Biến độc lập

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 38 - 42)

SIZE: Quy mô của ngân hàng. Quy mô ngân hàng đƣợc hiểu nhƣ lợi thế về quy mô, các ngân hàng càng lớn sẽ tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ. Theo nghiên cứu của Haroon (2013), Deger và Adam Anbar (2011) nghiên cứu và đƣa ra kết quả quy mô có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Size = log (tổng tài sản)

Giả thuyết (H1): Quy mô của ngân hàng đồng biến với lợi nhuận của ngân hàng.

CAPITAL: Tỷ lệ an toàn vốn, là tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng trên tổng tài sản, chỉ tiêu này nhƣ là lá chắn bảo vệ ngân hàng trƣớc những rủi ro xảy ra nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro khủng hoảng kinh tế. Chỉ tiêu

này đƣợc kỳ vọng là cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Theo nghiên cứu của Tobias Olweny (2011), Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013) chỉ tiêu này có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Capital = vốn chủ sở hữu / tổng tài sản

Giả thuyết (H2): Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng.

LOAN: tỷ lệ nợ vay. Lợi nhuận chính từ hoạt động của ngân hàng là đến từ hoạt động cho vay. Vì vậy, để tăng cƣờng lợi nhuận thì đây là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên việc dƣ nợ tăng cũng kéo theo nguy cơ rủi ro cũng tăng. Nhƣng theo nghiên cứu của Sehrish & Faiza & Khalid (2011), Aremu, Imoh, Mustapha (2013) chỉ ra rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Loan = Dƣ nợ cho vay/tổng tài sản

Giả thuyết (H3): Tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

DEPOSIT: tỷ lệ tiền gửi. Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, là nguồn cung cấp quan trọng trong cho vay, do đó đây cũng là một chỉ tiêu ảnh hƣởng khá lớn đến lợi nhuận ngân hàng và đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều tới lợi nhuận. Theo nghiên cứu của Sehrish & Faiza & Khalid (2011) cho rằng tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Deposit = Tổng tiền gửi / tổng tài sản

Giả thuyết (H4): Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

LQ: rủi ro thanh khoản. Đối với mỗi ngân hàng dù công tác quản trị rủi ro đã đƣợc áp dụng nhƣng vẫn chƣa thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Trong thực tế, có nhiều NHTM muốn sử dụng triệt để phần vốn mà ngân hàng huy động đƣợc vào cho vay nên dế xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ

ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Theo kết quả nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari (2014), các NHTM có rủi ro thanh khoản cao sẽ có xu hƣớng đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn.

Công thức tính: LQ = Dự trữ thanh khoản/tổng tài sản

Giả thuyết (H5): Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng.

CR: rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bất kì một khoản vay nào cũng tồn tại rủi ro tín dụng, vì vậy tỷ số này đƣợc đánh giá là có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Imad, Qais, Thair (2011) cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Công thức tính: Risk = nợ trích lập dự phòng/tổng dƣ nợ

Giả thuyết (H6): Rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

LG: tăng trƣởng tín dụng. Thu nhập chính của các ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động tín dụng, khi ngân hàng tăng trƣởng tín dụng, nguồn thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không có kế hoạch tăng trƣởng tốt, các khoản nợ xấu sẽ phát sinh thêm tƣơng ứng, làm giảm lợi nhuận. Theo Haroon Jabbar (2014) thì tăng trƣởng tín dụng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Công thức: LG = (tổng dƣ nợ cho vay t – tổng dƣ nợ cho vay t-1)/ tổng dƣ nợ cho vay t-1

Giả thuyết (H7): Tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

GDP: tăng trƣởng kinh tế. Khi nền kinh tế đang ở mức tăng trƣởng thì nhu cầu tín dụng cao hơn từ đó ngân hàng có thể có nhiều lợi nhuận hơn khi nên kinh tế trên đà tăng trƣởng. Vì vậy, kỳ vọng biến GDP sẽ có tác động tích cực đến lợi

nhuận ngân hàng. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Vincent (2013), Tobias (2011), Deger, Adem (2011) thì tăng trƣởng kinh tế không tác động đến lợi nhuận.

Giả thuyết (H8): Tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

INF: lạm phát. Lạm phát là một yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế nói chung cũng nhƣ đến lợi nhuận ngân hàng nói riêng, vì lạm phát cao làm cho lãi suất cho vay cao, do đó thu nhập của ngân hàng có thể tăng thêm. Theo kết quả nghiên cứu của Imad, Qais, Thair (2011) thì lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận, nhƣng theo Vincent (2013) thì lạm phát không có tác động đến lợi nhuận.

Giả thuyết (H9): Lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng.

Bảng 3. 1 Giả thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

H1 Quy mô của ngân hàng đồng biến với lợi nhuận của ngân hàng

H2 Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng

H3 Tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

H4 Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

H5 Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng

nhuận ngân hàng

H7 Tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H8 Tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H9 Lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 38 - 42)