CÁC BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 37)

3.2.1. Biến phụ thuộc

ROA: là đại lƣợng đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng, đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng trong việc sử dụng hợp lý tài sản trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng, thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng. Chỉ số ROA càng cao thể hiện ngân hàng sử dụng nguồn lực càng hiệu quả.

Công thức tính: ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Tổng tài sản)

ROE: là đại lƣợng đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng, tỷ số này cho thấy với một đồng vốn có thể tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận và việc sử dụng vốn của ngân hàng mang lại hiệu quả nhƣ thế nào. Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ lợi nhuận đƣợc tạo ra càng cao và hiệu quả quản lý sử dụng vốn càng tốt.

Công thức tính: ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Vốn chủ sở hữu)

Đối với bài nghiên cứu, tác giả đã quyết định lựa chọn ROA và ROE là hai biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Trong các bài nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả nhƣ Fadzlan, Royfazal (2008), Sehrish, Faiza, Khalid (2011), Deger và Adem (2011), Imad, Qais, Thair (2011), Aremu, Imoh, Mustanpha (2013) và Vincent, Gemechu (2013) cũng sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng.

Hai chỉ số ROA và ROE đã đƣợc dùng khá nhiều trong các bài nghiên cứu, từ đó cho thấy hai đại lƣợng này là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi ngân hàng hoạt động tốt thì tỷ số ROA và ROE sẽ cao, ngoài ra tỷ số ROE còn phản ánh việc ngân hàng có sử dụng vốn một cách hiệu quả và có mang lại lợi nhuận cho các cổ đông.

3.2.2. Biến độc lập

SIZE: Quy mô của ngân hàng. Quy mô ngân hàng đƣợc hiểu nhƣ lợi thế về quy mô, các ngân hàng càng lớn sẽ tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ. Theo nghiên cứu của Haroon (2013), Deger và Adam Anbar (2011) nghiên cứu và đƣa ra kết quả quy mô có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Size = log (tổng tài sản)

Giả thuyết (H1): Quy mô của ngân hàng đồng biến với lợi nhuận của ngân hàng.

CAPITAL: Tỷ lệ an toàn vốn, là tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng trên tổng tài sản, chỉ tiêu này nhƣ là lá chắn bảo vệ ngân hàng trƣớc những rủi ro xảy ra nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro khủng hoảng kinh tế. Chỉ tiêu

này đƣợc kỳ vọng là cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Theo nghiên cứu của Tobias Olweny (2011), Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013) chỉ tiêu này có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Capital = vốn chủ sở hữu / tổng tài sản

Giả thuyết (H2): Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng.

LOAN: tỷ lệ nợ vay. Lợi nhuận chính từ hoạt động của ngân hàng là đến từ hoạt động cho vay. Vì vậy, để tăng cƣờng lợi nhuận thì đây là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên việc dƣ nợ tăng cũng kéo theo nguy cơ rủi ro cũng tăng. Nhƣng theo nghiên cứu của Sehrish & Faiza & Khalid (2011), Aremu, Imoh, Mustapha (2013) chỉ ra rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Loan = Dƣ nợ cho vay/tổng tài sản

Giả thuyết (H3): Tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

DEPOSIT: tỷ lệ tiền gửi. Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, là nguồn cung cấp quan trọng trong cho vay, do đó đây cũng là một chỉ tiêu ảnh hƣởng khá lớn đến lợi nhuận ngân hàng và đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều tới lợi nhuận. Theo nghiên cứu của Sehrish & Faiza & Khalid (2011) cho rằng tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Deposit = Tổng tiền gửi / tổng tài sản

Giả thuyết (H4): Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

LQ: rủi ro thanh khoản. Đối với mỗi ngân hàng dù công tác quản trị rủi ro đã đƣợc áp dụng nhƣng vẫn chƣa thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Trong thực tế, có nhiều NHTM muốn sử dụng triệt để phần vốn mà ngân hàng huy động đƣợc vào cho vay nên dế xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ

ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Theo kết quả nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari (2014), các NHTM có rủi ro thanh khoản cao sẽ có xu hƣớng đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn.

Công thức tính: LQ = Dự trữ thanh khoản/tổng tài sản

Giả thuyết (H5): Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng.

CR: rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bất kì một khoản vay nào cũng tồn tại rủi ro tín dụng, vì vậy tỷ số này đƣợc đánh giá là có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Imad, Qais, Thair (2011) cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Công thức tính: Risk = nợ trích lập dự phòng/tổng dƣ nợ

Giả thuyết (H6): Rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

LG: tăng trƣởng tín dụng. Thu nhập chính của các ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động tín dụng, khi ngân hàng tăng trƣởng tín dụng, nguồn thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không có kế hoạch tăng trƣởng tốt, các khoản nợ xấu sẽ phát sinh thêm tƣơng ứng, làm giảm lợi nhuận. Theo Haroon Jabbar (2014) thì tăng trƣởng tín dụng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Công thức: LG = (tổng dƣ nợ cho vay t – tổng dƣ nợ cho vay t-1)/ tổng dƣ nợ cho vay t-1

Giả thuyết (H7): Tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

GDP: tăng trƣởng kinh tế. Khi nền kinh tế đang ở mức tăng trƣởng thì nhu cầu tín dụng cao hơn từ đó ngân hàng có thể có nhiều lợi nhuận hơn khi nên kinh tế trên đà tăng trƣởng. Vì vậy, kỳ vọng biến GDP sẽ có tác động tích cực đến lợi

nhuận ngân hàng. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Vincent (2013), Tobias (2011), Deger, Adem (2011) thì tăng trƣởng kinh tế không tác động đến lợi nhuận.

Giả thuyết (H8): Tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

INF: lạm phát. Lạm phát là một yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế nói chung cũng nhƣ đến lợi nhuận ngân hàng nói riêng, vì lạm phát cao làm cho lãi suất cho vay cao, do đó thu nhập của ngân hàng có thể tăng thêm. Theo kết quả nghiên cứu của Imad, Qais, Thair (2011) thì lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận, nhƣng theo Vincent (2013) thì lạm phát không có tác động đến lợi nhuận.

Giả thuyết (H9): Lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng.

Bảng 3. 1 Giả thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

H1 Quy mô của ngân hàng đồng biến với lợi nhuận của ngân hàng

H2 Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng

H3 Tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

H4 Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

H5 Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng

nhuận ngân hàng

H7 Tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H8 Tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H9 Lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Đối với bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mẫu dữ liệu bảng cân xứng với 186 quan sát đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính hằng năm của 30 ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 – 2018. Toàn bộ dữ liệu đƣợc lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, ho c đƣợc thu thập trên các trang web dữ liệu chứng khoán tài chính nhƣ cafef.vn, vietstock.vn, cophieu68.vn và một số nguồn khác.

Việc sử dụng dữ liệu bảng có hai ƣu điểm là: cho phép xác định và đo lƣờng các tác động mà khi sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian không đo lƣờng đƣợc, và khi dùng dữ liệu bảng cho ra các kết quả ƣớc lƣợng của các tham số đáng tin cậy hơn.

3.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Thống kê mô tả: dùng để thể hiện cái nhìn tổng thể về tất cả các biến có trong mô hình, bao gồm giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và độ nghiêng với mục đích kiểm tra quy luật phân phối chuẩn của các biến vì nếu có phân phối chuẩn thì sẽ gây ra ƣợc lƣợng chệch. Ngoài ra, khi xem xét các chỉ số trong bảng thống kê mô tả còn giúp xác định đƣợc hệ số tƣơng quan của các biến số nhằm đánh giá bƣớc đầu về mối tƣơng quan giữa các biến độc lập với

biến phụ thuộc. Để tính toán các giá trị trên tác giả sẽ sử dụng phần mềm STATA 14.

Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy để ƣớc lƣợng mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ chiều hƣớng tác động của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc. Các mô hình hồi quy đƣợc tác giả xem xét sử dụng cho bài nghiên cứu là Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect. Theo đó, để lựa chọn đƣợc mô hình ƣớc lƣợng phù hợp nhất cho bài nghiên cứu thi tác giả tiến hành xem xét và so sánh các ƣu và nhƣợc điểm của 3 mô hình.

Đầu tiên, ƣớc lƣợng Pooled OLS là cách tiếp cận đơn giản nhất. Giả định của mô hình này là các hệ số hồi quy (hệ số ch n và hệ số gốc) không thay đổi giữa các công ty và mô hình này cũng không xét đến sự thay đổi theo thời gian. Nói cách khác, mô hình này bỏ qua sự không đồng nhất, sự khác biệt giữa các công ty cũng nhƣ tính cá thể giữa các đối tƣợng nghiên cứu. Đây cũng chính là yếu điểm của mô hình Pooled OLS, vì nó không thể hiện về việc tác động của các giá trị từng công ty có thay đổi giữa các công ty khác nhau và thay đổi theo thời gian hay không. Và điểm yếu này có thể gây ra hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình có nhiều biến giải thích, dẫn đến ƣớc lƣợng Pooled OLS không có hiệu quả. Do đó ta cần một mô hình tốt hơn.

Thứ hai, phƣơng pháp ƣớc lƣợng Fixed Effect Model (FEM), cách ƣớc lƣợng này giúp khắc phục các yếu điểm của ƣớc lƣợng Pooled OLS. Mô hình này sẽ quan tâm đến sự khác biệt, đ c điểm riêng, không đồng nhất giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu theo thay đổi của tung độ gốc mỗi công ty. Tuy nhiên, tung độ gốc này không thay đổi theo thời gian và để xem xét sự thay đổi tung độ gốc giữa các công ty thì chúng ta có thể dùng biến giả.

Cuối cùng, ƣớc lƣợng Random Effect Model (REM) khá phù hợp với các nghiên cứu quan tâm đến sự khác biệt giữa các đối tƣợng nghiên cứu là ngẫu nhiên theo không gian và thời gian. Cách tiếp cận của mô hình này là dựa trên phần dƣ.

Sau khi xem xét ƣu và nhƣợc điểm của cả ba cách ƣớc lƣợng, tác giả đã nhận ra cách ƣớc lƣợng FEM và REM có những ƣu điểm hơn so với cách ƣớc lƣợng Pooled OLS. Tuy nhiên để chọn ra đƣợc mô hình ƣớc lƣợng nào tốt hơn thì tác giả sẽ tiến hành ƣớc lƣợng Pooled OLS trƣớc, sau đó mới tiến hành ƣớc lƣợng FEM; và tác giả sẽ tiến hành xét sự phù hợp của hai mô hình này thông qua kiểm định F - test. Nếu FEM tốt hơn Pooled OLS, tác giả sẽ tiến hành ƣớc lƣợng FEM với REM và sử dụng kiểm định Hausman để so sánh sự phù hợp của hai cách ƣớc lƣợng này.

Dựa trên mô hình hồi quy đƣợc lựa chọn sau kiểm định Hausman. Kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định Wooldridge nhằm kiểm định các khuyết tật của mô hình đã chọn. Kiểm định Wooldridge đƣợc tiến hành để đánh giá mô hình hồi quy có thể xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan hay không. Để mô hình đƣợc hoàn thiện, tác giả còn thực hiện kiểm định Wald để đánh giá hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3 tác giả đã nêu ra cơ sở cho việc lựa chọn mô hình, dữ liệu nghiên cứu, các phƣơng pháp thực hiện và kiểm định mô hình để làm cơ sở cho các ƣớc lƣợng và phân tích trong chƣơng sau. Ngoài ra để giúp hiểu rõ hơn về mô hình, tác giả đã đƣa ra công thức cũng nhƣ ý nghĩa của từng biến làm cơ sở cho các kết luận của chƣơng sau. Cùng với đó, tác giả cũng đi đến thiết lập dấu kì vọng cho các biến làm cơ sở giả thuyết nghiên cứu. Tác giả còn đƣa ra nguồn thu thập dữ liệu và các phƣơng pháp thực hiện trong quá trình nghiên cứu mô hình.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của chƣơng 4 là trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng cách sử dụng số liệu thống kê mô tả cũng nhƣ các mô hình hồi quy. Dựa trên các kết quả có đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích, thảo luận và liên kết với các kết quả từ các nghiên cứu trƣớc đây để làm rõ hơn sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam.

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 4. 1 Kết quả thống kê mô tả

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 210 0.0061 0.0053 0.0050 0.0001 0.0264 ROE 210 0.0720 0.0607 0.0569 0.0007 0.2444 SIZE 210 8.0431 8.0259 0.4866 7.1233 9.1183 CAPITAL 210 0.0904 0.0826 0.0393 0.0323 0.2384 LOAN 210 0.5503 0.5646 0.1184 0.2162 0.7741 DEPOSIT 210 0.7672 0.7817 0.0844 0.5090 0.8960 LQ 210 0.1358 0.1220 0.0719 0.0152 0.4732 CR 210 0.0131 0.0119 0.0050 0.0054 0.0475 LG 210 0.2140 0.1894 0.1855 -0.2459 1.0682 INF 210 0.0362 0.0298 0.0209 0.0060 0.0681 GDP 210 0.0631 0.0621 0.0082 0.0525 0.0780

Kết quả thống kê mô tả về số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của 11 biến trong bài nghiên cứu (2 biến phụ thuộc và 9 biến độc lập) đƣợc trình bày trong bảng 4.1 với tổng dữ liệu đƣợc thu thập từ 30 ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.

Từ kết quả trên, ta có thể thấy rằng biến phụ thuộc ROA có giá trị trung bình là 0.61%, giá trị trung vị bằng 0.53%, có nghĩa là một nửa trong tổng số các quan sát có ROA trên 0.53%, giá trị nhỏ nhất của ROA là 0.01% thuộc về ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) năm 2012 và giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) vào năm 2018 đạt 2.64%. Biến phụ thuộc còn lại ROE có giá trị trung bình là 7.20%, giá trị trung vị là 6.07%, giá trị nhỏ nhất của ROE cũng thuộc về NVB vào năm 2012 chỉ đạt 0.07% và giá trị lớn nhất 24.44% thuộc về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2018.

Đại diện cho quy mô của các ngân hàng, biến SIZE có giá trị trung bình đạt 8.0431, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lƣợt là 7.1233 và 9.1183, độ lệch chuẩn ở mức 0.4866, cho thấy quy mô giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam là khá tƣơng đồng, không có quá nhiều sự chênh lệch. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) có giá trị trung trình là 9.04%, giá trị cao nhất là 23.84% thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (SGB) năm 2013, giá trị nhỏ nhất là 3.23% đã thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ở năm 2018. Biến LOAN tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 55.03%, giá trị lớn

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 37)