21 Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến độc lập

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 64 - 88)

Biến Kết quả kỳ vọng Kết quả nghiên cứu

SIZE Cùng chiều Cùng chiều

CAPITAL Cùng chiều Cùng chiều

LOAN Cùng chiều Cùng chiều

DEPOSIT Cùng chiều Ngƣợc chiều

LQ Cùng chiều Cùng chiều

CR Ngƣợc chiều Ngƣợc chiều

LG Ngƣợc chiều Cùng chiều

INF Cùng chiều Cùng chiều

GDP Cùng chiều Cùng chiều

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích

Biến quy mô ngân hàng SIZE có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng cả ROA và ROE. Khi các yếu tố khác không đổi và quy mô ngân hàng nằm trong khoảng (0.0047;0.0082) đối với mô hình ROA và khoảng (0.0569;0.1017) đối với ROE, nếu quy mô tăng/giảm 1 đơn vị thì ROA và ROE cũng tăng/giảm lần lƣợt là 0.0064 và 0.0793 đơn vị. Điều này cho chúng ta thấy các ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang liên tục mở rộng quy mô cũng nhƣ thị phần trên thị trƣờng để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau nhằm đa dạng hóa hoạt động và giúp tăng lợi nhuận của ngân hàng. Với kết quả thu đƣợc thông qua nghiên cứu thì tác giả chấp nhận giả thuyết H1 đó là quy mô có ảnh hƣởng đồng biến đến lợi nhuận. Kết quả ƣớc lƣợng của mô hình này trùng khớn với kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây: Haroon Jabbar (2014), Deger Alper và Adem Anbar (2011).

Biến tỷ lệ an toàn vốn CAPITAL có động cùng chiều đến cả hai biến đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng. Khi tỷ lệ này nằm trong khoảng (0.0694;0.1132) đối với ROA, khoảng (0.1532;0.6058) đối với ROE và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1 đơn vị thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu sẽ tăng lần lƣợt là 0.0913 và 0.3795, và ngƣợc lại. Khi một ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang hoạt động kinh doanh an toàn và có uy tín đối với khách hàng nên giúp cho lợi nhuận đƣợc tăng cao. Dựa vào kết quả phân tích thì bài nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H2 tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả từ những nghiên cứu trƣớc của Nguyễn Việt Hùng (2008), Tobias Olweny (2011), Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013), Imad Z Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011) và Haroon Jabbar (2014).

Biến tỷ lệ cho vay LOAN cũng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận nhƣng chỉ ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Khi các yếu tố khác không thay đổi và tỷ lệ cho vay nằm trong khoảng (0.0009;0.1362), nếu tỷ lệ này tăng/giảm 1 đơn vị thì ROE cũng tăng/giảm 0.0685 đơn vị. Đối với ngân hàng, cho

vay là một hoạt động chính yếu để giúp gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần có những chính sách kiểm soát để những khoản vay hoạt động hiệu quả. Với kết quả nghiên cứu cho biến LOAN thì giả thuyết H3 tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ đƣợc chấp nhận. Kết quả nghiên cứu đƣa ra kết quả trùng khợp với các nghiên cứu trƣớc đây nhƣ Imad Z Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011), Fadzlan, Sufian, Royfaizal Razali Chong (2008), Deger Alper & Adem Anbar (2011) đều đƣa ra kết quả ty lệ cho vay có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Biến tỷ lệ tiền gửi DEPOSIT có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và không có ý nghĩa đối với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Việc lợi nhuận của ngân hàng giảm khi tỷ lệ tiền gửi tăng là do lãi suất cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2018 không còn cao nhƣ những năm trƣớc và chỉ tăng nhẹ trong năm 2018, trong khi phải trả lãi suất cao cho các khách hàng trong các khoản huy động. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và tỷ lệ tiền gửi nằm trong khoảng (-0.1573; -0.0273), nếu tỷ lệ tiền gửi tăng/giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm/tăng 0.0923 đơn vị. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ bác bỏ giả thuyết H4 tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu trƣớc của Sehrish Gul, Faiza Irhad, Khalid Zaman (2011) cũng cho ra kết quả chỉ tiêu này tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận.

Biến rủi ro thanh khoản LQ có tác động cùng chiều lên cả tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và vốn chủ hữu ROE của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi và tỷ lệ thanh khoản nằm trong khoảng (0.0008;0.0136) ở mô hình ROA và trong khoảng (0.0267;0.1622) đối với mô hình của ROE, nếu rủi ro thanh khoản tăng ho c giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận của ngân hàng tính theo ROA và ROE cũng sẽ tăng ho c giảm lần lƣợt là 0.0072 và 0.0944. Dựa vào kết quả thì tác giả sẽ chấp nhận giả thuyết H5 Rủi ro thanh khoản có tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu không giống bài nghiên cứu của Tobias Olweny (2011), Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013).

Biến rủi ro tín dụng CR theo kết quả phân tích có tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận của 30 ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang đƣợc nghiên cứu. Từ bộ số liệu thu thập đƣợc trong giai đoạn 2012 – 2018 thì chỉ tiêu này ở đa số các ngân hàng đều tăng khá cao qua các năm, qua đó cho thấy chất lƣợng tín dụng trong thời gian này là khá thấp, việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ tăng. Xét trong điều kiện các yếu tố không đổi và rủi ro tín dụng nằm trong khoảng (-0.2235; - 0.0198) đối với mô hình biến phụ thuộc là ROA, đối với ROE là trong khoảng (- 2.5374; -0.3742), nếu rủi ro tín dụng tăng/giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ giảm/tăng lần lƣợt là 0.1217 và 1.4558 đơn vị. Vì vậy, tác giả chấp nhận đối với giả thuyết H6 rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Các nghiên cứu trƣớc nhƣ Imad Z Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011), Fadzlan, Sufian, Royfaizal Razali Chong (2008), Haroon Jabbar (2014) và Aremu, Imod, Mustapha (2013) cũng cho ra kết quả tƣơng tự.

Biến tăng trƣởng tín dụng LG trong bài nghiên cứu có tác động cùng chiều đến lợi nhuận tính theo cả ROA và ROE. Đối với các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 phải đối m t với khó khăn do sự gia tăng bất ngờ của nợ xấu nhƣng từ năm 2015 trở đi có sự cải thiện rõ rệt trong mức tăng trƣởng tín dụng, hoạt động ngân hàng dần hiệu quả hơn trƣớc. Khi tăng trƣởng tín dụng nằm trong khoảng (0.0006;0.0050) mô hình ROA và (-0.0035;0.0407) mô hình ROE, trong điều kiện các yếu tố không đổi thì khi tăng/giảm trƣởng tín dụng tăng 1 đơn vị sẽ làm cho lợi nhuận theo ROA và ROE cũng tăng/giảm 0.0028 và 0.0186 đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho phép tác giả bác bỏ giả thuyết H7 tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Cả hai biến vĩ mô gồm tỷ lệ lạm phát INF và tăng trƣởng kinh tế GDP đều có tác động cùng chiều đến lợi nhuận nhƣng chỉ có ý nghĩa trong mô hình của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA. Đối với chỉ tiêu lạm phát nếu xét trong trƣờng hợp các yếu tố khác không đổi và tỷ lệ lạm phát nằm trong khoảng (0.0052;0.0472), khi tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1 đơn vị thì lợi nhuận của ngân hàng tính theo ROA cũng sẽ tăng 0.0262 đơn vị và ngƣợc lại. Đối với chỉ tiêu GDP, khi

tỷ lệ GDP nằm trong khoảng (0.0349;0.1768) và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ tăng giảm 1 đơn vị sẽ làm cho lợi nhuận tăng thêm 0.1058 đơn vị. Vì vậy, với kết quả thu đƣợc nhƣ trên thì cả hai giả thuyết H8 tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng và H9 lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng đều đƣợc tác giả chấp nhận trong bài nghiên cứu này. Kết quả này giống với bài nghiên cứu của Imad Z Ramadan, Qais A Kilani, Thair A Kaddumi (2011).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Mối quan hệ giữa các yếu tố độc lập đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam đã đƣợc làm rõ trong chƣơng 4. Tác giả đã phân tích thông qua thống kê mô tả, chạy và so sánh các mô hình hồi quy khác nhau, kiểm định các khuyết tật của mô hình và chạy mô hình hồi quy GLS để đƣa ra mô hình phù hợp nhất. Kết quả bài nghiên cứu đƣợc thực hiện trên phần mềm STATA 14, với những kết quả trên tác giả sẽ đƣa ra một số lập luận để giúp các ngân hàng ngày càng phát triển.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong chƣơng 5, tác giả sẽ tổng kết lại các kết quả đã đƣợc phân tích trong chƣơng 4 đồng thời đƣa ra những gợi ý, một số khuyến nghị từ những kết luận trên để giúp các cơ quan quản lý và các nhà quản trị ngân hàng có thể nhìn vào đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, trong chƣơng này tác giả cũng đƣa ra một số hạn chế của đề tài và mở rộng hƣớng nghiên cứu cho các bài sau.

5.1. KẾT LUẬN

Lợi nhuận là một chỉ tiêu mà không chỉ các ngân hàng quan tâm mà gần nhƣ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động đều muốn tối ƣu hóa. Với mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu là xác định đƣợc yếu tố nào đang tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này, và dựa vào đó những nhà quản trị của ngân hàng sẽ đƣa ra các chính sách quản lý hợp lý, phƣơng thức điều hành và giám sát hiệu quả hơn.

Bằng việc xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo cách tiếp cận của mô hình GLS đã đƣa ra đƣợc kết quả nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: biến quy mô ngân hàng SIZE, CAPITAL, LQ, LG, INF và GDP có tác động cùng chiều đến lợi nhuận cả ROA và ROE của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, tỷ lệ cho vay chỉ tác động cùng chiều lên ROE và hai biến tỷ lệ tiền, rủi ro tín dụng có tác động ngƣợc chiều lên cả tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

Với những kết quả đạt đƣợc khi phân tích sự tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP thì đề tài cũng đã phần nào củng cố đƣợc những cơ sở lý thuyết và góp phần làm nền tảng cho các nghiên cứu sau này. Vì có sự khác biệt về thời gian cập nhật số liệu nên kết quả bài nghiên cứu có những điểm khác so với các bài trƣớc và đã đƣợc thêm vào một số biến để đánh giá chính xác hơn những yếu tố đang ảnh hƣởng đến lợi nhuận.

5.2. KHUYẾN NGHỊ

Để giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận cũng nhƣ cạnh tranh với các đối thủ thì cần gia tăng quy mô ngân hàng thông qua việc tổ chức sáp nhập giữa các ngân hàng lớn có hoạt động hiệu quả với những ngân hàng đang g p tình trạng khó khăn để tránh gây ra các hậu quả cho nền kinh tế. Đồng thời ban lãnh đạo ngân hàng cũng nên chú trọng trong việc thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Đối với hệ thống ngân hàng, ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ bản thân các tổ chức tín dụng nên đ t ra những quy định ch t chẽ hơn trong quá trình cấp tín dụng nhằm đảm bảo đƣợc việc giảm thiểu tối đa nhất những tình trạng nợ xấu sẽ xuất hiện, đồng thời hạn chế tối đa việc chạy chỉ tiêu, bất chấp nhận những khoản vay có mức đảm bảo thấp. Ngoài ra, rủi ro tín dụng xảy ra còn đến từ yếu đó con ngƣời, tức nhân viên tín dụng, do đó ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức các cuộc đánh giá nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức và những quy định nhằm giảm sự gian lận.

Ngân hàng cần tập trung trong các khoản cho vay để tăng lợi nhuận bằng cách ngày càng hoàn thiện các sản phẩm đang có và phát triển thêm những sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu và sự thay đổi của thị trƣờng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải có biện pháp duy trì giữa tỷ lệ huy động và cho vay ở mức độ phù hợp để không xảy ra hiện tƣợng thừa vốn, mức huy động cao nhƣng tỷ lệ cho vay lại thấp thì sẽ gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận.

Phải quan tâm đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và đƣa ra các biện pháp kiểm soát nhƣ thƣờng xuyên kiểm tra việc chuyển nhóm nợ theo tỷ lệ đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, cơ cấu từng nhóm nợ đúng với thực tế của từng khế ƣớc.

Có biện pháp kiểm soát việc tăng trƣởng tín dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhằm tránh các trƣờng hợp tăng trƣởng tín dụng quá nóng có thể gây ra việc mất khả năng thanh khoản của ngân hàng nếu những khách hàng vay nợ mất khả năng chi trả.

Nhà nƣớc cần ổn định các yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô vì hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại đều dựa trên nền tảng của sự tin tƣởng, nếu thị trƣờng bất ổn, có nhiều rủi ro sẽ ảnh hƣởng đến lòng tin của khách hàng, gây nguy hiểm đến toàn hệ thống. Ngoài ra, ngân hàng nhà nƣớc cần đƣa ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc một cách hợp lý vì nếu tỷ lệ này tăng lên cao trong một thời gian ngắn sẽ gây ra việc thiếu hụt thanh khoản đối với các ngân hàng, giảm nguồn vốn khả dụng có thể đầu tƣ vào các tài sản sinh lời và ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận của các NHTMCP.

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI5.3.1. Một số hạn chế 5.3.1. Một số hạn chế

Về việc thu thập dữ liệu mẫu, bài nghiên cứu chỉ lấy đƣợc số liệu của 30 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2012 – 2018, và chƣa xét đến những ngân hàng nhà nƣớc ho c các ngân hàng thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài. Do đó bài nghiên cứu cũng chƣa thực sự đánh giá khách quan về toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP chỉ mới là một số yếu tố đ c trƣng và hai yếu tố vĩ mô, chƣa đề cập đến các nhân tố nhƣ biên lợi nhuận ròng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng doanh thu hoạt động… nên cũng chƣa xác định chính xác đƣợc đâu là yếu tố tác động quan trọng nhất.

5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Các bài nghiên cứu tiếp theo có thể gia tăng số lƣợng quan sát về cả số lƣợng ngân hàng và số năm quan sát. Vì khi có đƣợc số lƣợng mẫu lớn sẽ giúp cho bài phân tích trở nên chính xác hơn, đáng tin cậy hơn và giải thích rõ hơn sự tác động của các biến qua các giai đoạn.

Các nghiên cứu trong tƣơng lai có thể bổ sung thêm các biến khác nhƣ biên lợi nhuận ròng, tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng doanh thu hoạt động, hình thức sở hữu, lãi suất cho vay, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động… để đề tài

có đƣợc cái nhìn khách quan hơn và đánh giá đƣợc toàn diện hơn sự tác động của nhiều yếu tố đến lợi nhuận ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Kết thúc bài nghiên cứu tác giả đã tìm ra đƣợc câu trả lời cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng nhƣ việc chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết kỳ vọng đã đ t ra. Đồng thời các khuyến nghị trong bài sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng tham khảo tìm ra hƣớng phát triển phù hợp làm tăng lợi nhuận trong tƣơng lai. Cuối cùng, thông qua bài làm này cũng giúp các nhà nghiên cứu phát triển lĩnh vực này hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt:

Lê Tấn Phƣớc, Bùi Xuân Diễn 2016, „Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 64 - 88)