Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty cổ phần

3.1.2. Sơ đồ tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản trị công ty cổ phần may Sông Hồng ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TGĐ KINH DOANH Văn phòng Sông Hồng Hồng Kông Phòng thƣơng mại quốc tế Khu vực sản xuất kinh doanh hàng nội địa BỘ PHẬN CHỨC NĂNG Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự Phòng hành chính PHÓ TGĐ SẢN XUẤT Phòng Kiểm định chất lƣợng Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Các xƣởng sản xuất

Chức năng nhiệm vụ:

+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có các quyền và nhiệm vụ sau: quyết định sửa đổi và bổ sung điều lệ, quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần và mức trích lập các quỹ của công ty, bầu miễn nhiệm thành viên HĐQT và thành viên ban kiểm soát, xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hƣớng phát triển hàng của công ty, quyết định thế chấp, bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong sổ kế toán của công ty, quyết định việc đầu tƣ, góp vốn liên doanh, mua cổ phần doanh nghiệp khác với giá trị lớn hơn 30% vốn điều lệ, quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại, hội đồng cổ đông thƣờng niên đƣợc tổ chức một năm một lần trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

+ Hội đồng quản trị: Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT.

+ Ban kiểm soát: gồm tối thiểu là 03 ngƣời và tối đa là 05 ngƣời. Ngƣời trong ban kiểm soát có ít nhất là 1 ngƣời có chuyên môn về kế toán do đại hội cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ của HĐQT. Ban kiểm soát bầu 1 ngƣời làm trƣởng ban, trƣởng ban kiểm soát phải là cổ đông hoặc là ngƣời đại diện của cổ đông.

+ Tổng giám đốc: Phê duyệt các kế hoạch hoạt động của công ty, các kế hoạch kinh doanh của các công ty thành viên, các văn phòng đại diện và các bộ phận công ty. Tổ chức triển khai, kiểm soát và theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Phê duyệt và tổ chức kiểm soát các hoạt động liên quan đến cộng đồng của công ty. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn

nhân lực và chỉ đạo mọi hoạt động quản lý nguồn nhân lực của công ty. Xây dựng và phát triển các mục tiêu, kế hoạch, chính sách chƣơng trình liên quan đến nguồn nhân lực. Đánh giá nhiệm vụ của các cấp trƣởng, phó phòng, quản đốc phân xƣởng, giám đốc phụ trách các khu vực. Báo cáo về hoạt động kinh doanh công ty cho HĐQT.

+ Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và HĐQT về công việc đƣợc giao. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban về công tác kỹ thuật, kế hoạch xuất nhập khẩu. Chỉ đạo hoạt động của các xƣởng về công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tƣ, thiết bị, kế hoạch tu sửa thiết bị, phụ tùng, định mức kinh tế kỹ thuật, công tác khoán chi phí thuộc phạm vi đƣợc phân công phụ trách. Tổ chức kiểm soát và theo dõi các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chuyên trách.

+ Phó tổng giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và HĐQT về công việc đƣợc giao. Đƣợc Tổng giám đốc ủy quyền đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng gia công, quản lý, điều hành mọi hoạt động lĩnh vực may. Xem xét kế hoạch kinh doanh của các bộ phận công ty hoạt động kinh doanh và hỗ trợ trong lĩnh vực kinh doanh chuyên trách. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động văn phòng đại diện Hồng Kông và phòng thƣơng mại quốc tế. Phê duyệt những ngƣời cung ứng/thầu phụ trong lĩnh vực kinh doanh chuyên trách. Báo cáo về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyên trách cho tổng giám đốc.

+ Phòng tổ chức nhân sự: Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, tổ chức nhân sự, lao động. Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tham mƣu cho giám đốc về các vấn đề tổ chức, tiền lƣơng, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV. Kiến nghị các biện pháp quản lý các lĩnh vực nhân sự, tiền lƣơng, giải quyết các thắc mắc, mâu thuẫn phát sinh, báo cáo giám đốc.

+ Phòng hành chính: Thực hiện công tác hành chính. Phụ trách công việc đánh giá nhà máy. Quản trị mạng và hệ thống thông tin toàn công ty.

+ Phòng tài chính kế toán: Tham mƣu cho giám đốc về các lĩnh vực tài chính, vật tƣ. Thực hiện chức năng quản lý tài chính kế toán của công ty theo luật kế toán, các chuẩn mực kế toán và các chế độ tài chính theo quy định hiện hành.

+ Phòng kế hoạch: Kết hợp cùng với Ban lãnh đạo trong đàm phán và ký kết hợp đồng, theo dõi các hợp đồng kinh tế. Xác lập kế hoạch tháng, quý, năm, xây dựng các phƣơng án sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất cho các đơn vị và giám sát việc thực hiện. Làm thủ tục xuất nhập hàng theo đúng quy định, cân đối vật tƣ để cấp phát cho các xƣởng và thanh toán với khách hàng. Kiểm tra chất lƣợng nguyên, phụ liệu, điều tiết thiết bị.

+ Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo, nghiên cứu thiết kế kỹ thuật công nghệ, xây dựng định mức, tiêu chuẩn chất lƣợng, lập quy trình sản xuất. Quản lý, kiểm tra, giám sát chất lƣợng sản phẩm. Chỉ đạo giám sát, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy trình kỹ thuật. Nghiên cứu thiết kế mẫu, chỉ đạo hƣớng dẫn, giám sát kiểm tra mẫu và giác sơ đồ trƣớc khi vào sản xuất.

+ Phòng thƣơng mại quốc tế: Khai thác các nguồn hàng và khách hàng, thiết lập quan hệ bền vững lâu dài và hiệu quả. Soạn thảo, kiểm tra chính xác kịp thời các văn bản pháp lý về hợp đồng, về giao nhận vật tƣ hàng hóa, xuất nhập khẩu, các bộ chứng từ nhận và trả tiền, các điều khoản thanh toán.

+ Phòng kiểm định chất lƣợng: Thƣờng xuyên tua chuyền, định hƣớng kiểm tra chất lƣợng sau KCS đạt hiệu quả. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cuối cùng trƣớc khi đóng hàng. Kiểm lƣợng hàng, vỏ thùng và quy cách đóng gói sản phẩm trƣớc khi xuất khẩu.

+ Xƣởng may: Xây dựng và triển khai kế hoạch từng bộ phận từ mẫu, cắt, may và hoàn thiện,… Chịu trách nhiệm đến cùng về chất lƣợng sản phẩm.

Quản lý ngƣời lao động, trang thiết bị đƣợc giao trong đơn vị mình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty.

+ Xƣởng bông – giặt: Thực hiện kế hoạch sản xuất bông theo các đơn đặt hàng đảm bảo chất lƣợng, tiến độ. Quản lý và sử dụng thiết bị theo yêu cầu của công ty.

+ Xƣởng chăn: Tổ chức sản xuất chăn – ga – gối – đệm cao cấp phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đảm bảo chất lƣợng và tiến độ. Sản xuất chăn theo hợp đồng với các đơn vị quân đội, quốc phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)