh nhƣng năng lực trên thì một yêu cầu đặt ra đối với nhân sự này tại TPBank trong thời kỳ hội nhập là cần phải có khả năng tiếng Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại ngân hàng TMCP tiên phong (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)