Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 79 - 84)

1. Vốn cân đối ngân

2.3.1. Kết quả đạt được

Có thể nói rằng, hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Ninh Bình nói riêng. Các dự án hoàn thành đã và đang phát huy tích cực, đem lại những lợi ích trực tiếp cho một bộ phận nhân dân. Vốn ODA đã phần nào hình thành động lực và phương hướng cho việc điều chỉnh các chủ trương, chính sách của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chú trọng đặc biệt đến thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và hạ tầng khu vực nông thôn. Mặc dù số lượng vốn ODA qua 17 năm triển khai tại Ninh Bình không nhiều, quy mô dự án nhỏ, đóng góp vào tổng mức đầu tư phát triển thấp (khoảng 3,3%/năm) nhưng không thể phủ nhận những thành quả và tác động của vốn ODA đối với tỉnh Ninh Bình.

Những thành công bước đầu đó là:

- Một là, vốn ODA thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng trong

tổng cơ cấu vốn đầu tư xã hội của tỉnh Ninh Bình, nó quan trọng ở chỗ trong bối cảnh xuất phát điểm của Ninh Bình thấp hơn nhiều so với các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn vốn ODA đã kịp thời đến với nông thôn Ninh Bình, góp phần bổ sung và giảm gánh nặng cho Ngân sách eo hẹp của tỉnh. Đồng thời, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới và phát triển, hoà nhập và bắt kịp với các tỉnh lân cận.

- Hai là, vốn ODA đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

hợp lý hơn thông qua việc sử dụng vốn ODA cho tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình phục vụ nhu cầu bức thiết như: đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thuỷ lợi. Từ chỗ, cơ sở hạ tầng, nhất là khu vực vực nông thôn còn yếu và thiếu, qua việc đầu tư các công trình đã góp phần tăng cường đi lại, giao lưu, buôn bán và trao

đổi của người dân; đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ - thương mại, cải thiện cơ cấu ngành dịch vụ trong tổng cơ cấu GDP của tỉnh. Có thể coi việc đầu tư vào hạ tầng kinh tế - xã hội trong thời gian qua như “chất xúc tác” vừa có tác dụng trước mắt, vừa tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

- Ba là, vốn ODA được huy động đã đem lại hiệu quả bước đầu trong

quá trình cải cách khu vực hành chính công của tỉnh. Thông qua việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA, bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh đã bước đầu hình thành một tư duy mới về tác phong, phương thức làm việc. Cùng với những đổi mới trong mọi lĩnh vực của Nhà nước, tỉnh cũng đã chủ động đơn giản và công khai hoá các thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà, sách nhiễu. Tuy chỉ có một dự án về lĩnh vực cải cách hành chính được triển khai nhưng kết quả của nó là không thể phủ nhận được, ý thức của đội ngũ công chức đã được cải thiện, chất lượng được nâng lên.

- Bốn là, việc sử dụng vốn ODA đã dần chuyển hướng sang các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông qua các dự án đầu tư vào việc cải tạo nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, xây dựng làng nghề thủ công truyền thống đã tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập cải thiện điều kiện sống, góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 20,3% năm 1992 xuống còn 8,6% năm 2003).

- Năm là, vốn ODA triển khai tại Ninh Bình cũng góp phần tạo việc làm cho một bộ phận người lao động thông qua việc các đơn vị triển khai dự án và các nhà thầu phụ thực hiện các gói thầu có sử dụng lao động địa phương. Mặt khác, tác động gián tiếp của nó cũng có thể thấy rõ, cụ thể là: Trong quá trình thực hiện các dự án ODA, người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, tác phong lao động công nghiệp của các nhà thầu nước ngoài. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ trong các Ban quản lý dự án thì việc tiếp thu những cái mới trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án ODA là bài học không nhỏ.

- Sáu là, bên cạnh những tác động tích cực mà vốn ODA đem lại đối với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng cũng được cải thiện, dù rằng kết quả này ở Ninh Bình không được thể hiện rõ do nguồn vốn đầu tư FDI không đáng kể.

- Bảy là, chủ trương và chính sách thu hút và sử dụng ODA của Ninh

Bình cũng đã dần được cải thiện. Cùng với các chính sách ở tầm vĩ mô của Nhà nước, Ninh Bình cũng đã góp phần tạo môi trường pháp lý thông thoáng, kịp thời và đơn giản hoá các thủ tục cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ODA (Hộp 2).

Việc thu hút và sử dụng vốn ODA của tỉnh Ninh Bình đang bước vào giai đoạn quan trọng. Những thành tựu đã đạt được tuy chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh nhưng cũng là kết quả rất đáng khích lệ. Có được những thành tựu nêu trên là do những nhân tố sau đây:

2.3.1.1. Ở cấp độ Nhà nước

- Môi trường pháp lý cho hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng ODA đã từng bước được hoàn thiện theo hướng hiệu quả hơn. Qua hơn 10 năm thực hiện các chương trình dự án ODA, Chính phủ đã 3 lần ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng vốn ODA, lần gần đây nhất là Quyết định số 106/QĐ- TTg ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015. Song song với việc ban hành Quyết định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải quan, v.v... Cũng ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định một cách cụ thể vừa đảm bảo độ thông thoáng vừa đảm báo tính chặt chẽ của văn bản quy phạm pháp luật.

- Chủ trương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan đầu mối vận động ODA cũng đã có những thay đổi theo hướng phân cấp mạnh cho các địa

phương, nhằm tạo cơ sở cho các địa phương dần tiếp cận trực tiếp với Nhà tài trợ.

- Bên cạnh các Hội nghị CG (cấp Chính phủ) thì các Hội nghị giữa kỳ được tổ chức vào tháng 6 hàng năm (kể từ năm 2001) tại một số địa phương cũng đã tạo điều kiện cho các địa phương tiếp cận gần hơn với ODA.

- Công tác quản lý và điều hành thực hiện các chương trình, dự án ODA được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng nên đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai dự án.

2.3.1.2. Ở cấp độ địa phương

- Bên cạnh những cải cách của Trung ương thì tỉnh Ninh Bình cũng đã ban hành một số quy định về công tác thu hút và sử dụng ODA, giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan đầu mối ODA; các quy định về đầu tư và xây dựng cũng được ban hành kịp thời cho phù hợp với tình hình của địa phương.

- Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng được tỉnh quan tâm nên việc tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị hưởng lợi dự án ODA thường là kịp thời. - Việc bố trí một phần vốn ngân sách cho xây dựng văn kiện dự án kêu gọi ODA trong 3 năm gần đây đã được chú trọng.

- Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, quảng bá tiềm năng và kêu gọi tài trợ trên mạng Internet đã được khởi động từ năm 2000, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn ODA nói riêng.

- Hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ của các Cơ quan trung ương, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dần được Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm, định kỳ ít nhất 1 lần/năm, tỉnh tổ chức buổi toạ đàm giữa lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhu cầu đầu tư bằng các nguồn vốn của tỉnh.

- Năng lực quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA đã có bước cải thiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được ưu tiên, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện dự án ODA (cả cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp tại các đơn vị thụ hưởng).

Hộp 2: Hiệu ứng sử dụng ODA Tín dụng chuyên ngành (JBIC) đối với khu vực nông thôn Ninh Bình

Tín dụng chuyên ngành (sử dụng vốn vay JBIC) được phân bổ rất ít so với yêu cầu to lớn của Ninh Bình. Có một điều đáng nói là vốn ODA nói chung và vốn JBIC nói trên thường được tập trung cho các dự án được đưa tin là tốt hơn là những dự án được thực hiện tốt.

Chính quyền cũng như người dân muốn có nguồn tài trợ không chỉ vì những dự án xây dựng đường giao thông, cấp nước, cấp điện nhằm cải thiện điều kiện phúc lợi của đời sống hàng ngày mà còn mong đợi có thể dựa trên những cơ sở hạ tầng mới được xây dựng để phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ của địa phương. Mặc dù số lượng, quy mô dự án và vốn JBIC cho những lĩnh vực nêu trên còn thấp, nhưng kết quả là gần 50% số dân nông thôn ở Ninh Bình (khoảng 350 nghìn người) được thụ hưởng kết quả mà vốn JBIC mang lại. Tuy có những thuận lợi nhất định nhưng khu vực nông thôn không thể phát triển được nếu thiếu các công trình hạ tầng - nhân tố cơ bản để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Hiệu ứng của nó là “cơ sở hạ tầng kém thì công nghiệp và dịch vụ không phát triển”, vì vậy không thể tạo ra công ăn việc làm, không tạo thu nhập, chuyển dịch cơ cấu chậm ...

Thực tế chứng tỏ rằng tăng cường cơ sở vật chất sẽ giúp cải thiện điều kiện sống của người dân và trong điều kiện tỉnh Ninh Bình nó còn đóng góp trực tiếp vào việc hình thành các ngành công nghiệp và dịch vụ mới ở khu vực nông thôn. Nếu không cải thiện tình hình thì rõ ràng công nghiệp và dịch vụ chỉ phát triển được ở khu vực xung quanh thành thị và do vậy khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, hiệu quả của Dự án Tín dụng chuyên ngành mang lại cho khu vực nông thôn Ninh Bình là không nhỏ, đóng vai tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao điều kiện sống của người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)