.1 Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 210 0.0061 0.0053 0.0050 0.0001 0.0264 ROE 210 0.0720 0.0607 0.0569 0.0007 0.2444 SIZE 210 8.0431 8.0259 0.4866 7.1233 9.1183 CAPITAL 210 0.0904 0.0826 0.0393 0.0323 0.2384 LOAN 210 0.5503 0.5646 0.1184 0.2162 0.7741 DEPOSIT 210 0.7672 0.7817 0.0844 0.5090 0.8960 LQ 210 0.1358 0.1220 0.0719 0.0152 0.4732 CR 210 0.0131 0.0119 0.0050 0.0054 0.0475 LG 210 0.2140 0.1894 0.1855 -0.2459 1.0682 INF 210 0.0362 0.0298 0.0209 0.0060 0.0681 GDP 210 0.0631 0.0621 0.0082 0.0525 0.0780

Kết quả thống kê mô tả về số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của 11 biến trong bài nghiên cứu (2 biến phụ thuộc và 9 biến độc lập) đƣợc trình bày trong bảng 4.1 với tổng dữ liệu đƣợc thu thập từ 30 ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.

Từ kết quả trên, ta có thể thấy rằng biến phụ thuộc ROA có giá trị trung bình là 0.61%, giá trị trung vị bằng 0.53%, có nghĩa là một nửa trong tổng số các quan sát có ROA trên 0.53%, giá trị nhỏ nhất của ROA là 0.01% thuộc về ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) năm 2012 và giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) vào năm 2018 đạt 2.64%. Biến phụ thuộc còn lại ROE có giá trị trung bình là 7.20%, giá trị trung vị là 6.07%, giá trị nhỏ nhất của ROE cũng thuộc về NVB vào năm 2012 chỉ đạt 0.07% và giá trị lớn nhất 24.44% thuộc về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2018.

Đại diện cho quy mô của các ngân hàng, biến SIZE có giá trị trung bình đạt 8.0431, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lƣợt là 7.1233 và 9.1183, độ lệch chuẩn ở mức 0.4866, cho thấy quy mô giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam là khá tƣơng đồng, không có quá nhiều sự chênh lệch. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) có giá trị trung trình là 9.04%, giá trị cao nhất là 23.84% thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (SGB) năm 2013, giá trị nhỏ nhất là 3.23% đã thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ở năm 2018. Biến LOAN tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 55.03%, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lƣợt là 77.41% thuộc về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) năm 2018 và 21.62% thuộc về ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) năm 2012. Giá trị trung bình của tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSIT) là 76.72%, giá trị thấp nhất thuộc về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPB) năm 2017 với 50.90% và giá trị cao nhất là 89.60% thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (STB) năm 2015. Rủi ro thanh khoản (LQ) đạt giá trị trung bình là 13.58%, ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB) năm 2016 có rủi ro thanh khoản nhỏ nhất ở mức 1.52%, giá trị lớn nhất là

47.32% lại thuộc Seabank cũng trong năm 2012. CR – rủi ro tín dụng có giá trị trung bình là 1.31%, ở chỉ tiêu này ngân hàng có rủi ro tín dụng nhỏ nhất ở mức 0.54% là ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2014 và ngân hàng TMCP Tiên Phong có rủi ro tín dụng cao nhất 4.75% nhƣng nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2018 thì rủi ro tín dụng ở các ngân hàng đang đƣợc cải thiện dần. Tăng trƣởng tín dụng (LG) có giá trị trung bình là 21.40%, giá trị tăng trƣởng tín dụng cao nhất là 106.82% của ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDB) năm 2013 và giá trị nhỏ nhất là -24.59% của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vào năm 2012.

4.2. KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TƢƠNG QUAN

Kiểm định hệ số tƣơng quan giúp ta xem xét và có cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập với nhau.

Theo kết quả phân tích ở bảng 4.2, ta thấy:

+ Đối với biến phụ thuộc ROA: Các biến độc lập SIZE, CAPITAL, LOAN, LQ, CR, LG, INF và GDP đều có tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP và trong đó, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có hệ số tƣơng quan cao nhất, đồng nghĩa với việc biến này có mối liên hệ với ROA ch t chẽ nhất. Trong khi đó, chỉ có biến DEPOSIT là tƣơng quan âm với ROA.

+ Đối với biến phụ thuộc ROE: Chỉ có 5 biến độc lập có tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận của các ngân hàng gồm SIZE, LOAN, CR, LG và GDP, trong đó SIZE là biến có mối tƣơng quan mạnh nhất với ROE. Các biến tƣơng quan âm với ROE có tới 4 biến gồm CAPITAL, DEPOSIT, LQ và INF, biến có tƣơng quan âm mạnh nhất là CAPITAL.

35

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 46 - 49)