Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 29 - 34)

1.3.2 .Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp dệt may

1.4.1. Kinh nghiệm của công ty cổ phần giầy da và may mặc xuất khẩu LEGARMEX. LEGARMEX.

Đƣợc biết đến là một công ty may hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất quần áo thời trang, giầy da cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Công ty hoạt động dƣới mô hình cổ phần hóa, với cơ chế sản xuất năng động, hiệu quả đã tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng. Công ty tiến hành quá trình tăng năng suất lao động trong nhiều năm, duy trì chất lƣợng sản phẩm ở mức cao nhất, thực hiện nhiều dự án đầu tƣ, xây dựng các trung tâm thƣơng mại lớn nhằm giới thiệu hình ảnh của công ty và quảng bá thƣơng

hiệu của họ cũng nhƣ của ngành dệt may Việt nam. Công ty luôn đẩy nhanh quá trình phát triển của mình bằng cách mở rộng các phƣơng thức xâm nhập thị trƣờng. Trong năm 2008 công ty đã đƣa vào sử dụng một trung tâm thời trang LEGARMEX hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, với sự tham gia của nhiều đơn vị trong ngành. Có thể nói, những kinh nghiệm và thành tựu nói trên là minh chứng hùng hồn cho sự cạnh tranh cao về chất lƣợng sản phẩm của LEGARMEX.

1.4.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

Mặt hàng chủ lực của công ty là áo sơ mi, Jacket, quần âu, quần kaki,… Hiện nay công ty đã trở thành thƣơng hiệu hàng đầu trong làng thời trang namgiới tại thị trƣờng nội địa. Bên cạnh đó công ty cũng gia công các sản phẩm xuất khẩu mang thƣơng hiệu của các hãng lớn nhƣ Nike, Otto, JC penny, Decathlon,… xuất khẩu đi các thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản.

Trong giai đoạn 2002- 2004 công ty đã đầu tƣ 240 tỷ đồng để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất, nhƣ công nghệ sản xuất áo Veston của Mỹ, hệ thống ráp áo sơ mi tự động của Italy, thuê chuyên gia thiết kế ngƣời Pháp. Chính sách chất lƣợng sản phẩm là yếu tố hàng đầu của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tất cả các khâu đều đƣợc kiểm tra chất lƣợng kỹ càng trƣớc khi hoàn tất và đóng gói xuất xƣởng. Ngoài việc đổi mới công nghệ, Công ty cũng tập trung hoàn thiện hệ thống quản lý nhƣ ISO 9002, SA 8000 nhằm đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lƣợng sản phẩm ngay từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Do nguồn cung cấp nguyên vật liệu hầu hết phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên để chủ động cho việc sản xuất và giảm giá thành, công ty đã tiến hành tham gia các chuỗi liên kết doanh nghiệp sợi- nhuộm- may của vinatex.

Đối với thị trƣờng xuất khẩu công ty phân loại khách hàng theo một số loại thị trƣờng chính Mỹ, EU, Nhật Bản, Asean, có cơ chế quản lý sát thị

trƣờng, gắn sản xuất với tiêu thụ đề sản xuất ra sản phẩm chất lƣợng cao, giá cả phù hợp, giao hàng đúng hẹn.

Việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu tại thị trƣờng Mỹ và một số thị trƣờng EU là bƣớc tiến quan trọng khởi đầu cho chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu Việt Tiến tại thị trƣờng nƣớc ngoài, từng bƣớc xây dựng uy tín của thƣơng hiệu qua việc khẳng định chất lƣợng sản phẩm. Từ đó, từng bƣớc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm tại thị trƣờng EU, Mỹ, Nhật, Asean.

Nhƣ vậy, mặc dù công ty tiêu thụ sản phẩm phần lớn trong thị trƣờng nội địa nhƣng họ đã rất thành công trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao và thƣơng hiệu nổi tiếng. Điều này hoàn toàn bắt nguồn từ các chính sách hợp lý của công ty. Đây là một điển hình trong ngành may mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ công ty cổ phần may Sông Hồng cần học hỏi.

1.4.3. Kinh nghiệm của Tổng công ty cổ phần May 10

Công ty May 10 (Garco 10) là một doanh nghiệp nhà nƣớc chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp, đến nay công ty đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển. Từ những công xƣởng hoặc bán công xƣởng nhỏ bé với máy móc, công cụ thô sơ lúc đầu, ngày nay May 10 đã trở thành doanh nghiệp mạnh; là một trong số ít công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn của nƣớc.

Một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của May 10 chính là chủ động về năng lực sản xuất. Đây là lợi thế mà ngay cả các doanh nghiệp nhập khẩu của nƣớc ngoài hay các hãng thời trang lớn của nƣớc ngoài muốn thâm nhập hay muốn cạnh tranh với sản phẩm của May 10 cũng không phải điều dễ dàng bởi họ không sở hữu đƣợc năng lực sản xuất tại Việt Nam mà phần lớn vẫn phải đi đặt hàng.Tổng công ty May 10 luôn tự hào là nhà sản xuất sơ mi số 1 Việt Nam. Các nhà sản xuất Mỹ, châu Âu khi muốn mở rộng sản xuất ở

Việt Nam, một trong những đối tác đầu tiên họ tìm đến sẽ là May 10. Thời gian tới, Tổng công ty sẽ đầu tƣ mở rộng nhà máy ở Thanh Hóa và Thái Bình để tăng năng lực sản xuất, đón nhận những cơ hội to lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Đồng thời, May 10 cũng sẽ tiếp tục đầu tƣ vào đội ngũ thiết kế, mảng kinh doanh nội địa để có thể chủ động cạnh tranh với nguồn hàng may mặc sẽ đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc châu Âu vào Việt Nam.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty cổ phần may Sông Hồng.

Từ khảo sát và nghiên cứu những kinh nghiệm dùng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nƣớc, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công ty cổ phần may Sông Hồng nhƣ sau:

Thứ nhất: Tích cực đổi mới máy móc thiết bị trong từng khâu công việc (dệt- may- in – nhuộm), ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới.

Thứ hai: Công ty cần tăng cƣờng sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, tăng nguồn thu ngoại tệ.

Thứ ba: Cần tăng cƣờng hợp tác với những công ty lớn, hình thành mạng lƣới sản xuất và marketing xuyên lục địa, tham gia chuỗi liên kết sợi- dệt- nhuộm- may.

Thứ tƣ: Công ty cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp phụ trợ và các vùng quy hoạch nguyên phụ liệu để tạo thế chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu sản xuất, tận dụng lợi thế lao động ở khu vực nông thôn và ngoại thành để giảm bớt chi phí nhân công.

Thứ năm: Cần tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng ISO, SA 8000, WRAP,… nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm cũng nhƣ sức cạnh tranh của công ty.

Thứ sáu: Không ngừng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp, có lòng yêu nghề để thiết kế sáng tạo những chủng loại hàng

hóa vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài.

Thứ bảy: Không ngừng nghiên cứu, khám phá thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc biệt là đi vào những thị trƣờng ngách để thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng quốc tế. Đồng thời, không ngừng quảng bá thƣơng hiệu hàng dệt may Sông Hồng trên thị trƣờng thế giới một cách có hệ thống với nhiều hình thức nhƣ hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hội chợ,… Mở rộng mạng lƣới văn phòng đại diện, đại lý hàng dệt may Sông Hồng tại thị trƣờng nƣớc ngoài để góp phần giúp các công ty nắm bắt đƣợc thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất về các quy định, các chính sách có liên quan đến thị trƣờng tiêu thụ ở mỗi nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 29 - 34)