Thu hút vốn ODA ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 61 - 64)

Trải qua gần 20 năm, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 44 dự án sử dụng vốn ODA. Xét một cách tổng quát thì hầu hết các dự án ODA do các Bộ, ngành ở Trung ương vận động và đưa về giải ngân tại Ninh Bình. Hay nói cách khác, Ninh Bình chỉ là đơn vị thụ hưởng dự án và chỉ tham gia vào giai đoạn triển khai sử dụng vốn của một chu trình thực hiện ODA. Tuy nhiên thông qua một số dự án do Ninh Bình tự vận động có thể thấy rõ vai trò của vốn ODA đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc thu hút và sử dụng vốn ODA đã được thực hiện với cơ sở pháp lý là Nghị định số 131/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Trên cơ sở này, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đã ban hành nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn này, như là:

- Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA.

- Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.

- Thông tư số 01/2008/TT-BNG ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn quy trình, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn vốn ODA.

Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015.

Theo đó, chức năng nhiệm vụ cụ thể được phân công như sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc điều phối và quản lý các chương trình, dự án ODA (bao gồm nội dung các công việc khép kín của một chu trình dự án ODA).

- Bộ Tài chính được Chính phủ uỷ quyền đại diện ký kết các điều ước ODA; tổ chức đàm phán các hiệp định vay ưu đãi và quản lý tài chính.

- Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình tham gia vào các khâu của chu trình dự án ODA.

Tại tỉnh Ninh Bình, cơ quan đầu mối được phân công là Sở Kế hoạch và đầu tư, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA, là cầu nối giữa địa phương với Trung ương và với các đơn vị thụ hưởng ODA khác; có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, cơ quan soạn thảo các văn kiện chương trình, dự án và triển khai thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước.

2.2.2.1. Cam kết, ký kết nguồn vốn ODA

Có thể thấy rằng, quy mô vốn ODA ký kết trong những năm qua của tỉnh Ninh Bình là không đồng đều và rất nhỏ bé so với cả nước, tổng cộng trong cả 10 năm, thu hút ODA chỉ đạt 548,85 tỷ đồng (tương đương với 39,2 triệu USD), so với khu vực đồng bằng Sông Hồng thì thu hút ODA của Ninh Bình chỉ chiếm khoảng 3,3% trong cả giai đoạn từ 1993 đến 2003. Như vậy, bình quân, mỗi năm Ninh Bình cũng chỉ thu hút được khoảng 3,9 triệu USD. Tuy nhiên, nếu tính cả các dự án trọng điểm được triển khai ở Ninh Bình, như: Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A, dự án cải tạo quốc lộ 10A, ... thì khoản ODA được cam kết tăng lên đáng kể (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Tình hình cam kết và ký kết ODA từ 1994 - 2003

Đơn vị: Tỷ đồng

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Cam kết và

ký kết 4,73 23,62 17,5 44,8 82 46 9 148,23 29 143,97

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư (Báo cáo Tháng 2.2004)

Trong vài năm gần đây, lượng vốn ODA ký kết đã bước đầu tăng lên (Bảng 2.6; Hình 2.7). Thể hiện rằng, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình đã ý thức được tầm quan trọng của vốn ODA đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời đây cũng là kết quả đáng khích lệ nhằm tạo “cú huých” thúc đẩy việc thu hút vốn ODA phục vụ công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá cho những năm tiếp theo.

Bảng 2.6: Tình hình cam kết và ký kết ODA từ 2006-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Cam kết và ký kết 40,0 70,5 300,0 265,0 574,4 600,0

Hình 2.7:Tình hình cam kết và ký kết ODA từ 2006-2011

2.2.2.2. Quy mô và cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư phát triển

Huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển là khâu quyết định đối với sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung huy động các nguồn lực, bao gồm: Ngân sách Nhà nước (địa phương và trung ương), vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nhân dân, vốn tín dụng (vay thương mại và ưu đãi), vốn nước ngoài (ODA, FDI, NGOs). Tuy nhiên, tỷ lệ huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu và bộc lộ nhiều khiếm khuyết, mất cân đối giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài, gây khó khăn không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngay từ khi tỉnh mới được tái lập, Ninh Bình cũng bước đầu dành sự ưu tiên huy động vốn ODA thông qua các chương trình xây dựng hạ tầng như: Điện và đường giao thông nông thôn, các công trình cấp nước, v.v...

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tƣ giai đoạn 2006-2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)