Đối với chính phủ, các cơ quan, ban ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định (Trang 110 - 115)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Đề xuất, kiến nghị

4.2.1. Đối với chính phủ, các cơ quan, ban ngành

 Kiến nghị đối với Chính phủ

- Chính phủ nghiên cứu xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có định hƣớng lâu dài nhằm tạo môi trƣờng kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Chính phủ cũng cần chỉ đạo quyết liệt và sâu sắc các Bộ, Ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện phối hợp, hỗ trợ tốt cho NHCSXH.

- Chính phủ chỉ đạo tổ chức điều tra kỹ đối tƣợng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo trong từng thôn, bản, xã, huyện, tỉnh, thành phố và cả nƣớc. Hàng năm phải rà soát danh sách hộ nghèo và công bố công khai để mọi ngƣời cùng giám sát. Việc phân cấp cho UBND cấp xã nhƣng cần có cơ chế kiểm tra giám sát thƣờng xuyên hơn của các cơ quan quản lý cấp trên. Việc đƣa ra các tiêu chí tính toán phân loại đối tƣợng hộ nghèo cần đơn giản, dễ làm, phù hợp với khả năng của cán bộ ở cơ sở.

- Đề nghị Chính phủ xem xét các vấn đề liên quan đến cho vay các chƣơng trình tín dụng chính sách nhƣ sau:

+ Mức cho vay: Điều chỉnh kịp thời khi nền kinh tế có biến động lớn, lạm phát…

+ Lãi suất cho vay: Nhƣ phần trên ta đã phân tích lãi suất cho vay ƣu đãi bên cạnh mặt tích cực thì cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Do vậy nếu lãi suất cho vay thích hợp hơn thì cũng hạn chế phần nào nợ quá hạn. Tất nhiên lãi suất cho vay vẫn phải thấp hơn đối với lãi suất cho vay của các NHTM để ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có thể vay, có khả năng trả nợ và không chịu sức ép quá lớn về lãi hàng tháng.

+ Chính sách ƣu đãi đối với mỗi chƣơng trình vay nên quy định rõ ràng, cụ thể để NHCSXH dễ triển khai, quản lý, tuyên truyền vì đối tƣợng phục vụ của NHCSXH đa phần là ngƣời dân trình độ bị hạn chế. Nhƣ hiện nay việc cho vay chƣơng trình HSSV gây nên nhiều kiến nghị, thắc mắc do quá nhiều chính sách ƣu đãi nhƣ : giảm lãi khi trả nợ trƣớc hạn, ân hạn chƣa nộp lãi khi sinh viên đang theo học, mức vay, mức lãi thay đổi liên tục trong quá trình vay vốn

+Việc xét duyệt đối tƣợng vay: Chính phủ nên giao cho NHCSXH quyền trong việc xem xét và lựa chọn ngƣời vay, đảm bảo rằng khách hàng nằm trong đối tƣợng, mục tiêu của Chính phủ nhƣng cũng đủ năng lực tiếp nhận món vay hơn là NHCSXH chỉ cho vay theo xác nhận của UBND xã, phƣờng.

 Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác cho phù hợp.

- Bố trí đủ nguồn lực, bảo đảm cho NHCSXH thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo đảm cho NHCSXH hoạt động ổn định, bền vững.

Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội:

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

- Hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc điều tra, rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách để làm căn cứ cho việc triển khai các chƣơng trình tín dụng chính sách xã hội.

- Chủ trì rà soát các chính sách về hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội có liên quan đến chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác do các Bộ, ngành xây dựng nhằm đảm bảo tính thống nhất về đối tƣợng thụ hƣởng, về nguồn vốn để thực hiện chƣơng trình, tránh chồng chéo, trùng lặp, phân tán nguồn lực làm giảm hiệu quả chính sách.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo đảm NHCSXH có cơ chế tiền lƣơng phù hợp, ổn định nhằm động viên cán bộ, viên chức và ngƣời lao động yên tâm công tác, gắn bó với ngành.

Đối với Bộ thông tin và truyền thông :

- Để toàn dân hiểu và nắm đƣợc chủ trƣơng chính sách tín dụng chính sách cũng nhƣ trách nhiệm nghĩa vụ trong vấn đề trả nợ thì cần phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa trong việc truyền tải thông tin thì chỉ có các phƣơng tiện thông tin truyền thông là truyền tải thông tin nhanh nhất, sâu rộng nhất. Do đó, yêu cầu tuyên truyền liên tục, thƣờng xuyên trên đài truyền hình, đài

tiếng nói Việt Nam, các đài báo địa phƣơng, loa truyền thanh xã, ... chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để ngƣời dân nắm bắt đƣợc đầy đủ thông tin về chính sách tín dụng. Đặc biệt nhấn mạnh đây là chƣơng trình cho vay tín dụng, không phải là chƣơng trình phúc lợi để tránh tâm lý ỷ lại của ngƣời dân trong việc trả nợ vay.

- Bộ thông tin và truyền thông nên phối hợp với bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội sớm xây dựng Cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả nƣớc để làm cơ sở tra cứu và bình xét đúng đối tƣợng đƣợc vay vốn, tránh đƣợc các rủi ro do nguyên nhân ngƣời vay không thuộc đối tƣợng vay vốn.

Ủy ban nhân dân các cấp:

- Huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phƣơng. Hàng năm, trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phƣơng để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn theo các cơ chế, chính sách ƣu đãi của địa phƣơng.

- Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách khác để có căn cứ xác nhận đối tƣợng vay vốn NHCSXH.

- Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của NHCSXH.

- Nâng cao trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc: Triển khai thực hiện chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mƣu cho UBND cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tƣợng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ đạo Trƣởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn;

theo dõi, giúp đỡ ngƣời vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc ngƣời vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Nghiên cứu, đề xuất tham mƣu với các cấp có thẩm quyền thực thi chính sách tín dụng xã hội một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng.

- Đối với cán bộ hội, cán bộ trong ban xoá đói giảm nghèo, tổ trƣởng tổ TK&VV, trƣởng thôn phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ và sự phối kết hợp trong việc quản lý nguồn vốn cho vay, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Tăng cƣờng công tác kiểm tra và giám sát, uốn nắn kịp thời những việc làm lệch lạc, sai chính sách, chế độ đồng thời có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp.

Đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác

- Thực hiện tốt 6 công đoạn mà giữa cấp hội và ngân hàng chính sách xã hội đã thỏa thuận. Các tổ chức chính trị cần bố trí bộ phận cán bộ chuyên trách (Từ tỉnh đến cơ sở) để có sự phân định rõ trách nhiệm và tập trung thực hiện tốt nội dung hợp đồng dịch vụ ủy thác đã cam kết với NHCSXH. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dƣới và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với NHCSXH. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tƣợng vay vốn, quản lý và hƣớng dẫn ngƣời vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

- Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn hoạt động của Ban quản lý Tổ TK&VV, đáp ứng yêu cầu quản lý vốn tín dụng ngày càng tăng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đƣa hoạt động của Tổ theo đúng quy chế, phát hiện, ngăn ngừa các tiêu cực. Hàng năm thực hiện bình xét, xếp loại hoạt động của Tổ, có khen thƣởng động viên nhân rộng kinh nghiệm quản lý, có biện pháp hỗ trợ các Tổ hoạt động yếu kém.

- Làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các chƣơng trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chƣơng trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, định hƣớng thị trƣờng với việc triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

- Chủ động đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực hiện chƣơng trình hợp tác đào tạo với NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)