Quy mô huy động vốn ODA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 45 - 51)

Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA qua từng năm , đặc biệt trong những năm gần đây , khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi bất lợi cho việc gia tăng viện trợ thì cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vẫn thể hiện sự cam kết cao và sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.

Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, các hội nghị viện trợ đươ ̣c go ̣i là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG).

Thời kỳ 2006 - 2011, thông qua 05 Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, tổng số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam đã đạt trên 31,76 tỷ USD, cao hơn 15% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006-2010 (Hình 2.1). Mức cam kết ODA cao này, đặc biệt trong bối cảnh một số nhà tài trợ cũng đang gặp khó khăn về kinh tế và nhu cầu về nguồn vốn này đang tăng lên mạnh mẽ trên thế giới, đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và

Nhà nước ta, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam [3, 19].

Hình 2.1: Vốn ODA cam kết đối vớ i Viê ̣t Nam tƣ̀ 2006 - 2011

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2011 2.1.1.1. Tình hình huy động vốn ODA từ các nhà tài trợ

Viê ̣c thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ cho Viê ̣t Nam trong những năm qua đã có những bước khởi sắc, năm sau cao hơn năm trước (Bảng 2.1).

Bảng 2.1:Lƣơ ̣ng vốn ODA cam kết cho Viê ̣t Nam của một số nhà tài trơ ̣ giai đoa ̣n 2006 – 2011

Đơn vi ̣: Triê ̣u USD

Số TT Nhà tài trợ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Nhâ ̣t Bản 835,6 890,3 1112,0 885,0 1640,0 1760,0 2 WB 750,0 890,0 1120,0 1660,0 2500,0 2600,0 3 ADB 539,0 1140,0 1350,0 1566,5 1500,0 1500,0 4 EU 1062,0 948,2 962,0 893,4 1082,0 5 Pháp 397,7 370,0 228,0 280,9 378,2 221,0 6 Hàn Quốc 105,0 110,5 286,2 268,7 270,0 412,0 7 Đức 114,7 76,1 90 186,0 183,9 199,0 8 Hoa Kỳ 84,7 114,6 128,0 138,0

Bảng trên cho thấy, lươ ̣ng vốn ODA cam kết cho Viê ̣t Nam tâ ̣p trung vào mô ̣t số nhà tài trợ chủ yếu như WB, Nhật Bản, ADB.

n 20% WB 25% ADB 22% Liên minh Châu

Âu EU 18%

c

15%

Hình 2.2: Tỷ trọng vốn ODA huy động từ các nhà tài trợ giai đoạn 2006 – 2011

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011

Mặc dù Việt Nam có quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phươn g và đa phương nhưng riêng bốn nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, WB, ADB, EU đã chiếm tới hơn 80% nguồn vốn tài trợ, trong đó Nhật Bản chiếm 20%, WB chiếm 25%, còn 15% lươ ̣ng vốn cam kết là của các quốc gia và tổ chức tài trơ ̣ khác (Hình 2.2).

2.1.1.2. Tình hình huy động ODA vào các ngành, lĩnh vực

Trong giai đoa ̣n 2006 - 2010 những chương trình, dự án sử dụng ODA có giá trị lớn được ký kết tập trung vào lĩnh vực như năng lượng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước và phát triển đô thị, y tế giáo dục và đào tạo, môi trường, xóa đói giảm nghèo (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2006-2010 Ngành, lĩnh vực Dự kiến ODA ký kết 2006 - 2010 theo đề án ODA ký kết 2006 - 2010 Dự kiến cơ cấu ODA ký kết (%) Tổng ODA (Tỷ USD) Cơ cấu ODA ký kết (%) Tổng ODA ký kết (Tỷ USD)

1, Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiê ̣p, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiê ̣p và nông thôn – xóa đói giảm nghèo

21 4,27 - 4,98 16,21 3,34

2, Năng lượng và công

nghiê ̣p 15 3,05 - 3,56 18,97 3,91 3, Giao thông, bưu chính viễn

thông, cấp thoát nước và phát triển đô thi ̣

33 6,72 - 7,84 36,78 7,58 4, Y tế , giáo dục và đào tạo , 4, Y tế , giáo dục và đào tạo ,

môi trường , khoa ho ̣c công nghê ̣ và các ngành khác (bao gồm thể chế , tăng cường năng lực...)

31 6,31 - 7,37 28,04 5,78

Tổng 100 20,35 - 23,75 100 20,61

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2011

Cơ cấu vốn ODA ký kết trong bảng trên cho thấy đã có những cải thiện đáng kể trong việc thu hút vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tỉ lệ này phù hợp với chủ trương , chính sách của Chính phủ : Coi nguồn vốn ODA giữ vi ̣ trí quan tro ̣ng và ưu tiên nguồn vốn này cho phát triển nông nghiệp nông thôn kết hơ ̣p với xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường và tài nguyên, tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.

Trong thời kỳ 2006 -2010, tổng vốn ODA ký kết trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết trong thời kỳ. Nguồn vốn này đã được tập trung để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (phát triển lưới điện nông thôn, xây dựng giao thông nông thôn, trường học, các trạm y tế và bệnh viện, các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, ...) phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản kết hợp xoá đói giảm nghèo, khuyến nông và chuyển giao công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, áp dụng các công nghệ sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Trong ngành năng lượng và công nghiệp vốn ODA ký kết đạt khoảng 3,91 tỷ USD, chiếm 18,97% tổng vốn ODA ký kết thời kỳ này, để tập trung hỗ trợ phát triển nguồn điện (xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện), phát triển mạng lưới truyền tải và phân phối điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả.

Thời kỳ 2006 - 2010, tổng số vốn ODA ký kết để hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước đô thị đạt 7,58 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất (36,78%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA thời kỳ này. Nguồn vốn này đã được tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, xây dựng một số cảng biển, củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng ngành đường sắt, cảng hàng không quốc tế, ... Phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông hiện đại có ý nghĩa quốc gia, phát triển điện thoại nông thôn, Internet cộng đồng, áp dụng công nghệ thông tin góp phần thực hiện chương trình cải cách hành chính quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong thời kỳ 2006 - 2010, vốn ODA được ký kết cho lĩnh vực y tế giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác đạt 5,78 tỷ USD, chiếm 28,04% tổng giá trị ODA ký kết của cả nước. Nguồn vốn này đã được sử dụng để tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực nhằm giảm tải cho tuyến Trung ương, phát triển mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở các vùng, nhất là các vùng nghèo ở nông thôn, miền núi có nhiều khó khăn, giảm tỷ lệ tử vong suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng chống HIV/AIDS. Đối với giáo dục và đào tạo, vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ cải cách các cấp học từ giáo dục tiểu học đến giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trong lĩnh vực môi trường, nguồn vốn ODA được sử dụng cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro thiên tai, trồng rừng và quản lý nguồn nước, cải thiện môi trường ở các thành phố và khu công nghiệp. Đặc biệt, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguồn vốn ODA được huy động để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.1.1.3. Tình hình thu hút ODA và o các vùng, lãnh thổ

Trong thời kỳ 2006 - 2010, Chính phủ đã hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên; tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long (Hình 2.3). Các chương trình, dự án đã hỗ trợ phát triển nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trên các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, trường học, bệnh viện, phát triển nông nghiệp nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo, tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn ODA đã thực sự là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của các địa phương giai đoạn 2006 - 2010.

I: Bắc Trung bộ , Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế tro ̣ng điểm Trung bô ̣

II: Vùng trung du và miền núi phía Bắc

III: Vùng đồng bằng sông Cửu Long IV: Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

V: vùng Tây Nguyên

VI: Đông nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Hình 2.3: Tỷ trọng thu hút ODA theo vùng , lãnh thổ

Nguồn: “Phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Báo cáo của Chính phủ tại hội nghị CG, 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)