CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam
3.2.5. Hệ thống giám sát:
Theo quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hệ thống Kiểm tra-Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thì: Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHCSXH thuộc bộ máy điều hành của Tổng giám đốc, đƣợc thành lập tại Hội sở chính đến Sở giao dịch, Chi nhánh, phòng giao dịch để giúp Tổng giám đốc điều hành hoạt động
NHCSXH thông suốt, an toàn, đúng pháp luật. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ độc lập trong hoạt động, độc lập đánh giá, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán. Những ngƣời làm việc trong hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các hoạt động nghiệp vụ khác. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ chỉ có tại NHCSXH tỉnh Nam Định, chức danh trƣởng phòng do trung ƣơng bổ nhiệm dựa trên tín nhiệm của chi nhánh. Mọi bình xét, lƣơng thƣởng của trƣởng phòng và cán bộ trong phòng đều do chi nhánh đánh giá và chi trả. Nhƣ vậy phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ không độc lập với ban giám đốc (Qua khảo sát cán bộ làm công tác kiểm toán, 67% ý kiến đồng ý). Cán bộ phòng kiểm soát nội bộ do chi nhánh luân chuyển và điều động cán bộ trong toàn chi nhánh. Tại Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện hiện nay không có cán bộ kiểm tra chuyên trách mà giám đốc là ngƣời kiêm nhiệm kiểm tra kiểm toán nội bộ các hoạt động của phòng giao dịch. Giám đốc có thể sử dụng bộ máy của mình để thực hiện công tác kiểm tra.
Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chính sách, quyết định, nghị quyết của Hội đồng Quản trị (HĐQT), cơ chế, thể lệ, quy chế nghiệp vụ của NHCSXH; Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động NHCSXH.
Tại NHCSXH tỉnh Nam Định, hàng năm phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra và phúc tra hoạt động của 100% các huyện và văn phòng tỉnh. Trong đó việc kiểm tra tình hình hoạt động tín dụng chủ yếu để đánh giá thực chất kết quả thực hiện cả về số lƣợng và chất lƣợng các chƣơng trình tín dụng chính sách thực hiện trên địa bàn. Đối chiếu với các văn bản qui định của Chính phủ và của ngành để đánh giá việc chấp hành các quy trình, thủ tục đối với từng chƣơng trình tín dụng. Quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng thƣờng chú trọng kiểm tra các nội dung:
- Tính pháp lý của Hồ sơ tín dụng tại tổ TK&VV và ngân hàng để kiểm tra về đối tƣợng thụ hƣởng, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; kiểm tra việc chấp hành
quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, cho vay lƣu vụ, chuyển nợ quá hạn, phân kỳ hạn trả nợ…
- Kiểm tra, phúc tra một số khách hàng vay vốn về sử dụng tiền vay, các món vay có tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ cho ngân hàng; những biện pháp xử lý các tồn tại, sai sót sau kiểm tra, phúc tra.
- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện ủy thác từng phần cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác của các TCCT-XH
- Kiểm tra, rà soát, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ TK&VV.
- Kiểm tra Điểm giao dịch xã: biển hiệu, biển chỉ dẫn, hòm thƣ góp ý, các nội dung phải công khai, lịch giao dịch cố định, thời gian giao dịch, nơi giao dịch, trang thiết bị cho Tổ giao dịch xã, phƣơng tiện vận chuyển.
- Kiểm tra việc phân công nhiệm vụ đối với thành viên Tổ giao dịch; việc chấp hành quy trình giao dịch tại xã; tổ chức họp giao ban giữa NHCSXH với đại diện lãnh đạo Hội đoàn thể cấp xã và Tổ trƣởng Tổ TK&VV; thực hiện đối chiếu trực tiếp với tổ viên Tổ TK&VV về số dƣ nợ, lãi tồn, số dƣ tiền gửi; cập nhật số dƣ tiền vay; việc bố trí bảo vệ đảm bảo an toàn cho phiên giao dịch...
- Chất lƣợng tín dụng: Kiểm tra nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ đến hạn chƣa xử lý, nợ chiếm dụng … nguyên nhân, biện pháp xử lý. Kiểm tra công tác xử lý nợ rủi ro.
- Kiểm tra các chƣơng trình tín dụng mới triển khai để nắm bắt tình hình triển khai, những vấn đề khó khăn vƣớng mắc. Đồng thời, cần kiểm tra xem xét các chƣơng trình đã kết thúc thời gian thực hiện nhƣng vẫn phát sinh doanh số cho vay.