CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác công tác huy động vốn tạ
4.4.1. Kiến nghị đối với chính phủ
Đối với mọi nền kinh tế muốn phát triển, thì môi trường kinh tế vĩ mô phải ổn định, hành lang pháp lý phải ngày càng được hoàn thiện đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp, ngân hàng yên tâm phát triển. Bên cạnh đó, chính phủ không ngừng kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ, tăng cường hơn nữa tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, cụ thể:
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Đây là yếu tố quan trọng, là tiền đề để tăng cường công tác huy động vốn dân cư. Điều kiện chính sách ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam gồm: Ổn định chính trị, tiền tệ, các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, môi trường pháp lý ổn định.
doanh nghiệp yên tâm phát triển mở rộng sản suất, đời sống người dân được cải thiện từ đó người dân mới tin yêu, tin tưởng và làm theo đường lối chính sách của đảng, nhờ đó hoạt động huy động vốn càng dễ ràng được thực hiện. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị thì càng làm mất lòng tin của người dân và việc thực hiện các chính sách kinh vĩ mô, cũng như huy động vốn càng khó khăn.
- Ổn định tiền tệ: Khi đồng tiền Việt Nam ổn định, giá trị đồng tiền việt Nam càng được nâng lên thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Người dân sẽ gửi tiền với kỳ hạn dài hơn do giá trị đồng tiền được ổn định trong thời gian dài, nhờ đó mà ngân hàng có thể chủ động sử dụng được nguồn vốn này dài hơn. Để làm được điều đó, chỉnh phủ phải duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý vừa đảm bảo kích thích được tăng trưởng vừa đảm bảo giá trị đồng tiền nội tệ. Công tác điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt, đảm bảo kích thích được xuất khẩu, góp phần ổn định thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường vốn, chứng khoán.
- Chính sách phát triển kinh tế: Chính phủ cần xây dựng chính sách tiết kiệm và đầu tư hợp lý, tinh giảm bộ máy hoạt động cồng kềnh, đầu tư hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài tăng thu nhập quốc dân. Bênh cạnh đó, cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tăng cường công tác thanh tra giám sát, xử lý nghiêm minh các trường hợp tham ô, tham nhũng… để tạo lòng tin cho người dân đối với chính phủ, đảng, nhà nước, pháp luật.
- Ổn định môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý ngày càng được bổ sung hoàn thiện, tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tạo sự đồng thuận, nhất quán trong các văn bản luật, thông tư, nghị định. Giảm bớt thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lạnh mạnh để các doanh nghiệp cũng như ngân hàng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững.
Đẩy mạnh hoạt động thanh toán qua ngân hàng
Nhằm cụ thể hóa hơn nữa chủ trương không dùng tiền mặt của nhà nước, trong thời gian tới, chỉnh phủ cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt thông qua các hình thức như tuyên truyền, vận động người dân tiêu dùng bằng thẻ ngân hàng. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải trả lương bắt buộc qua ngân hàng, mỗi cán bộ nhân viên phải có tài khoản tại ngân hàng để trả lương, yêu cầu các đơn vị sự nghiệp có thu, thu qua hệ thống ngân hàng như thu tiền điện, tiền nước, tiền học phí…Nhờ đó Nhà nước có thể quản lý được các nguồn thu của doanh nghiệp, cá nhân cũng như tránh thất thoát về thuế.
Đầu tư cho hệ thống giáo dục
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công của mọi quốc gia, vì vậy, đầu tư cho giáo dục là hoạt động đầu tư phát triển bền vừng nhất. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong linh vực ngân hàng tài chính là lĩnh vực có biến thường xuyên thay đổi, và có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng trong nền kinh tế thì cần phải đào tạo được đội ngũ cán bộ vừa có tâm, vừa có tầm để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới, cũng như thích ứng được với môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.