Tổng quan thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 44 - 45)

Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Pa-ri, Thủ đô nước Pháp vào năm 1993 đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế. Kể từ đó đến nay, nguồn vốn ODA đã có những tác động cụ thể đối với quá trình phát triển và cơ hội cho hợp tác phát triển của Việt Nam.

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 1990, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.

Sự xuất hiện của Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và thế giới cũng bắt đầu được nối lại. Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế của các Nhà tài trợ đã khai mạc tai Paris, Cộng hoà Pháp đã được tổ chức với sự tham gia của 22 quốc gia và 17 tổ chức quốc tế. Thông qua Hội nghị này, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp đổi mới của mình. Cũng tại Hội nghị này, lần đầu tiên các nhà tài trợ đã cam kết dành

cho Việt Nam khoản vốn ODA trị giá gần 1,86 tỷ USD giúp Việt Nam phát triển kinh tế.

Ngoài thành công bước đầu, Việt Nam cũng đã được Hội nghị các nhà tài trợ thống nhất thiết lập diễn đàn đối thoại thông qua việc Tổ chức Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG - Consultative Group) do Ngân hàng Thế giới chủ trì. Những năm qua, Hội nghị CG đã thực sự trở thành diễn đàn quan trọng và hữu ích không chỉ đối với Việt Nam, giúp thế giới hiểu và chia sẻ với Việt Nam trong nỗ lực chung cùng Việt Nam phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)