Nhân tố môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 71 - 78)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh củacông ty

3.3.2. Nhân tố môi trường kinh doanh

3.3.2.1. Mức độ cạnh tranh của thị trường nội địa và quốc tế

* Thị trƣờng nội địa

Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê (2015) đến 31/12/2013 cả nƣớc có 5.167công tymay mặc, tức sản xuất trang phục ký hiệu D18 theo kýhiệu thống kê của Tổ chức Công nghiệp Liên hiệp quốc. Các công ty may này thu hút 1.130.819 lao động, chiếm khoảng 20% lao động của khu vực công nghiệp chế tạo Việt Nam. Phần lớn các công ty đƣợc đặt tại Miền Nam (chiếm 62%), còn lại khu vực Miền Bắc (chiếm 30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trên thị trƣờng nội địa, có rất nhiều công ty có thƣơng hiệu mạnh, năng lực cạnh tranh rất cao có thể kể đến nhƣ: tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, tổng công ty cổ phần may Nhà Bè, tổng công ty cổ phần May 10, tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, công ty TNHH Một thành viên dệt kim Đông Xuân, công ty cổ phần dệt may – đầu tƣ thƣơng mại Thành Công, công ty cổ phần dệt may Huế,… Qua đây có thể thấy rằng mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa rất khó khăn đối với công ty Sông Hồng. Không chỉ cạnh tranh với các công ty có thƣơng hiệu uy tín đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến, với nhiều sản phẩm cao cấp, đã có chỗ đứng trên thị trƣờng nội địa nhiều năm qua. Sông Hồng còn phải cạnh tranh với các công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định nhƣ: Tổng công ty cổ phần dệt may Nam

Định, công ty TNHH Youngone Nam Định, công ty cổ phần may Duy Minh, công ty cổ phần dệt may Sơn Nam,…

* Mức độ cạnh tranh của thị trƣờng quốc tế

Hiện nay ngành may Việt Nam nói chung và công ty cổ phần may Sông Hồng nói riêng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Đối thủ khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp may Việt Nam là Trung Quốc. Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành may thế giới về sản lƣợng sản phẩm may mặc.

Bên cạnh Trung Quốc thì các đối thủ cạnh tranh khác nhƣ: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Philippines,… là các nƣớc xuất khẩu hàng may với kim ngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo đƣợc nhiều lợi thế hơn so với các sản phẩm hàng dệt củaViệt Nam.

Ngoài ra, Ấn Độ, cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là những nhà sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến khi tham gia vào thị trƣờng khu vực và thế giới.

Rõ ràng đối với ngành may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu thế giới rất gay gắt và quyết liệt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tƣ đúng mức về mọi phƣơng diện để trụ đƣợc một cách vững vàng trên thị trƣờng thế giới.

Thứ nhất về nguyên phụ liệu: Ngành may Việt Nam, công ty cổ phần may Sông Hồng sử dụng nguyên liệu chủ yếu nhập từ nƣớc ngoài nên phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Hiện nay, công ty nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và Hồng Kông, cộng với liên minh chiến lƣợc với những nhà máy nguyên liệu lớn nhất tại Trung Quốc.Việc phụ thuộc nguyên phụ liệu vào nƣớc ngoài làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của công ty, gây nên tình trạng bị động trong điều hành sản xuất.

Thứ hai về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò quyết định và ảnh hƣởng tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng lao động có kỹ năng càng cao thì càng hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh hơn và chính xác hơn so với các lao động có kỹ năng thấp. Nguồn lao động ở Việt Nam thì dồi dào nhƣng Việt Nam chƣa sử dụng hết thế mạnh của mình. Mặt khác, do số lƣợng đáng kể công ty may Việt Nam trả lƣơng cho công nhân quá ít nên một phần nguồn lao động tập trung vào các công ty của nƣớc ngoài sang đầu tƣ ở Việt Nam hơn là các công ty may Việt Nam. Công ty cổ phần may Sông Hồng cũng không tránh khỏi điều này.

Thứ ba về quy mô, khả năng quản lý và sản xuất: Ở Trung Quốc với hàng loạt tập đoàn công ty dệt may lớn với quy mô và năng lực có thể đáp ứng với bất kỳ hợp đồng nào, với việc đầu tƣ và phát triển công nghiệp, trang thiết bị dây chuyền hiện đại tiên tiến trình độ quản lý sản xuất có chuyên môn cao nên Trung Quốc đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có quy mô sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới. Đối với công ty cổ phần may Sông Hồng tuy áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhƣng khả năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, công nghiệp phụ trợ chƣa cao. Vì vậy, sẽ khó khăn để cạnh tranh trong những hợp đồng lớn từ thị trƣờng thế giới.

Thứ tƣ về số lƣợng, chất lƣợng giá cả: Vì Trung Quốc tự chủ về nguyên vật liệu nên đa dạng về mẫu mã, chất lƣợng, màu sắc… Còn ở Việt Nam mặt hàng còn phổ thông, chƣa đa dạng, chƣa có thƣơng hiệu riêng trên thị trƣờng. Trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới đối với cả sản phẩm dệt và sản phẩm may, chiếm khoảng 40% tổng mậu dịch dệt may toàn cầu. 10 khu vực xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới là Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Việt Nam, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pakistan và Indonesia. Vì vậy, các doanh nghiệp may Việt

Nam nói chung và công ty cổ phần may Sông Hồng nói riêng bị cạnh tranh rất khốc liệt khi tham gia vào thị trƣờng khu vực và thế giới.

Thứ năm về thị trƣờng tiêu thụ: Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của công ty cổ phần may Sông Hồng chủ yếu là các thị trƣờng truyền thống nhƣ: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Mehico và các nƣớc Trung Đông. Đây là những thị trƣờng đầy tiềm năng đối với công ty nhƣng cũng là những thị trƣờng rất khó tính. Hơn nữa, còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các nƣớc có kim ngạch xuất khẩu cao trên thị trƣờng quốc tế đặc biệt là Trung Quốc.

3.3.2.2. Điều kiện tiếp cận vốn vay

Trong những năm qua Sông Hồng không ngừng mở rộng quy mô sản xuất với việc xây dựng thêm nhiều xƣởng may với quy mô lớn. Vì thế, nguồn vốn vay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với công ty. Nó giúp cho công ty có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Là một công ty đã qua 26 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định, với thƣơng hiệu ngày càng đƣợc nâng cao, làm ăn ngày càng có lãi. Chính vì vậy mà việc tiếp cận vốn vay của công ty tƣơng đối thuận lợi.

Hiện nay Sông Hồng đang huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, từ cán bộ công nhân viên và một số ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Định, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Nam Định, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. Vì là những đối tác lâu năm và uy tín nên việc huy động vốn của công ty luôn đƣợc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của công ty. Đây là một lợi thế không nhỏ đối với công ty cổ phần may Sông Hồng.

3.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nƣớc,… cũng nhƣ sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, đều là những nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của một công ty, từ đó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty đó.

Công ty cổ phần may Sông Hồng có thuận lợi là đặt ở Nam Định với vị trí của tỉnh nằm gần khu vực kinh tế tăng trƣởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch lớn khác nên có nhiều điều kiện tham gia vào sự phân công, hợp tác để hoà nhập quá trình phát triển chung của vùng và cả nƣớc. Hơn nữa, Nam Định còn là một trung tâm kinh tế của vùng, tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng thuỷ, từ đây có thể toả đi bất cứ nơi nào trong toàn quốc một cách thuận lợi.Đất đai dành cho công nghiệp của tỉnh khoảng 1000 - 1.500 ha, về tính chất cơ lý của đất phù hợp cho việc xây dựng các công trình công nghiệp.

Nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng số lực lƣợng lao động toàn tỉnh năm 2013 là 1.145,4 nghìn ngƣời chiếm 62% tổng số dân. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tỉnh Nam Định là 45% lực lƣợng lao động. Số lƣợng lao động của tỉnh đƣợc đào tạo từ các trƣờng đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng, là nguồn bổ sung lao động quan trọng cho các ngành công nghiệp của tỉnh và công ty cổ phần may Sông Hồng.

Tuy có điều kiện thuận lợi là nằm ở Nam Định nhƣng công ty cũng gặp phải khó khăn đó là sự cạnh tranh (về lao động, khách hàng,…) của rất nhiều công ty đang hoạt động trên hoạt động trong ngành may mặc đóng trên địa bàn Nam Định nhƣ Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định, công ty cổ

phần dệt may Sơn Nam, công ty cổ phần may Nam Hà, công ty cổ phần may Duy Minh, công ty TNHH Yougone Nam Định,… Các yếu tố kể trên nằm ngoài sự kiểm soát cho nên công ty phải có biện pháp tận dụng thuận lợi và khắc phục, thích nghi với khó khăn đó nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh và uy tín cho công ty trong quá trình cạnh tranh.

3.3.2.4. Chính sách của Nhà nước và thủ tục hành chính liên quan

Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ doanh nghiệp may mặc nói riêng khi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nƣớc Việt Nam đã và đang chủ động thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc ký các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Hàn Quốc,… và gần đây nhất là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) sẽ mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may nói riêng và ngành may nói chung.

Ngoài ra, các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng đƣợc thông qua đã tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp trong ngành may.

Tháng 2/2013, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) giai đoạn 2013 – 2015. Mục tiêu nhằm bảo đảm Vinatex tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trên cơ sở hình thành chuỗi cung ứng sợi – dệt – nhuộm – may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Vinatex, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tháng 02/2014, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 288/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực dệt may

Việt Nam cho Tập đoàn dệt may Việt Nam. Theo đó, sẽ hỗ trợ 65,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ƣơng năm 2014 để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam.

Tháng 03/2013, ban hành Thông tƣ số 30/2013/TTBTC hƣớng dẫn hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trƣờng đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 38/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/05/2013 sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 39.03, 54.02, 59.02, 72.17 tại biểu thuế xuất nhập khẩu ƣu đãi.

Bộ luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Một số điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động là quy định riêng đối với lao động nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lƣơng và các chế độ khác; và tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ lên 6 tháng, tuy nhiên, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng.

Ngày 19/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, Luật quy định từ 01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%; doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng đƣợc áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/07/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ƣu đãi 20% đƣợc điều chỉnh giảm xuống 17%.

Ngành may là ngành công nghiệp nhẹ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động do đó, đƣợc hƣởng khá nhiều ƣu đãi từ các chính sách của Nhà nƣớc. Ngày 11/04/2014 Bộ Công thƣơng đã ban hàng Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, bên cạnh việc đƣợc đối xử bình đẳng hơn thì mặt trái của nó là làm cho ngành dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài, trong khi tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn non nớt. Việt Nam tham gia vào sân chơi quốc tế, kéo theo việc phải ký kết các hiệp định cắt giảm thuế quan theo lộ trình AFTA đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó do Việt Nam phải cắt giảm ba hình thức ƣu đãi (ƣu đãi về tín dụng, ƣu đãi về đầu tƣ và bản lãnh tín dụng đầu tƣ). Vì vậy, ngành dệt may nhận đƣợc ít hỗ trợ hơn từ Chính phủ sau khi gia nhập WTO.

Những chính sách của Nhà nƣớc và các thủ tục liên quan mặc dù có những tác động tiêu cực nhƣng đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của công ty Sông Hồng, đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 71 - 78)