Quan điểm về thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 91 - 95)

1. Vốn cân đối ngân

3.1.1. Quan điểm về thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Ninh Bình

3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Cùng với cả nước, Ninh Bình đang phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.

Đối với tỉnh Ninh Bình, Đại hội Đảng lần thứ XI và chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới đều xác định: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, việc giao lưu, hợp tác phát triển sản xuất nói chung của cả nước sẽ được đẩy lên mức độ cao hơn, cụ thể khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển mạnh là tất yếu khách quan. Đây là động lực, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai. Thực hiện kế hoạch hành động theo Nghị

quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 đã xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát triển ngành công nghiệp chủ lực, du lịch, thương mại và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với việc chú trọng phát triển hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực. Các mục tiêu chủ yếu của tỉnh đến năm 2020 là: Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14,5%/năm; GDP/người đạt mức 50 triệu đồng cho giai đoạn 2011-2015 và tăng trưởng bình quân khoảng 14,5%; GDP/người đạt mức 80 triệu đồng cho giai đoạn 2016-2020. Nhanh chóng giảm mức chênh lệch bình quân GDP/người giữa tỉnh Ninh Bình với cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020 phấn đấu vượt mức GDP/người của cả nước và của vùng đồng bằng sông Hồng [26].

Bên cạnh những mục tiêu đề ra đó Ninh Bình đang còn phải đối mặt với một số vấn đề như: Để Ninh Bình có tăng trưởng đều và bền vững thì phải phát triển ngành công nghiệp, huy động các nguồn lực có thể cho ngành này. Phát triển du lịch thì Ninh Bình phải đặt nó trong mối liên hệ với các vùng xung quanh. Phải tiến ra biển bằng cách khai thác kinh tế cảng biển, phát triển vùng đồi, khai thác tổng hợp vùng này đặt nó trong mối quan hệ với các vùng khác. Phải giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân bằng cách phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá, nâng cao chất lượng nông sản; thực hiện công nghiệp hoá nông thôn, phát triển các ngành nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống có giá trị, có thị trường. Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm nhận nhiệm vụ trọng trách trong điều kiện cơ chế thị trường, hợp tác với bên ngoài; cải cách thủ tục hành chính v.v...

Như vậy, theo Quy hoạch đã được phê duyệt đến năm 2020, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 14,5% (giai đoạn 2012-2020) thì cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định là:

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 10% - Công nghiệp, xây dựng: 48%

- Dich vụ: 42%

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, tỷ lệ nhu cầu về vốn đầu tư phát triển phải đạt khoảng 16.900 tỷ đồng cho cả thời kỳ. Nếu phấn đấu có tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế 14,04% bình quân cả giai đoạn thì phần vốn tự có đã đảm bảo được khoảng 51% so với tổng nhu cầu vốn đầu tư, tức là phải có khả năng đáp ứng được 8.619 tỷ đồng. Do vậy, nguồn vốn cần huy động cho đầu tư phát triển giai đoạn 2010 - 2015 là 8.281 tỷ đồng (49%), trong đó tối thiểu nguồn vốn ODA phải huy động được cũng chiếm từ 25% - 30% tổng số vốn còn thiếu (tương đương với gần 2.484 tỷ đồng, khoảng 124 triệu USD).

Muốn đạt được mục tiêu 124 triệu USD huy động từ nguồn vốn ODA phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà thì Ninh Bình phải bám sát các mục tiêu tổng quát của Việt Nam, bao gồm các nội dung sau: Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Tập trung xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hoá và xã hội; Định hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh; Củng cố các quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, đề ra những chính sách cụ thể để thực hiện các mục tiêu như: Tạo môi trường tăng trưởng nhanh và bền vững; Tăng tổng mức đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu mức đầu tư đạt tỷ lệ tối thiểu 30% GDP; Nâng cao chất lượng đầu tư với chính sách đầu tư hợp lý, cơ cấu đầu tư hiệu quả.

3.1.1.2. Quan điểm cơ bản về thu hút và sử dụng vốn ODA

Từ mục tiêu tổng quát trên, Ninh Bình cần phải xác định việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển kinh tế và đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo,

cải thiện điều kiện sống của nhân dân đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng cho các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Kết hợp phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững và giảm nhẹ thiên tai. Và phải xây dựng cho mình những bước đi cụ thể, với một tầm nhìn chiến lược trên cơ sở thống nhất một số quan điểm chủ yếu sau:

Một là, cần phải coi “Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là

quan trọng”. Đây là quan điểm mang tính chỉ đạo nhằm phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài để có thêm vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, có thể coi vốn nuớc ngoài là “chất xúc tác” quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với Ninh Bình trong thời gian qua, tổng vốn nước ngoài nói chung và vốn ODA nói riêng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. Mặc dù mức độ phụ thuộc vào nước ngoài là không lớn, song với một lượng vốn còn nhỏ bé như vậy thì “chất xúc tác” kia vẫn chưa đủ để khơi dây nội lực mà Ninh Bình đang có sẵn.

Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn ODA phù hợp với

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là quan điểm đúc rút từ bài học sử dụng ODA giai đoạn trước. Sự đúng đắn trong quy hoạch vĩ mô và trong khâu quyết định đầu tư ở tầm vi mô đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiệu quả và chất lượng của các dự án ODA trước hết thể hiện ở mức độ ảnh hưởng của dự án đến đối tượng thụ hưởng cũng như khả năng sinh lợi và hoàn vốn của dự án đó. Do vậy, cần phải thận trọng trong quá trình chọn lựa các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đảm bảo lợi ích của dự án và lợi ích về kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ba là, ưu tiên sử dụng vốn ODA với các điều kiện ưu đãi nhất phù hợp

với quan điểm chung của Đảng và Nhà nước đề ra là: “Tranh thủ mọi nguồn ODA không gắn với các ràng buộc về chính trị, phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam”.

Trong tổng số các nguồn ODA dành cho Việt Nam và Ninh Bình từ trước đến nay nguồn ODA song phương chủ yếu là của Nhật Bản và một số nước Tây Âu (Pháp, Đức, Đan Mạch, Thuỵ Điển, v.v ...); còn ODA đa phương chủ yếu là của WB, ADB, IMF. Có thể nói rằng, ODA đa phương thường ít điều kiện ràng buộc về chính trị hơn, nhưng lại chặt chẽ về điều kiện kinh tế. Vì vậy, Ninh Bình cần xác định mọi đối tác đều rất quan trọng và biết kết hợp sử dụng cả hai loại ODA này.

Bốn là, cần xác định một quan điểm đúng đắn về vốn đối ứng. Thông

thường, một dự án ODA bao giờ nhà tài trợ cũng yêu cầu một khoản vốn đối ứng nhất định, có thể từ 10 - 30 % tổng vốn đầu tư cho một dự án sử dụng ODA. Điều này là bắt buộc nhằm gắn trách nhiệm của Chính phủ trong việc tiếp nhận nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Rút kinh nghiệm các dự án đã triển khai ở Ninh Bình trước đây, vấn đề vốn đối ứng là vấn đề khó khăn nhất, gây trở ngại lớn đến việc giải ngân vốn ODA. Mặc dù, Ninh Bình vẫn còn là tỉnh nghèo, chưa cân đối được thu chi ngân sách nhưng trong thời gian tới tỉnh cần xác định rõ trong quan điểm chỉ đạo của mình đối với vấn đề này.

Năm là, cần quan tâm đối với cơ cấu sử dụng vốn vay ODA vào đầu tư

phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào khu vực sản xuất - kinh doanh, cơ cấu tham gia của các thành phần kinh tế cho phù hợp với xu thế chuyển đổi kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguồn vốn ODA phải bảo đảm được yêu cầu tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ ứng dụng của tỉnh; có tác dụng kích thích phát triển kinh tế - xã hội và gắn liền với tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)