Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu theo quy trình sau:

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu, thu thập số liệu

Tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dựa trên đánh giá thực trạng trạng huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh Sở Giao dịch 3 để từ đó đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại chi nhánh.

Từ đó, tác giả thu thập các số liệu liên quan và các tài liệu trong lĩnh vực này. Nguồn số liệu được nêu cụ thể ở phần 2.2 dưới đây.

Bƣớc 2: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xây dựng khung lý thuyết về nội dung nghiên cứu

Trước khi tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận và khung lý thuyết về huy động vốn. Đây là nền tảng lý thuyết vô cùng quan trọng, định hình phương hướng nghiên cứu của luận văn.

Xác định mục tiêu nghiên cứu Thu thập số liệu

Khung lý thuyết Nghiên cứu thực trạng Giải pháp

Tác giả tập trung xác định các yếu tố đánh giá chất lượng huy động vốn, từ đó đánh giá thực trạng ở chường 3 theo các yếu tố này.

Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động huy động vốn, từ đó mới phân tích được những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.

Bƣớc 3: Vận dụng số liệu thu thập và cơ sở lý thuyết để nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại chi nhánh, tìm ra những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân khách quan, chủ quan

Dựa trên khung lý thuyết và các số liệu, tác giả đánh giá thực trạng huy động vốn tại chi nhánh theo những tiêu chí thống nhất với chương 1.

Từ đó, tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết hoàn hảo về huy động vốn, tìm ra được những mặt tích cực và hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

Bƣớc 4: Đề xuất các giải pháp có thể áp dụng để cải thiện và nâng cao chất lƣợng của công tác huy động vốn trong tƣơng lai

Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân cho những hạn chế hiện tại trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh, tác giả tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp để khắc phục những nguyên nhân đó, nâng cao hiệu quả huy động vốn.

2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Trong khuôn khổ luận văt, tác giả chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp.

Số liệu thứ cấp hay còn gọi là dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ những nguồn sẵn có và đã qua ít nhất một lần tổng hợp, xử lý.

Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khá đa dạng, trong đó chủ yếu từ các nguồn:

- Nguồn nội bộ: Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch 3.

Các số liệu về quy mô huy động vốn, cơ cấu huy động vốn, chi phí và thu nhập huy động vốn tác giả thu thập từ Báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Các số liệu chung về các mặt hoạt động của chi nhánh tác giả thu thập từ các áo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của chi nhánh.

Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu về các định hướng, mục tiêu của chi nhánh cũng như hệ thống từ các quyết định phê duyệt Bộ chỉ tiêu chiến lược của BIDV.

- Sách, tài liệu chuyên môn: cung cấp cơ sở lý luận của các phương pháp sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

Tác giả chủ yếu tham khảo cơ sở lý luận về huy động vốn thông qua các nghiên cứu tìm tòi được, có thể là các sách chuyên ngành, các luận văn, luận án, các bài nghiên cứu chuyên môn, đưa vào luận văn với trích dẫn đầy đủ.

Huy đông vốn là lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, chịu phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nghiên cứu về các văn bản quy định về huy động vốn như: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quy chế về tiền gửi tiết kiệm năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước,…

Để học hỏi cũng như để tránh trùng lặp với các đề tài nghiên cứu của các thạc sỹ, tiến sỹ trong ngành, tác giả cũng tìm hiểu một số luận văn có đề tài tương tự, ví dụ như Luận án tiến sỹ Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế của Nguyễn Thanh Phong, Luận văn thạc sỹ Huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành Công của Đỗ Văn Trường, Lậun văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội của Dương Huyền Trang,…

- Website, tạp chí, báo: Cập nhập các báo cáo liên quan đến vấn đề nghiên cứu góp phần hỗ trợ thông tin cho đề tài.

Ngoài các sách và tài liệu chuyên môn, tác giả cũng thu thập số liệu và lý thuyết thông qua các bài báo, tạp chí . Ví dụ như bài báo Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam của hai tác giả Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Chí Đức đăng trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 118+119 năm 2006,…

Với mức độ phổ biến và ứng dụng rộng rãi của công nghệ, ngày nay mạng Internet là nguồn thông tin và kiến thức đa dạng, khá dễ tiếp cận. Để hoàn thành luận văn, tác giả tham khảo nhiều trang web như:http://www.thoibaokinhte.com.vn,

2.3 Phƣơng pháp phân tích, đánh giá dữ liệu

- Phương pháp phân tích thông kê, mô tả kết hợp so sánh, đánh giá: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của các NHTM, phân tích tình hình hoạt kinh doanh của Sở giao dịch 3 qua các năm 2014-2017, tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV SGD3.

Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, thông kê mô tả ở chương 3 của luận văn. Dựa trên các số liệu thứ cấp từ các báo cáo của chi nhánh, tác giả phân tích số liệu để chỉ ra đặc điểm của họat động của chi nhánh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, đánh giá để làm rõ các chỉ tiêu, sự tăng trưởng/ sụt giảm theo thời gian, theo không gian, làm cơ sở để kết luận về thực trạng.

- Phương pháp trình bày, minh họa: Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giá xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian, sử dụng các bảng, biểu để minh họa, phản ánh thực trạng huy động, hiệu quả huy động vốn tại BIDV SGD3.

Bảng biểu là phương pháp trình bày khoa học, dễ theo dõi và phổ biến trong việc đánh giá thực trạng. Trong chương 3, Tác giả sử dụng các bảng biểu để minh họa và trình bày những đặc điểm về thực trạng huy động vốn. Thông qua phương pháp trình bày, minh họa này, người đọc sẽ có thể dễ nắm bắt đặc điểm, xu hướng, đối trọng giữa các chỉ tiêu/ các đối tượng đánh giá.

- Phương pháp sử dụng mô hình SWOT: Phân tích các nhân tố tác động tới huy động vốn tại BIDV SGD3, đưa ra các chiến lược để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn thông qua mô hình SWOT.

Ở chương 4, tác giả áp dụng mô hình SWOT. Thông quaviệc nghiên cứu các yếu tố bên trong, bên ngoài, tác giả chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Chi nhánh Sở giao dịch 3 và từ đó xây dựng nên các giải pháp thông qua ma trận SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70 của thế kỷ XX, nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong thực hiện kế hoạch, hoạch định chiến lược. Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT là tập hợp viết tắt những cữ cái đầu tiên cửa các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh); Weaknesses (Điểm yếu); Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vân dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Đánh giá các điểm mạnh (strengths) và các điểm yếu (weaknesses) hay còn gọi là phân tích bên trong các giác độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, mạng lưới, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hóa truyền thống của NH.Việc đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung.

Phân tích các cơ hội (Opporturities) và thách thức (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố này liên quan đến môi trường bên ngoài. Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và mối đe dọa có thể do biến động của nền kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái), sự thay đổi chính sách của nhà nước (theo hướng có lợi hay bất lợi cho công tác huy động vốn của NH), cán cân cạnh tranh thay đổi (sự mất đi hay xuất hiện của đối thủ cạnh tranh).Nếu như việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suất thì các chiến lược đề ra sẽ có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe dọa có thể xảy ra.

Như vậy, thông qua phân tích SWOT tức là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà NH phải đối mặt (cơ hội và thách thức) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của NH (các mặt mạnh và yếu). Qua đó giúp NH nhìn nhận lại mình, đánh giá lại mình và đề ra chiến lược huy động vốn hợp lý nhất.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 3

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 3 (CN SGD3)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Từ năm 1981 đến năm 1989, ngân hàng mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, sau đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 27/04/2013 ) và từ 27/04/2013 đến nay, Ngân hàng mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.”

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của BIDV gắn liền với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Trải qua 60 năm hoạt động, BIDV đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, BIDV cũng là định chế tài chính quan trọng hàng đầu, phục vụ đầu tư- phát triển của đất nước...

Tính đến thời điểm hiện tại (30/06/2017), mạng lưới ngân hàng BIDV gồm có 190 chi nhánh và 815 phòng giao dịch, 1.822 ATM, 15.962 POS phủ khắp 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Theo quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 18/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 617/QĐ-NHNN ngày 14/06/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế IDA thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới xem xét chọn làm ngân hàng bán buôn để quản lý, sử dụng Quỹ phát triển nông thôn và tiếp nhận dự án Tài chính nông thôn từ Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 02/07/2002, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra Quyết định số 39/QĐ-HĐQT về việc thành lập BIDV Sở giao dịch 3 với chức năng là một ngân hàng bán buôn.

Ngày 15/07/2002, BIDV Sở giao dịch 3 chính thức được ra đời, có tổ chức và hoạt động như một Sở giao dịch, hạch toán nội bộ trong hệ thống và có con dấu riêng. Kể từ khi thành lập, BIDV Sở giao dịch 3 luôn là một trong những đơn vị thành viên lớn nhất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

BIDV Sở giao dịch 3 được thành lập với chức năng nhiệm vụ như sau: + Trực tiếp làm chủ dự án tài chính nông thôn, quản lý và cho vay toàn bộ số vốn vay nhận từ các tổ chức quốc tế, đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính, các tổ chức vi mô.

+ Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng; dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng và các nhiệp vụ khác được Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

+ Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng theo điều lệ và quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại bắt đầu được triển khai tại BIDV Sở giao dịch 3 từ cuối năm 2007. Đến nay, BIDV Sở giao dịch 3 đã cung cấp toàn diện, đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại cho mọi đối tượng khách hàng.

Qua gần 15 năm phát triển, BIDV Sở giao dịch 3 đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, từng bước tạo dựng được vị thế trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Hiện tại, BIDV Sở giao dịch 3 đang có trụ sở tại địa chỉ số 20 Phố Hàng Tre – Phường Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - Thành Phố Hà Nội – đây là một vị trí đắc địa nằm ngay tại trung tâm thủ đô, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng - tài chính đáp ứng nhu cầu, tiềm năng phát triển của dân cư và tổ chức trong địa bàn.

3.1.2. Cơ cấu, tổ chức hoạt động và nhân sự tại chi nhánh

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động

Mô hình 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Sở giao dịch 3

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV Sở giao dịch 3)

BIDV Sở giao dịch 3 được chia thành 6 khối như sau: Khối Quản lý dự án, Khối Quản lý khách hàng, Khối Quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ và Khối trực thuộc với 21 Phòng và 180 nhân viên (tính đến tháng 06/2018). Cụ thể cơ cấu tổ chức tại BIDV Sở giao dịch 3 như Mô hình trên.

Với đặc điểm là một chi nhánh bán buôn duy nhất trong toàn bộ hệ thống BIDV nên cơ cấu tổ chức của BIDV Sở giao dịch 3 ngoài những đơn vị thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)