Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 59 - 61)

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ thuộc Đồng bằng Sông Hồng, với dân số bình quân năm 2009 đạt 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009). Các đơn vị hành chính của tỉnh gồm: có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện (147 đơn vị hành chính cấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn); thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả tỉnh; thị xã Tam Điệp là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và 6 huyện là: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn.

Cùng với kinh tế cả nước, nền kinh tế Ninh Bình đã chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, Ninh Bình đã huy động các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài để đầu tư phát triển với trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng như: Hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện hạ thế, hệ thống trường học, các cơ sở khám chữa bệnh, hệ thống thông tin liên lạc, cấp nước, v.v ... và một số công trình sản xuất kinh doanh trọng điểm như: Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/năm, Nhà máy Chế biến

hoa quả xuất khẩu, Nhà máy cán thép, bê tông đúc sẵn... Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch, v.v ... Trong những năm gần đây, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; Năm 2010, thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63.

Năm 2011, là năm tạo đà thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX. Cùng với sự chỉ đạo, điều hành, đoàn kết thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân để thực hiện thành công nhiều mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tính theo GDP giá thực tế)

Đơn vị: %

Nguồn: Kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình, năm 2011.

Đời sống nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện; Hệ thống giáo dục đào tạo đã phát triển cả về số lượng và chất lượng; Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đang ngày một được nâng cao; An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường.

Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên các điều kiện về kinh tế - xã hội còn một số điểm bất cập: Các cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ. Cơ cấu kinh tế trong GDP chưa hợp lý, tỷ

Năm 2000 Năm 2003 Năm 2010 Năm 2011

- Công nghiệp - xây dựng: 21,6 28,66 47,3 47,0 - Nông, lâm, thuỷ sản: 46,3 42,76 16,2 15,2

trọng nông nghiệp vẫn còn khá cao so với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng (Bảng 2.4). Đời sống nhân dân đã bước đầu được cải thiện nhưng chưa triệt để. Chất lượng cuộc sống của người dân chưa thực sự nâng lên rõ rệt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)