Cơ cấu tổ chức của VBSP:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định (Trang 52 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định:

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của VBSP:

Ngân hàng Chính sách xã hội có mạng lƣới trên địa bàn cả nƣớc, đƣợc tổ chức theo địa giới hành chính theo 3 cấp Trung ƣơng, tỉnh, huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

3.1.2.1. Bộ máy quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Bộ máy quản trị gồm có: Hội đồng quản trị ở Trung ƣơng và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.

Hội đồng quản trị:

- Cơ cấu HĐQT NHCSXH gồm 14 thành viên, trong đó 12 thành viên kiêm nhiệm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên còn lại là Thứ trƣởng hoặc cấp tƣơng đƣơng Thứ trƣởng của: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; và 02 thành viên chuyên trách: 01 ủy viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trƣởng Ban kiểm soát.

- HĐQT có chức năng quản trị các hoạt động của NHCSXH, phê duyệt chiến lƣợc phát triển dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm, ban hành các văn bản về chủ trƣơng, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH các cấp, nghị quyết các kỳ họp HĐQT thƣờng kỳ và đột xuất... Ngoài ra, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mỗi Bộ, ngành, từng thành viên kiêm nhiệm HĐQT còn trực tiếp chỉ đạo hệ thống Bộ, ngành mình tham gia quản lý, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của NHCSXH, tham gia chuyển tải vốn đến hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tại địa phƣơng. Hội đồng quản trị 3 tháng họp một lần, do Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền) triệu tập và chủ trì. Trong trƣờng hợp cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp phiên bất thƣờng.

- Giúp việc cho HĐQT có Ban chuyên gia tƣ vấn và Ban kiểm soát NHCSXH: + Ban chuyên gia tƣ vấn gồm chuyên viên của các Bộ, ngành là thành viên HĐQT và một số chuyên gia do Chủ tịch HĐQT quyết định chấp thuận. Ban chuyên gia tƣ vấn có nhiệm vụ tham mƣu giúp việc trực tiếp cho thành viên HĐQT thuộc Bộ, ngành mình, đồng thời có nhiệm vụ tƣ vấn cho HĐQT về chủ trƣơng

chính sách, cơ chế hoạt động của NHCSXH, các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT.

+ Ban kiểm soát Ngân hàng Chính sách xã hội giúp việc cho HĐQT trong việc kiểm tra hoạt động tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kiểm tra việc chấp hành chủ trƣơng, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của HĐQT, kiến nghị với HĐQT các biện pháp bổ sung, sửa đổi các văn bản, cải tiến hoạt động của Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Ban kiểm soát NHCSXH đƣợc sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ của mình đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Ban kiểm soát NHCSXH có tối thiểu 5 thành viên, trong đó có ít nhất 3 thành viên chuyên trách, 2 thành viên kiêm nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc do 02 cơ quan này đề cử. Trƣởng Ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp:

- Tại các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phƣơng. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ƣu đãi.

- Thành phần, số lƣợng thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp tại địa phƣơng tƣơng đƣơng nhƣ thành phần của HĐQT ở Trung ƣơng (nhƣng không có thành viên chuyên trách) là cán bộ các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trƣởng ban. Giúp việc cho Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc NHCSXH cùng cấp đảm nhận. Năm 2013, NHCSXH thực hiện thí điểm đƣa Chủ tịch UBND xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện tại 03 chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang và Long An. Đầu năm 2014 tổng kết đánh giá cho thấy hiệu quả và khẳng định là thiết thực và cần triển khai toàn quốc. Hiện nay, NHCSXH

đang triển khai thực hiện bổ sung Chủ tịch xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện.

- Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Nam Định có 11 ngƣời, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trƣởng ban và 10 thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành và Hội đoàn thể của tỉnh. Ở các huyện, thị,Ban đại diện - HĐQT cũng đƣợc thành lập có từ 9 đến 12 thành viên, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị làm trƣởng ban. Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định xây dựng kế hoạch đến năm 2016 về cơ bản hoàn thành việc đƣa Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã vào Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện. Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp tham gia hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tƣ và giám sát việc thực hiện các chính sách, nhằm đảm bảo cho nguồn lực của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng có hiệu quả, đồng thời trực tiếp tham mƣu cho chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết những khó khăn phát sinh của ngân hàng về tổ chức, cơ sở vật chất, tạo nguồn vốn và hoạch định các dự án cho vay. Tổng số thành viên Ban đại diện cấp Tỉnh và huyện, thành phố là 163 ngƣời.

3.1.2.2. Bộ máy điều hành tác nghiệp.

Hội sở chính ở Trung ƣơng có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cả hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, gồm: Ban Tổng Giám đốc, Văn phòng và 13 Ban Chuyên môn nghiệp vụ (Tổ chức cán bộ, Thi đua - Khen thƣởng, Kế hoạch nguồn vốn, Tín dụng ngƣời nghèo, Tín dụng học sinh, sinh viên và các đối tƣợng chính sách khác, Quản lý và xử lý nợ rủi ro, Kế toán và quản lý tài chính, Xây dựng cơ bản, Hợp tác quốc tế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Tài vụ, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực miền Nam).

 Sở giao dịch; Trung tâm Đào tạo và Trung tâm Công nghệ thông tin; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là chi nhánh cấp tỉnh) là đơn vị trực thuộc Hội sở chính; trực tiếp chỉ đạo, triển khai các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh cấp tỉnh gồm: Ban Giám đốc; 4 Phòng chuyên môn nghiệp vụ (Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính - Tổ chức, Tin

học); Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định là một trong số 63 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh trong cả nƣớc.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Phòng giao dịch cấp huyện) là đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch cấp huyện gồm: Ban Giám đốc và 2 Tổ chuyên môn nghiệp vụ (Kế hoạch nghiệp vụ, Kế toán - Ngân quỹ). Mỗi phòng giao dịch có khoảng 8 đến 10 cán bộ: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 trƣởng kế toán, 1 tổ trƣởng tín dụng, 1 thủ quỹ, còn lại là cán bộ kế toán và cán bộ tín dụng, không có cán bộ kiểm soát nội bộ. Hiện nay, toàn hệ thống có 629 Phòng giao dịch cấp huyện, Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định có 9 phòng giao dịch cấp huyện đặt tại tất cả các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hƣng, Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trƣờng.

Điểm giao dịch tại xã: Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đặt 11.059 Điểm giao dịch tại trụ sở UBND xã, phƣờng, thị trấn trong cả nƣớc. Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định đã mở đƣợc 218/229 điểm giao dịch tại các xã, phƣờng tạo. Các điểm giao dịch này do các Tổ giao dịch xã đến giao dịch tối thiểu 1 tháng 1 lần vào 1 ngày cố định (kể cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ). Tổ giao dịch xã có tối thiểu 3 cán bộ do Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay phân công, bao gồm: Tổ trƣởng, kiểm soát viên, giao dịch viên. Tại các Điểm giao dịch xã, phƣờng, thị trấn, Ngân hàng Chính sách xã hội niêm yết công khai các thông tin về chủ trƣơng, chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; lãi suất cho vay từng chƣơng trình; lãi suất huy động vốn; nội quy giao dịch; danh sách hộ vay vốn đang có số dƣ nợ, dƣ tiền gửi. Trong phiên giao dịch, Tổ giao dịch xã trực tiếp thực hiện việc giải ngân, thu nợ đến từng ngƣời vay, thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn; chi trả tiền hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, tiền thù lao cho cán bộ xã,

phƣờng, thị trấn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hồ sơ xử lý nợ, phổ biến các chính sách tới ngƣời dân... Thực hiện giao ban với các TCCT-XH nhận ủy thác, các Tổ trƣởng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm kiểm soát diễn biến, tình hình nợ vay, hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, rủi ro về tín dụng...

Tổ tiết kiệm và vay vốn: Đƣợc thành lập theo địa bàn thôn, xóm thuộc đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn có từ 5 đến 60 thành viên, có quy ƣớc hoạt động riêng đƣợc chủ tịch UBND xã chấp thuận. Tổ TK&VV có nhiệm vụ tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng. Các tổ viên trong tổ cùng tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng. Tổ TK&VV do Ban quản lý tổ gồm 02 thành viên trong tổ (tổ trƣởng, tổ phó) điều hành và tổ thuộc sự quản lý một trong bốn TCCT-XH cấp xã. Đến nay, mạng lƣới này có 3.630 tổ TK&VV, có mặt ở tất cả các thôn của xã, phƣờng, thị trấn trên toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực vô cùng quý giá, tổng hợp đƣợc sức mạnh của toàn xã hội dành cho cuộc chiến chống đói nghèo.

Sau hơn mƣời hai năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo với phƣơng châm: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đƣợc quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng. Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH đã ổn định, hoạt động có hiệu quả đƣợc các cơ quan Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đánh giá cao. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH đƣợc coi là mô hình đặc thù, khác biệt các NHTM ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới. Trong tƣơng lai, NHCSXH sẽ phải tiếp tục phấn đấu, đổi mới, xây dựng theo hƣớng hiện đại hóa để trở thành Ngân hàng có mạng lƣới bán lẻ lớn nhất, có tiềm lực tài chính đủ

mạnh, trang thiết bị hiện đại phục vụ số lƣợng lớn khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân.

Hình 3.1 Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

(Nguồn: http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc.html )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)