Giải pháp về vốn, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 85 - 86)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty cổ

4.2.2. Giải pháp về vốn, công nghệ

4.2.2.1. Giải pháp về vốn

Để mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh của công ty, nhu cầu về vốn là rất lớn. Công ty cần phải thực hiện các giải pháp để có đủ nguồn vốn cho hoạt động nhƣ:

- Tăng lƣợng vốn lƣu động, xây dựng các dự án tốt với kế hoạch mang tính khả thi: qua các kế hoạch mang lại hiệu quả cao, công ty mới có thể huy động vốn từ các cổ đông, vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng,…

-.Vay ngân hàng: giữ vững quan hệ và uy tín, tranh thủ tận dụng nguồn vốn cho vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đã có mối quan hệ lâu dài với công ty nhƣ: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Định, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Nam Định, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng,…

- Sử dụng vốn vay ngân hàng có hiệu quả: công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh trƣờng hợp đầu tƣ quá mức vào công nghệ không phù hợp mà dẫn đến thiếu vốn lƣu động sẽ ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất kinh doanh, mất khả năng chi trả nợ. Định kỳ công ty cần đánh giá lại nguồn vốn từ quy mô, cơ cấu, mức độ đáp ứng của vốn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty để điều chỉnh cho kịp thời.

- Phấn đấu nâng cao vòng quay vốn cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thời gian tồn kho xuống mức thấp nhất.

- Liên doanh, liên kết với các công ty trong ngành, các nhà đầu tƣ có tiềm năng về tài chính, nhân lực,… để có nguồn vốn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.2.2.2. Giải pháp về công nghệ

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3 trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh thể hiện ở tỷ suất giá trị tài sản cố định trang bị cho ngƣời lao động của Sông Hồng đang tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên năng suất lao động của công ty vẫn còn thấp hơn nhiều so với các công ty có thƣơng hiệu mạnh và nguyên nhân có thể là do trang thiết bị chƣa lắp đặt xong, chƣa đƣa vào sử dụng hoặc công ty chƣa sử dụng hết công suất của thiết bị. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị công nghệ.

Công ty cần phải tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự và thời gian khai thác hợp lý hơn. Ngoài ra công ty cần chú ý tới chế độ bảo trì, bảo dƣỡng máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ của ngƣời lao động. Mặt khác, công ty cần tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu, khai thác tốt các thiết bị hiện có, từng bƣớc cải tiến thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện của công ty, tiến tới cố gắng làm chủ thiết bị công nghệ mới.

Công ty cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào các khâu của quá trình sản xuất từ quản lý, thiết kế sản xuất, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Công ty đã áp dụng hệ thống ISO 9001 – 2000; do đó, công ty cần tiếp tục duy trì và áp dụng thêm hệ thống quản lý chất lƣợng ISO/IEC 17025 cho bộ phận KCS để nâng cao uy tín thƣơng hiệu với khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 85 - 86)